Khoa Công Nghệ Thông Tin
Faculty of Information Technology
  

Lượt Truy cập

profile

Liên kết Website

No valid database connection You have an error in your SQL syntax; check the manual that corresponds to your MySQL server version for the right syntax to use near ') AND (a.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR a.publish_up <= '2024-04-26 03:48' at line 1 SQL=SELECT a.id, a.title, a.introtext, a.fulltext, a.created FROM jos_content AS a WHERE a.state = 1 AND a.catid IN () AND (a.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR a.publish_up <= '2024-04-26 03:48:19') AND ( a.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR a.publish_down >= '2024-04-26 03:48:19') AND a.access <= 0 ORDER BY a.created DESC LIMIT 0,6
BÁO CÁO KẾT QUẢ HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC NĂM 2016 PDF In Email
Thứ năm, 28 Tháng 1 2016 10:56

 

I.  KẾT QUẢ HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015

Phát huy truyền thống hợp tác lâu dài, hiệu quả và tin cậy trong nhiều năm qua, năm 2015, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục liên kết, phối hợp với các đơn vị ở các tỉnh, thành phố phía Nam để đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học và nghiên cứu các đề tài khoa học có tính ứng dụng và thực tiễn cao. Cụ thể:

1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đại học

a. Về đào tạo đại học

- Đối với hệ chính quy: số sinh viên sư phạm tốt nghiệp của năm 2015 là 1655/2344, trong đó chính quy tập trung là 1616/2305 và chính quy theo địa chỉ là 39, với 100 % sinh viên tốt nghiệp ngành SP tiếng Anh đều đạt chuẩn C1 theo khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Hiện trường đang đào tạo sinh viên hệ chính quy theo địa chỉ hai ngành SP Toán học và SP Ngữ văn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

- Đối với các hệ liên thông, văn bằng 2, vừa làm vừa học: Trường đã và đang liên kết đào tạo với các đơn vị tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Đăklăk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả, có tổng số 1756 sinh viên ở các ngành đào tạo tốt nghiệp.

- Thực hiện Đề án 607 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng – An ninh, Trường đã phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyển sinh, đào tạo sinh viên hệ văn bằng đại học thứ hai của ngành học này theo chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao hằng năm. Đến nay, đã có 109 sinh viên khóa I tốt nghiệp.

b. Về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý

- Việc triển khai hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các ngành từ mầm non đến THPT tiếp tục được các Sở GD&ĐT hưởng ứng và ủng hộ. Năm 2015, Trường đã phối hợp, tổ chức được các khóa bồi dưỡng tại các tỉnh, thành phố phía Nam với kết quả như sau:

+ Tại tỉnh Bình Dương: bồi dưỡng 7 chuyên đề về dạy học, công tác thiết bị trường học, Quản lý trường mầm non cho 2.744 cán bộ, giáo viên tiểu học.

+ Tại tỉnh Kiên Giang: bồi dưỡng 2 chuyên đề về Hóa đại cương – Vô cơ và  công tác thiết bị trường học cho 105 giáo viên THCS và THPT.

+ Tại tỉnh Long An: trường phối hợp với UBND, Phòng GD&ĐT TP. Tân An tổ chức bồi dưỡng 03 chuyên đề cho 365 giáo viên mầm non, tiểu học.

+ Tại tỉnh Bến Tre: bồi dưỡng 3 chuyên đề Kĩ năng tham vấn tâm lý học đường, tham vấn hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống cho 50 giáo viên mầm non.

+ Tại tỉnh Hậu Giang: bồi dưỡng 2 chuyên đề cho 180 giáo viên tiểu học.

+ Tại TP. Hồ Chí Minh: phối hợp với trường BDGD các quận tổ chức bồi dưỡng Quản lý trường mầm non, Cô nuôi dạy trẻ, Dinh dưỡng học đường bậc học mầm non, Kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cho 376 cán bộ, giáo viên của thành phố.

