Mô tả các học phần - Thạc Sĩ Tâm Lý Học In
Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 07:13

tlh1A. Khối kiến thức giáo dục chung:
1. Ngoại ngữ:
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản với 7 tín chỉ nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kĩ năng giao tiếp cùng với vốn từ vững cần thiết cho giao tiếp; đạt trình độ yêu cầu của Bộ GD-ĐT.
2. Triết học:
Nội dung ban hành tại quyết định số 45/2002/QĐ – BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Thời lượng: 5 tín chỉTrang bị cho học viên một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin. Giúp cho HV biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác-Lênin và các học thuyết triết học vào nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, công tác QLGD và cuộc sống.

Khối kiến thức chuyên ngành và các môn học bắt buộc
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học tâm lý:
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động tâm lý ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động ở con người. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống và trong công tác giáo dục... cũng như những kỹ thuật để tiến hành một nghiên cứu Tâm lý học hiệu quả

2. Các học thuyết tâm lý về nhân cách:
Học phần cung cấp những kiến thức lí luận về nhân cách, một số cách tiếp cận nhân cách theo những trường phái khác nhau và các phương pháp nghiên cứu nhân cách. Từ đó có cách nhìn nhận khoa học về nhân cách góp phần vào việc hình thành nhân cách cho con người.

3. Tâm Lý học Giáo Dục Phương Tây
Học phần cung cấp cho người học hệ thống tri thức khoa học, cơ bản, chuyên sâu về Tâm lý học Giáo dục (Educational Psychology) hiện đại (Phương Tây) bao gồm những cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả , những nội dung cơ bản về phương pháp dạy học hiện đại,  hệ thống kỹ năng đánh giá kết quả học tập của người học và hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức . Từ đó làm cơ sở giúp học viên vận dụng nghiên cứu và quản lý đổi mới công tác tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học trong các loại hình trường học.

4. Tâm lý học trí tuệ
Môn học này cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về trí tuệ của con người. Từ đó vận dụng các mô hình cấu trúc trí tuệ, các loại chỉ số đo lường trí thông minh vào quá trình dạy học, giáo dục và nghiên cứu con người nói chung và học sinh nói riêng. Qua môn học này học viên cũng có khả năng nghiên cứu tiếp các lĩnh vực khác của tâm lí học và các khoa học có liên quan.

5. Tâm lý học sáng tạo
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động sáng tạo ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học sáng tạo vào cuộc sống và trong công tác giáo dục...

6. Trắc Nghiệm Tâm Lý Học
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về việc nghiên cứu tâm lý con người bằng trắc nghiệm. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức khoa học về việc ứng dụng trắc nghiệm - soạn thảo trắc nghiệm trong nghiên cứu tâm lý học...

7. Soạn Thảo công cụ nghiên cứu:
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý  thuyết và hình thành kỹ năng về quy trình soạn thảo  công cụ  dùng trong phương pháp nghiên cứu quan sát, phỏng vấn, điều tra viết.

B. Các môn học tự chọn:
1. Tâm lý học truyền thông
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động truyền thông ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động truyền thông... Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học truyền thông vào cuộc sống và trong công tác giáo dục...

2. Tâm lý học gia đình:
Là học phần mô tả về những hiện tượng tâm lý trong gia đình (khái niệm gia đình,  các mối quan hệ , những xung đột tâm lý, các vấn đề thường nảy trong đời sống gia đình và ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành và phát triển của gia đình cũng như nhân cách con người.

3. Tâm lý học tham vấn
Tâm lý học Tham vấn là học phần mô tả sự ứng dụng các thành tựu của Tâm lý học vào tiến trình giúp đỡ con người vượt qua những vấn đề khó khăn trải dài trong suốt cuộc đời của họ như tình cảm, nghề nghiệp, xã hội, giáo dục, sự phát triển cá nhân...

4. Lý luận dạy học hiện đại:
Học phần cung cấp cho người học hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về lý luận dạy học hiện đại.

5. Tâm lý học hoạt động hướng nghiệp:
Học phần giới thiệu về tâm lý học lao động, tâm lý học hướng nghiệp nói riêng. Tiếp cận hướng nghiệp về mặt lý luận, khái niệm hướng nghiệp, các con đường hướng nghiệp, hướng nghiệp trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện tại. Giới thiệu những vấn đề cơ bản của tâm lý học hướng nghiệp, một số trắc nghiệm hướng nghiệp và thực hành một số nội dung của họat động hướng nghiệp.