Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu
BÁO CÁO TỔNG KẾT HTKHQT “DẠY HỌC CHO HS LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VẾ ĐỌC” PDF. In Email
Thứ bảy, 29 Tháng 6 2013 23:33

Kính thưa các nhà khoa học, kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý

Dạy học cho HS lớp 1 là vấn đề không mới, nhưng dạy học cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc là một vấn đề mới, rất mới đối với giáo dục Việt Nam nói chung và Giáo dục tiểu học nói chung. Hội thảo này, có thể nói là một khởi đầu cho một nghiên cứu chuyên sâu không chỉ có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: hỗ trợ cho HS khó đọc của thầy trò Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TPHCM. Đây là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức đối với những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy, thành công và đóng góp của hội thảo là không thể phủ nhận.

Như đã chúng tôi đã trình bày, sau gần 6 tháng tròn, kể từ ngày gửi thông báo và thư mời viết bài lần thứ nhất, BTC đã nhận được 48 báo cáo gửi tới Hội thảo của 58 tác giả, từ 6 trường đại học, cao đẳng, hai viện nghiên cứu, hai khoa vật lý triị liệu và phục hồi chức năng, đơn vị Tâm lý của các bệnh viện nhi đồng, 4 trường tiểu học, 2 trường bồi dưỡng giáo viên,... gửi đến (trong đó có 8 báo cáo của chuyên gia Pháp, Nga, Mỹ và Australia).

Tham dự Hội thảo có 88 đại biểu đến từ các trường ĐHCĐ, các viện nghiên cứu, các trường bồi dưỡng giáo viên, sở giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học và các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tổng số bài đề cập đến những vấn đề lý thuyết: 32 bài, trong đó có 4 bài giới thiệu biện pháp, nội dung chẩn đoán, can thiệp trị liệu cho trẻ Dyslexia… 14 bài trình bày các ca can thiệp trị liệu trực tiếp cho những trẻ có khó khăn về đọc… Có thể nói đó là những con số khá ấn tượng, những con số cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các y bác sỹ, cũng như sức thu hút của chủ đề Hội thảo.

Có 8 báo cáo, trong đó có 2 báo cáo của chuyên gia đến từ Australia và Pháp (Dr. Libby Brownlie, Điều phối viên Chương trình Đào tạo Chuyên viên Âm ngữ trị liệu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trinh Foundation Australia; Mr. Philippe Pinceau - C.E.O Công ty Tố Nữ & Tuấn Tú), được trình bày tại Hội thảo cùng rất nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận (mà có không ít lần BTC chúng tôi, vì để đảm bảo thời gian, đã buộc phải xin cắt bớt và đề nghị trình bày trong một dịp khác).

Thay mặt BTC, chúng tôi xin hệ thống lại và nhấn mạnh những thành tựu của Hội thảo như sau:

Một là, có thể nói Hội thảo quốc tế Dạy học cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc đã đặt một viên gạch đầu tiên đồng thời đánh dấu một bước phát triển quan trọng về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của chuyên ngành giáo dục ngôn ngữ cho trẻ có khó khăn về đọc.

Hai là, trên cơ sở những lý luận, phương pháp và cách tiếp cận mới, không ít đóng góp khoa học đã được ghi nhận tại Hội thảo. Đó là những vấn đề về chẩn đoán, xây dựng bài tập can thiệp tâm lí, hỗ trợ ngôn ngữ, tổ chức dạy học, phối hợp giáo dục và y khoa, tích hợp các bài tập ngôn ngữ, tích hợp giữa can thiệp tâm lý và hỗ trợ ngôn ngữ… Có thể nói, tại hội thảo không chỉ nhiều ý tưởng học thuật mới đã được chia sẻ và cọ xát mà nhiều nguồn thông tin hữu ích, nhiều tư liệu mới phát hiện cũng được giới thiệu.