- Năm nay, lần đầu tiên Trường đã triển khai chuyên đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên THPT các tỉnh BR-VT (105 GV) và Tây Ninh (239 GV).

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Giáo dục cũng đã tổ chức được khá nhiều các khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về phương pháp nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, kỹ thuật ứng dụng CNTT trong dạy học, phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên các trường ĐH, CĐ…

c. Về khảo sát, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo đề án ngoại ngữ 2020

Năm 2015, Trường đã phối hợp tổ chức bồi dưỡng và khảo sát năng lực tiếng Anh cho 756 giáo viên tỉnh Bình Thuận, 155 giáo viên tỉnh Kiên Giang và 95 giáo viên tỉnh Bình Phước, triển khai khảo sát năng lực tiếng Anh cho 440 giáo viên tỉnh Bình Thuận. Điểm mới ở năm nay là Trường đã phối hợp với các Sở GD&ĐT TP. HCM, Binh Phước, Kiên Giang và Vĩnh Long tổ chức khóa bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho 368 giáo viên phổ thông và phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận tổ chức rà soát năng lực tiếng Anh cho 154 học sinh tiểu học, THCS, THPT theo các cấp độ A1, A2 và B1.

Đánh giá chung về quá trình hợp tác, từ nhiều năm nay, Trường ĐHSP TP. HCM và các Sở GD&ĐT đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác khá chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đặc biệt trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp. Cơ sở của sự hợp tác là tinh thần cộng đồng trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên với chất lượng là tiêu chí hàng đầu. Trên tinh thần đó, lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ và TCCN, các Trung tâm GDTX của các tỉnh, thành phố, các Trường Bồi dưỡng Giáo dục đều đã dành cho trường ĐHSP TP.HCM những quan tâm đặc biệt và sự ủng hộ thiết thực. Cụ thể là:

Thứ nhất, hầu hết lãnh đạo các Sở đều có nhận định đánh giá chung về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của ĐHSP TP. HCM là tốt và ổn định hơn so với những đại học khác và đã chọn ĐHSP như một đối tác chiến lược. Điều này thể hiện rõ ở số lượng các hợp đồng liên kết đào tạo, nhất là đối với những ngành, những lĩnh vực đào tạo quan trọng. Đây thực sự là một sự động viên lớn đối với Trường và các thầy, cô - những người trực tiếp tham gia vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai, trong quá trình hợp tác, Trường và các đơn vị liên kết đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm cao. Mỗi khi có những khó khăn, vướng mắc nảy sinh đều được bàn bạc giải quyết. Vì vậy, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng khá cao.

Thứ ba, nhìn vào các số liệu phản ánh kết quả hợp tác đào tạo những năm qua, có thể thấy mức độ tăng trưởng về qui mô hợp tác khá nhanh. Mặc dù, trong giai đoạn này, Trường đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng chính sự chia sẻ và hỗ trợ của các Sở, Trường và Trung tâm đã giúp Trường không chỉ vượt qua được những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ mà còn phát triển hơn, quy mô tăng so với năm trước.

Thứ tư, thông qua các buổi Tọa đàm với Giám đốc các Sở GD&ĐT, Trung tâm GDTX, Hiệu trưởng các trường ĐH, Cao đẳng và TCCN, Trường bồi dưỡng giáo dục do Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm vào dịp trước tết Nguyên đán, Trường đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp hết sức chân thành, thẳng thắn của đại diện các Sở. Kết quả này giúp Trường thường xuyên, liên tục hoàn thiện các phương án đào tạo, bồi dưỡng và liên kết với các địa phương. Cũng thông qua đó, Trường đánh giá cũng như khẳng định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của mình.

