Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu
Không cần lo lắng khi bé mê ti vi PDF. In Email
Thứ bảy, 30 Tháng 6 2007 05:24

Cùng trẻ xem tiviBạn đừng quát tháo khi bé lúc nào cũng dán mắt vào màn hình vô tuyến. Nếu khéo léo, mẹ còn có thể tạo được nhiều ảnh hưởng tốt từ sở thích này của con.

Dưới đây là một số gợi ý:

Chọn kênh truyền hình cho con. Bạn có thể biết trước chương trình nào phù hợp với lứa tuổi và suy nghĩ của bé.

Đọc thêm...
 
Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục PDF. In Email
Thứ ba, 19 Tháng 6 2007 23:52

LỖI VIẾT HOA, NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Nguyễn Thị Ly Kha

Quả hồng xiêm, Sapodilla1. Trong các loại lỗi chính tả mà học sinh tiểu học và trung học thường mắc phải, lỗi viết hoa chiếm một tỉ lệ đáng kể (theo kết quả thống kê sơ bộ của chúng tôi về lỗi chính tả của học sinh tiểu học và trung học thì lỗi viết hoa chiếm khoảng 22% tổng số lỗi). Khác với những loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm, như viết lẫn lộn hai thanh hỏi-ngã, lẫn lộn s-x, l-n, tr-ch, v-d, r-g (âm đầu), lẫn lộn n-ng-nh, t-c, u-o, i-y (âm cuối), hay do không nắm nghĩa của từ, như viết lẫn lộn d-gi, lỗi viết hoa, trừ kiểu viết hoa tuỳ tiện, đều gắn với nguyên nhân người viết không nắm được quy tắc. Thành thử, việc phòng tránh lỗi viết hoa không phải là công việc nan giải và tỉ lệ lỗi viết hoa đáng lẽ cũng chỉ thấp như tỉ lệ lỗi viết những âm có quy tắc (như g-gh, ng-ngh, k-q-c). Thế nhưng, tình hình lại khác, tỉ lệ lỗi viết hoa tương đương với loại lỗi do phát âm lẫn lộn hoặc do không nắm nghĩa của từ, học sinh và cả người lớn vẫn có không ít người không biết viết hoa như thế nào cho đúng chính tả.

Đọc thêm...
 
Đừng làm trẻ bị tổn thương PDF. In Email
Thứ bảy, 16 Tháng 6 2007 15:58

Đừng làm trẻ bị tổn thươngCó bao giờ bạn nghĩ rằng những lời nói của bạn gây tổn thương sâu sắc nhất đến con bạn không?

Những câu nói sau đây đáng để bạn suy ngẫm:

1) Con là đứa trẻ tệ hại

Phê phán một đứa trẻ bằng cách nói con tệ hại có thể khiến nó mang mặc cảm thấp bé và tự ti. Một khi đứa trẻ bị “thuyết phục” rằng nó bẩm sinh tệ hại (ngu dốt, xấu xí…) hầu như không còn ý chí tiến thủ nào để thay đổi.

Thay vì phê phán, bạn có thể nói: “Thái độ ấy của con là không chấp nhận được,” hoặc, “Ba/mẹ biết rằng con có thể cư xử khá hơn vừa rồi rất nhiều,” được xem là ý kiến tốt hơn. Nó vừa chỉ ra một hành vi không hay của trẻ vừa giúp trẻ thấy rằng nó có khả năng lựa chọn cách xử sự tốt hơn.

Đọc thêm...
 
Hiện tượng bỏ âm đệm của trẻ PDF. In Email
Thứ bảy, 16 Tháng 6 2007 03:27

 

VỀ HIỆN TƯỢNG BỎ ÂM VỊ - TỰ VỊ
CỦA HỌC SINH LỚP 1

TS. Vũ Thị Ân,
Khoa GDTH, ĐHSP TP HCM

Tóm tắt :

Lâu nay khi bàn về lỗi chính tả của HS, hiện tượng thường được đề cập là các loại lỗi do ảnh hưởng của phát âm của từng vùng phương ngữ. Và hệ quả kéo theo là khi xây dựng hệ thống bài tập chính tả, các tác giả thường dồn trọng tâm chú ý vào các loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm theo vùng phương ngữ, mà hầu như chưa chú ý tới loại lỗi bỏ sót tự vị. Bài viết này đưa ra một cách lí giải khác, có tính chất là một giả thiết khoa học. Đó là tính chất phức tạp của hệ thống kí tự, đặc điểm tâm lí tiếp nhận ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng mắc lỗi chính tả ở trẻ. Giả thiết trên được dựa trên 2 tiền đề khoa học chính : những đặc điểm của hệ thống âm vị - tự vị tiếng Việt hiện đại và những nghiên cứu về khả năng chính tả của HS tiểu học.

Đọc thêm...
 
Từ xưng hô thuộc hệ thống nào? PDF. In Email
Thứ tư, 06 Tháng 6 2007 22:38

Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007 có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Trong bài báo này, TS. Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định : “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau : đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” (tr.2)... Từ nhận thức đó, tác giả cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô khi viết :“Bên cạnh các từ nói trên (tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... NTLK chú), người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...” (tr.3) – phần gạch chân nhấn mạnh là của TS. Nguyễn Thị Trung Thành.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi11121314Tiếp theoCuối»

Trang 12 trong tổng số 14

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội