MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ QUAN TÂM VÀ HỌC TẬP In
Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 13:25

Nghiên cứu về não cũng xác định mức độ mối liên hệ quan trọng giữa mức độ quan tâm và học tập. Trong giai đoạn đầu, do áp lực, sẽ cải thiện một chút về học tập, và chỉ một chút áp lực cũng làm tăng sự tập trung. Tuy nhiên, nếu mức độ quan tâm tăng quá nhiều thì việc học tập lại dần giảm sút. Mối quan hệ này mang tính đường cong. Thông điệp rất rõ ràng: quá nhiều áp lực và quá nhiều mối quan tâm đều phản tác dụng. Trong nhiều nhà trường, điều này đặt ra sự nghe vấn đối với việc kiểm tra liên miên buộc học sinh phải tuân theo.

 

Nghiên cứu về bộ não cũng nhận xét về nhịp điệu hằng ngày của trẻ, ví dụ:

  • Trẻ nhỏ mất khoảng 1 giờ từ khi ngủ dậy để các bán cầu não đạt được điều kiện tốt nhất cho học hành
  • Trẻ vị thành niên mất 3 giờ từ khi ngủ dậy để não đạt được trình trạng tốt nhất cho học hành
  • Vào giữa ngày, việc học tập suy giảm mạnh.
  • Trẻ nhỏ giảm khả năng học tập vào giữa ngày nhanh hơn trẻ lớn tuổi hơn
  • Kết quả thực hiện vào buổi chiều không bao giờ đạt được tốt như buổi sáng
  • Sức làm việc vào buổi chiều yếu dần trong quãng thời gian buổi chiều

Nguyên lý học tập trên cơ sở vận động não đưa ra một số gợi ý cho giáo viên:

  • Nhấn mạnh vào tính đa dạng để tăng thời gian cao điểm
  • Giảm việc học tập thụ động
  • Giảm thời gian trình bày bài giảng
  • Giảm sự trông cậy vào bài đọc
  • Tăng các kênh giao tiếp và học tập
  • Sử dụng các phương pháp học tập đa giác quan
  • Sử dụng phương pháp học tập tích cực
  • Mở rộng phương pháp học tập hợp tác, phối hợp và cùng lứa
  • Sử dụng học sinh để giảng dạy và học tập lẫn nhau
  • Sử dụng hoạt động áp dụng vào hoạt động
  • Sử dụng khối lượng đáng lể các cuộc nói chuyện và thảo luận của các em.

Louis Cohen, Lawrence Manion, Keith Morrison