Thứ năm, một số chương trình hợp tác đã giúp cho các địa phương giải quyết được về cơ bản những khó khăn về đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, chúng tôi cũng nhận thấy một số điểm còn hạn chế, bất cập trong quá trình liên kết, cụ thể như:

- Do có những khó khăn về thời gian, thời điểm tổ chức công tác đào tạo nên tình trạng dạy dồn, dạy ghép ở một số học phần cụ thể vẫn chưa được khắc phục triệt để. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Sự phối hợp các bộ phận lớp học, cơ sở vật chất, tài chính… giữa Trường với các Sở đôi lúc chưa nhịp nhàng, ảnh hưởng đến kế hoạch dạy và học, thanh quyết toán kinh phí, hợp đồng…

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng sau đại học

Trường ĐHSP TP. HCM có được qui mô đào tạo SĐH khá lớn, chất lượng đào tạo được đánh giá tốt, tạo dựng được uy tín thương hiệu vững chắc. Hiện tại, Trường ĐHSP TP. HCM đang đào tạo 23 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 8 chuyên ngành bậc tiến sĩ, với qui mô 899 học viên cao học và 143 nghiên cứu sinh. Các chuyên ngành đào tạo thuộc hầu hết các khoa trong Trường. Các chuyên ngành này được định hướng theo các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục – sư phạm. Đội ngũ giảng dạy sau đại học của Trường có thể nói là khá tốt, gồm 281 GS, PGS, TSKH, TS, trong đó có 33 GS, PGS; 132 TSKH, TS thuộc biên chế cơ hữu và 69 GS, PGS; 45 TSKH, TS thuộc diện cộng tác, thu hút từ các Trường, Viện uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm lớn khác trong cả nước.

Năm 2015, công tác tuyển sinh, đào tạo SĐH được thực hiện nghiêm túc theo Qui chế do Bộ GD&ĐT ban hành. Trường cũng đã mở được nhiều khóa bồi dưỡng SĐH tại thành phố và các tỉnh phía Nam, với khoảng 8.000 học viên. Trường ĐHSP Tp. HCM cũng đã liên kết với Trường Đại học Tiền Giang tuyển sinh 3 chuyên ngành và tuyển được 49 học viên cao học. Đây là kết quả của sự cố gắng rất lớn của Trường trong điều kiện chuyển đổi Qui chế tuyển sinh, đào tạo, với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và các hạn chế khác.

Tuy nhiên, công tác đào tạo SĐH của Trường vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Đội ngũ giảng dạy ở một số chuyên ngành đang có xu hướng thiếu hụt. Điều này là do lực lượng các giảng viên cao niên về hưu, lớp giảng viên trẻ chưa kịp bù đắp về số lượng. Thực tế này đòi hỏi Trường phải có giải pháp kịp thời, củng cố vững chắc đội ngũ, đảm bảo điều kiện duy trì và mở mới các mã số đào tạo.

- Số học viên sau đai học của các tỉnh còn khá khiêm tốn, chưa thật sự tương xứng với nhu cầu nâng cấp đội ngũ của địa phương. Một số tỉnh, ngoại trừ TP. HCM, có số lượng học viên sau đại học tương đối đông là Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tiếp theo là Bình Thuận, Bến Tre, BR-VT, Đăk Lăk, An Giang, …, trong khi đó khá nhiều địa phương có rất ít cán bộ, giáo viên theo học sau đại học.

Trong phạm vi bồi dưỡng SĐH tình hình cũng tương tự, hầu hết các lớp bồi dưỡng SĐH đều mở tại TP. HCM, số lớp mở tại địa phương còn rất hạn chế.

