Cấu trúc phần bàn luận-Viết bài báo khoa học In
Thứ năm, 14 Tháng 4 2016 02:29

Kinh nghiệm của GS. Nguyễn Văn Tuấn cho thấy bài báo hay thường viết phần bàn luận theo cấu trúc 6 điểm như sau:

 

 

 

Câu hỏi cần phải trả lời

Nội dung

Phát hiện chính là gì?

Kết quả có gì nhất quán (consistent) với nghiên cứu trước?

Phát biểu những phát hiện chúnh; đặt những phát hiện này vào bối cảnh của các nghiên cứu trước đây.

Giải thích tại sao không nhất quán. Có phải do vấn đề địa phia, bệnh nhân, chẩn đoán, đo lường, phân tích…Phải suy nghĩ và giải thích thêm

Giải thích tại sao có kết quả như trong nghiên cứu, mối liên hệ đó có phù hợp với giả thuyết?

Đây là đoạn văn khó nhất, vì tác giả phải suy nghĩ vận dụng kiến thức hiện hành, và tìm mô hình để giải thích kết quả nghiên cứu của mình. Nếu kết quả là một mối tương quan (như gen và bệnh), phải thuyết phục người đọc rằng mối tương quan này không phải ngẫu nhiên, mà có cơ chế sinh học. Bàn về cơ chế của mối liên hệ một cách thuyết phục bằng cách sử dụng các nghiên cứu trước hay đề ra giả thuyết mới.

Ý nghĩa kết quả nghiên cứu là gì?

Đây là phần “generalization”, khái quát hóa. Đặt kết quả của nghiên cứu vào bối cảnh lớn hơn, và so sánh với các nghiên cứu trước đây. Suy luận về cơ chế (nhưng không nên quá lời hay quá xa xỉ trong khi suy luận, mà phải nằm trong khuôn khổ của dữ kiện thật).

Phát hiện đó có khả năng sai lầm không? Điểm mạnh và khiếm khuyết của nghiên cứu là gì?

Xem xét những yếu tố sau đây: thiếu khách quan trong đo lường và thu thập số liệu? Số lượng đối tượng ít? Cách chọn mẫu có vấn đề? Các yếu tố khác chưa xem xét đến? Phân tích chưa đầy đủ? Chưa điều chỉnh cho các yếu tố phụ?...

Kết luận có phù hợp với dữ kiện hay không?

Kết luận phải rõ ràng, nhưng không nên đi ra ngoài khuôn khổ của dữ kiện. Chẳng hạn như nếu kết quả cho thấy hút thuốc lá làm tăng ung thư phổi, tác giả không nên kết luận rằng ngưng hút thuốc lá sẽ làm giảm ung thư phổi.

Theo tài liệu của GS. Nguyễn Văn Tuấn.