Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng In
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:21

http://antgct.cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/hientk/55_tan07.jpg

Tranh vẽ Tần Thuỷ Hoàng đế.


Tần Thủy Hoàng - vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, được an táng tại phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. Trải qua cuộc bể dâu kéo dài hơn 2.000 năm, hiện sắc thái ban đầu của lăng mộ này không còn nữa. Ngày nay người ta chỉ thấy lăng mộ là ngọn đồi khổng lồ.
Theo ghi chép của sử sách, mộ Tần Thủy Hoàng cao khoảng 115 mét, chu vi hơn 2.076 mét. Do thời gian, mưa gió và sự đào bới của con người trong suốt 2.000 năm qua nên nó đã nhỏ đi rất nhiều. Hiện nay lăng mộ chỉ còn cao hơn 70 mét, chu vi khoảng 1.400 mét.
Trên thực tế, bố cục của lăng Tần Thủy Hoàng là sự mô phỏng lại đô thành Hàm Dương. Qua điều tra và khai quật trong mấy chục năm qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện rất nhiều di tích kiến trúc và vật cổ quý hiếm.
Ngoài ngôi mộ khổng lồ trên mặt đất, cùng cụm kiến trúc bề thế sang trọng và nhiều hầm mộ tùy táng, còn có một cung điện dưới lòng đất. Cung điện dưới lòng đất của lăng Tần Thủy Hoàng rất sâu, hầm mộ xây dựng dựa theo địa hình, địa lý núi đồi, có sông ngòi và hồ nước. Người ta còn cho thêm thủy ngân để dòng sông chảy xiết hơn.
Trong hầm mộ có chứa các loại vũ khí, cung tên bắn tự động, để đề phòng những kẻ trộm đào mộ. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa khai quật hầm mộ lăng Tần Thủy Hoàng, nên người ta không thể nhìn thấy những kiến trúc và cổ vật quý ở trong đó.
Cách đây vài năm, các nhà khoa học đã thăm dò lăng mộ Tần Thủy Hoàng bằng những phương pháp khoa học hiện đại, cho thấy, trong hầm mộ xuất hiện những phản ứng khác thường đối với thủy ngân. Điều này có nghĩa là trong hầm mộ có hàm lượng thủy ngân cao hơn nhiều so với khu vực xung quanh mộ. Qua đó có thể thấy những ghi chép về lăng Tần Thủy Hoàng của Tư Mã Thiên không phải là chuyện cười.
Đối với lăng Tần Thủy Hoàng, một vương quốc khổng lồ dưới lòng đất thì hiển nhiên phải có một lực lượng canh giữ, vậy đội ngũ Ngự Lâm quân ở đâu? Binh mã rỗng tức là Ngự Lâm quân của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ binh mã rỗng cách lăng Tần Thủy Hoàng khoảng 1.500m về phía Đông. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng.
Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ Đông sang Tây, dài 210 mét, rộng khoảng 60 mét, tổng diện tích khoảng 13.000m2.. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của Hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của Tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung quân theo dự định...


http://antgct.cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/hientk/55_langmo07to.jpg

Hầm mộ binh mã rỗng.

Binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp nhân loại giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà nghệ thuật đương đại về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc. Hầm mộ binh mã rỗng thời Tần Thuỷ Hoàng rất quy mô, tổng cộng có 20.780m2, hiện nay ngành chức năng Trung Quốc chỉ mới khai quật được 1 phần.
Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm xếp hàng rất trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của đời Tần.
Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật. Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét.
Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...
Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động.
Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong thời gian, mở ra kỹ thuật nặn tượng một cách quy mô trong nghệ thuật chạm khắc và nặn tượng của Trung Quốc. Sự ra đời của binh mã rỗng không phải là ngẫu nhiên mà là có cơ sở văn hóa truyền thống, được hình thành trong hàng ngàn nămhttp://antgct.cand.com.vn/Images/reddot.gif

Anh Tú (theo lịch sử Trung Hoa)  http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/khoahoc-vanminh/2007/2/51667.cand