3. Công tác nghiên cứu khoa học

Trong năm 2015, mảng công tác nghiên cứu khoa học của trường liên kết với các địa phương có nhiều khởi sắc. Cụ thể:

-       Với Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Trường đã phối hợp thực hiện và tiếp tục thực hiện các đề tài sau: “Dấu hiệu thông tin các cấu trúc phân tử trong phổ phát xạ sóng hài bậc cao và ứng dụng” do PGS TSKH Lê Văn Hoàng, Khoa Vật lí làm chủ nhiệm; “Theo dõi chuyển động hạt nhân sử dụng phổ sóng điều hòa bậc cao” do TS Nguyễn Ngọc Ty, Khoa Vật lí làm chủ nhiệm; “Tính toán cấu trúc siêu tinh tế cho nguyên tố siêu nặng Z=114, 115 và phát triển phương pháp phi nhiễu loạn cho hệ nguyên tử từ trường” do TS Đinh Thị Hạnh, Khoa Vật lí làm chủ nhiệm; “Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề trong đợt thực tập tốt nghiệp của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm; “Nghiên cứu một số lớp phương trình trong không gian có thứ tự và ứng dụng vào phương trình vi phân” do PGS.TS. Nguyễn Bích Huy, Khoa Toán – Tin làm chủ nhiệm; “Các hàm tử đồng điều địa phương và đối đồng điều địa phương suy rộng trên phạm trù các môđun compăc tuyến tính và ứng dụng” do PGS.TS. Trần Tuấn Nam, Khoa Toán – Tin làm chủ nhiệm.

-       Với các Sở Khoa học Công nghệ:

+ Trường đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ thực hiện đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm, thực hiện từ tháng 7-2014 đến tháng 12-2016 với kinh phí 298 triệu đồng, đề tài đã nghiệm thu, đạt loại Xuất sắc;

+ Trường đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập chỉnh âm cho trẻ từ 3-9 tuổi bị khe môi vòm hầu tại TPHCM” do PGS-TS Nguyễn Thị Ly Kha, Khoa Giáo dục Tiểu học làm chủ nhiệm từ tháng 9-2012 đến tháng 9-2014 với kinh phí 281 triệu đồng, đề tài đã nghiệm thu, đạt loại Xuất sắc; Đề tài “Cải biên và định chuẩn bộ công cụ ASQ-3 từ 6 đến 36 tháng” do PGS.TS. Lê Thị Minh Hà, Khoa Giáo dục Đặc biệt làm chủ nhiệm với kinh phí 520 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2016; Đề tài Xây dựng mô hình dạy đọc Tiếng Việt ở tiểu học theo cách tiếp cận năng lực” do PGS.TS. Hoàng Thị Tuyết, Khoa Giáo dục Tiểu học làm chủ nhiệm với kinh phí 390 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2016; hai đề tài “Thử nghiệm bộ tiêu chuẩn kiểm định các trường THPT tại TPHCM” và “Đánh giá chất lượng các trường THPT có yếu tố nước ngoài tại TPHCM” do TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục làm chủ nhiệm với kinh phí 500 triệu đồng và 550 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2016; Đề tài Nghiên cứu đối sánh và xây dựng phần mềm đối sánh điện tử để so sánh, đánh giá các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh” do ThS. Hồ Sỹ Anh làm chủ nhiệm với kinh phí 550 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2016; Đề tài Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh THPT tại TP. Hồ Chí Minh qua các môn khoa” và đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Thành phố” do PGS.TS. Ngô Minh Oanh làm chủ nhiệm với kinh phí mỗi đề tài là 500 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2016.

- Trường đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương thực hiện đề tài “Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng phương pháp dạy trẻ khó học cho giáo viên tiểu học tại Thị xã Thuận An” do TS. Huỳnh Mai Trang, Khoa Tâm lý học làm chủ nhiệm với kinh phí 517 triệu đồng, thời gian thực hiện 2015-2017.

- Trường đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước thực hiện đề tài “Quy hoạch phát triển giáo dục cho huyện Bù Đăng (Bình Phước) giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do PGS.TS. Ngô Minh Oanh, Viện Nghiên cứu Giáo dục làm chủ nhiệm với kinh phí 468 triệu đồng.

Trong năm 2015, Trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học quy mô quốc tế và quốc gia, tiêu biểu như: Hội thảo khoa học quốc tế “Vai trò của giáo dục tiếng Nht tại Đông Nam Á - Liên kết trong đào tạo nhân lc toàn cu”, Hội thảo quốc gia “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đổi mới dạy và học tiếng Trung trong các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam”, Hội thảo khu vực Thực trạng dạy học tiếng Anh trong việc đảm bảo chất lượng đầu vào và kết quả đầu ra môn tiếng Anh của học sinh các cấp học phổ thông các tỉnh/thành phố miền Nam”, Tọa đàm “Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm”

Tạp chí Khoa học của Trường trong năm 2015 đã công bố 267 bài báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh thuộc các lĩnh vực KH xã hội và nhân văn, KH tự nhiên và công nghệ, KH giáo dục, trong đó có rất nhiều bài báo khoa học của các nhà khoa học, giảng viên thuộc nhiều địa phương trên cả nước. Tất cả các bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học đều được truy nhập, công bố trên website của tạp chí tại địa chỉ: www.tckh.hcmup.edu.vn và công bố trên hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (VJOL) của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tại địa chỉ: http://www.vjol.info.vn. Trong năm 2015, Tạp chí cũng đã thực hiện 1 số chuyên đề đặc biệt dành cho Khoa Giáo dục Tiểu học. Hiện nay, 16 Hội đồng chức danh Giáo sư các ngành, liên ngành đã đưa tên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM vào “Danh mục các tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Bài báo in trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được công nhận là công trình NCKH, được tính điểm trong các Hội đồng đánh giá đề tài luận văn, luận án, thi tuyển NCS,v.v...

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HỢP TÁC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VỚI TRƯỜNG ĐHSP TP.
HCM TRONG NĂM 2015

v Quốc tế

-         Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST),

-         Trường Đại học California, Sandiego (Hoa Kỳ),

-         Trường Đại học Victoria of Wellington (New Zealand),

-         Trường Đại học Utara (Malaysia),

-         Trường Đại học Sư phạm Thượng Hải (Trung Quốc),

-         Trường Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Kongju, Đại học Pai Chai (Hàn Quốc),

-         Trường Đại học Osaka (Nhật Bản),…

v Trong nước

-         Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED),

-         Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Long An,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre,

-         Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang…


Ngoài ra, trong năm 2015, Viện Nghiên cứu Giáo dục cũng đã thực hiện một số đề tài khác với các địa phương như TP. HCM… Một số đề tài tiêu biểu như:

- Đánh giá hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.

- Đánh giá chất lượng các trường THPT có yếu tố nước ngoài tại TP. HCM.

- Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh THPT tại TP. Hồ Chí Minh qua các môn khoa học xã hội – nhân văn.

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, Trường cũng nhận thấy rằng sự hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị ngoài trường cần được mở rộng và phát triển cả về số lượng và chất lượng để tương xứng với tiềm năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ chuyên gia trong Trường.

II. PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC NĂM 2016

1. Phương hướng phát triển hợp tác đào tạo, bồi dưỡng bậc đại học

Trường ĐHSP TP. HCM chủ trương tiếp tục phát huy thế mạnh của Trường, phát huy những thành quả của sự hợp tác trong liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các địa phương trong năm qua, đồng thời nhanh chóng khắc phục những hạn chế và những mặt còn yếu kém để nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng qui mô, làm phong phú thêm chương trình và nội dung đào tạo - bồi dưỡng, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các địa phương – các đối tác truyền thống và chiến lược.

a. Về  đào tạo đại học

-   Trường triển khai xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo mới theo hướng phát triển năng lực người học, thực hiện chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học và gắn với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên để đào tạo đội ngũ giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học theo nội dung chương trình, SGK mới sau 2015.

-   Trường tiếp tục tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học ở các loại hình liên thông, văn bằng 2 cả hình thức chính quy lẫn không chính quy.

-   Theo Đề án đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng – An ninh, năm 2016, Trường sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương để tuyển sinh, đào tạo văn bằng đại học thứ hai của ngành học này tại trường hoặc tại địa phương khi có chỉ tiêu và sự đồng ý của Bộ GD&ĐT.

b.Về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý

Trường tiếp tục hoàn thiện danh mục các chuyên đề phong phú với 330 chuyên đề thuộc các bộ môn khác nhau, trong đó nổi bật về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá... Có thể nêu một số chuyên đề tiêu biểu như: Đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực người học theo hướng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa trong chương trình hóa học phổ thông, Giúp giáo viên tiểu học đánh giá việc học các môn học bằng nhận xét theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Đánh giá học sinh tiểu học, Khai thác hiệu quả bảng tương tác trong dạy học… Triển khai các chuyên đề mới giúp đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu mới của việc thay đổi chương trình, SGK phổ thông sau 2015, mô hình trường học mới…Các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình có thể lựa chọn và đề xuất thêm các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với thời gian và thời điểm cụ thể.

c.Về khảo sát, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, năng lực ngoại ngữ cho giáo viên theo Đề án ngoại ngữ 2020

Trường đã chủ động chuẩn bị đội ngũ giảng viên ngoại ngữ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và triển khai có hiệu quả nhằm hỗ trợ các địa phương chuẩn hóa và đào tạo những giáo viên ngoại ngữ có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Trường cũng sẽ tiếp tục nhiệm vụ khảo sát đánh giá, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh các cấp của các tỉnh, thành phố đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.

2.  Phương hướng hợp tác đào tạo, bồi dưỡng SĐH

Hiện nay, Trường đang tích cực mở thêm một số chuyên ngành đào tạo mới, và sẽ mở rộng qui mô đào tạo hơn nữa, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tích cực chiêu sinh từ các tỉnh phía Nam. Trường cũng chủ trương mở rộng các khóa bồi dưỡng sau đại học tại các tỉnh (mở rộng cả về qui mô học viên, cả về số lượng chuyên đề, chuyên ngành…).

a.Về tuyển sinh sau đại học

Trong năm 2016 (và hàng năm nói chung) tại Trường sẽ tổ chức 01 đợt thi tuyển sinh SĐH vào tháng 8. Chỉ tiêu tuyển sinh cho năm nay là 550 cao học và 50 NCS. Đối với các tỉnh, Trường dành quan tâm lớn nhất cho việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ. Đây là bậc học vừa tầm, thiết thực nhất trong điều kiện thực tế hiện nay của  phần lớn các địa phương.

+ Tháng 04: Tổ chức thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại Tỉnh Sóc Trăng.

+ Tháng 05: Tổ chức thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại Tỉnh Vĩnh Long.

+ Tháng 06 : Tổ chức thi tuyển sinh tại Tỉnh Tiền Giang và Cà Mau.

Để phối hợp và đạt kết quả tốt nhất cho địa phương, chúng tôi đề nghị các Sở GD&ĐT quan tâm tới các yếu tố sau đây:

  • Thông tin tuyển sinh:

- Hàng năm, trước mỗi kì thi từ 5 đến 6 tháng Trường sẽ ra Thông báo tuyển sinh, công bố trên trang web và gửi văn bản tới các Sở GD&ĐT. Đề nghị các Sở triển khai nhanh chóng tới các cơ sở và cán bộ, giáo viên.

- Trong Thông báo tuyển sinh cung cấp đấy đủ các thông tin cần thiết, trong đó quan trọng nhất là thông tin về chuyên ngành, môn thi, trình độ ngoại ngữ. Kì thi tuyển cao học luôn gồm 3 môn thi: cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ. Các môn thi cho mỗi chuyên ngành được qui định ổn định cho thời gian dài (nhiều năm).

  • Chuẩn bị cho cán bộ, giáo viên dự thi:

- Ngoài các chuẩn bị và hỗ trợ về mặt chế độ, chính sách … một việc rất quan trọng là chuẩn bị kiến thức để thi. Các Sở nên có qui hoạch sớm để cử CB, GV đi học với số lượng tối đa cho phép.

- Trường sẽ phối hợp với các Sở tổ chức ôn thi tạo nguồn (ôn cả 3 môn) tại địa phương, nếu số lượng học ôn thi đủ đông để tổ chức lớp. Riêng ngoại ngữ, các Sở nên tạo điều kiện để các thí sinh ôn tập trước, có thể dễ dàng theo học các lớp ôn tập tại Trường, đạt kết quả tốt khi chính thức thi tuyển.

b.Về bồi dưỡng sau đại học

Căn cứ nhu cầu của địa phương, các Sở GD&ĐT, các Trường Cao đẳng, Đại học trong tỉnh có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng SĐH cho cán bộ, giáo viên của địa phương. Chương trình bồi dưỡng tương đối đa dạng, các chuyên đề luôn được cập nhật kiến thức. Các Sở, các Trường hoàn toàn có thể lựa chọn các chuyên đề cần thiết và phù hợp về khoa học cơ bản, phương pháp giảng dạy bộ môn, quản lí giáo dục…

Việc mở các lớp bồi dưỡng sau đại học có ý nghĩa tích cực đối với các địa phương và cá nhân cán bộ, giảng viên:

- Các khóa bồi dưỡng sau đại học tác động tích cực tới việc cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là dành cho các đối tượng  chưa có điều kiện đi thi cao học.

- Các chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học do Trường ĐHSP TP. HCM cấp có giá trị nhất định khi học viên các Khóa bồi dưỡng thi đậu và nhập học cao học: được công nhận quá trình đã học, được miễn kiểm tra môn học… Điều này có thể giúp học viên tiết kiệm thời gian, công sức và cả tài chính trong quá trình học cao học sau này.

3. Phương hướng hợp tác về lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển việc hợp tác trong nghiên cứu khoa học, xứng đáng là một trường đại học sư phạm trọng điểm, với đông đảo các nhà khoa học giàu kinh nghiệm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học, nhất là lĩnh vực khoa học giáo dục, đã từng chủ trì hay tham gia thực hiện nhiều đề tài khoa học công nghệ từ cấp Nhà nước, cấp Bộ đến cấp Trường.

Đối với các thông tin đề xuất các đề tài, dự án do các cơ quan, địa phương gửi về, Trường luôn thông báo rộng rãi; khuyến khích các đơn vị và cá nhân giảng viên tiếp tục duy trì các quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học sẵn có; tham gia đấu thầu, hợp tác NCKH với các đơn vị khác; đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ với Quỹ NAFOSTED và các Sở Khoa học và Công nghệ nhằm khai thác các nguồn kinh phí đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đơn vị và giảng viên, gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường với các đơn vị trên địa bàn và phục vụ nhu cầu phát triển của các địa phương, khẳng định uy tín của Trường trên thị trường KHCN. Trường cũng hoan nghênh các nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu các đề tài KHCN.

Trong năm 2016, Tạp chí Khoa học dự kiến sẽ tiếp tục ấn hành 12 số, mỗi số 200 trang để đáp ứng yêu cầu công bố kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài trường. Rất mong các tác giả từ các nơi tiếp tục gửi bài cộng tác theo địa chỉ: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

Tóm lại, trên cơ sở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp và phong phú, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, năm 2016, Trường hy vọng sẽ cùng với các địa phương phối hợp triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp nhằm chuẩn hóa, nâng chuẩn đội ngũ theo Nghị quyết 29 của BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tham luận của Trung tâm Ngoại ngữ ĐHSP

 
          Các tin đã đăng   
          Tin tức - Thông báo đào tạo   


 Tin mới cập nhật 

Thông báo v/v đóng học phí năm học 2022-2023

Khoa thông báo đến sinh viên hai ngành SP Tin và CNTT mức học phí do Trường thông báo và thời gian nộp học phí. Sinh viên tải file về xem chi...