Ba là, các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo và trong Kỷ yếu Hội thảo đã cho thấy mối quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các chuyên viên âm ngữ trị liệu cùng các bác sỹ nhi khoa về trẻ Dyslexia trên thế giới ngày càng xích gần với ngành giáo dục tiểu học Việt Nam. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu được trình bày qua Hội thảo và qua Kỷ yếu Hội thảo cũng cho thấy bên cạnh các nghiên cứu cơ bản vốn đã khẳng định được uy tín học thuật từ rất lâu thì giờ đây các nghiên cứu ứng dụng đang mang lại những diện mạo và giá trị mới. Đây là xu hướng mới của giáo dục ngôn ngữ được thể hiện rõ nhất trong khá nhiều báo cáo ở cả ba chủ đề: Dạy học đọc, viết cho HS lớp 1, Chẩn đoán HS lớp 1 có khó khăn về đọc, Hỗ trợ HS lớp 1 có khó khăn về đọc.

Bốn là, trên nền chung của Hội thảo với phạm vi quan tâm khá rộng và các ý tưởng khoa học phong phú, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và SV Khoa GDTH tham gia Hội thảo đã tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc của mình đến 2 vấn đề có thể coi là cấp bách và thiết thực trong dạy học đọc cho HS khó học hiện nay: nhận diện và can thiệp hỗ trợ sớm.

Thành công cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng được ghi nhận tại Hội thảo này là bước đầu chúng ta đã tạo được sự hợp tác nghiên cứu giữa Khoa GDTH trường ĐHSP TPHCM với các nhà nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu, các thầy cô giáo ở các trường ĐHCĐ, các Y bác sỹ ở các bệnh viện nhi đồng, các chuyên viên âm ngữ trị liệu, các thầy cô giáo trực tiếp dạy HS lớp 1, các nhà quản lý giáo dục...

Kính thưa quý vị,

Với những nội dung trên, chúng tôi cảm thấy bản tổng kết của chúng tôi có thể chưa bao quát một cách toàn diện và sâu sắc những diễn biến của Hội thảo, có thể chưa phản ánh thật đầy đủ các ý kiến hết sức phong phú, hết sức đa dạng của quý vị. Do vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và lượng thứ.

Kính thưa quý vị, Kính thưa các thầy cô, thưa các đồng nghiệp

Và cuối cùng, điều mà chúng tôi muốn thưa lại trong lời báo cáo tổng kết này là những kết quả của Hội thảo hôm nay mà chúng ta đạt được, có một nhân tố rất quan trọng là sự giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu và các phòng ban chức năng của trường ĐHSP TP HCM. Đồng thời, sự hiện diện của Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Phòng KHCN-MT&TCKH,... cùng các nhà khoa học, thầy cô ở các khoa bạn, trường bạn, ở Viện NCGD, các trường BDGV trong Hội thảo là nguồn cổ vũ động viên cho kết quả của Hội thảo và công việc của chúng ta. Chúng ta trân trọng cảm ơn tất cả những giúp đỡ và quan tâm đó.

Kính thưa quý vị,

Lần đầu tiên Khoa GDTH chúng tôi tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế trong điều kiện Trường và Khoa bận rộn rất nhiều công việc thường niên: tổng kết năm học, tuyển sinh ĐH, SĐH, Giảng dạy các lớp CQ, VLVH,… cùng không ít bộn bề của những công việc đột xuất: chuẩn bị tập huấn mô hình giáo dục mới, nghiên cứu đổi mới GDTH, Bồi dưỡng chuyên đề theo đặt hàng của địa phương,... Thành thử Ban Tổ chức Hội thảo và Ban Biên tập kỷ yếu mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi nhữngsơ suất khi đón tiếp đại biểu, khi in ấn tài liệu Hội thảo,… Chúng tôi kính mong quý thầy cô, quý đại biểu lượng thứ. Chúng tôi hy vọng, những Hội thảo sau, với sự tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường, sự cộng tác của quý Thầy Cô, của các nhà khoa học, chúng tôi sẽ có dịp để đón tiếp Quý vị một cách chu đáo hơn.

Chúng tôi xin nhắc lại lời phát biểu Khai mạc của Lãnh đạo trường sáng nay: Những ý tưởng và kết quả thu được từ hội thảo này sẽ góp phần mở rộng tầm nhìn, đem lại cảm hứng và nguồn thông tin phong phú giúp ngành giáo dục tiểu học nói chung và Khoa GDTH ĐHSP TPHCM nói riêng đẩy mạnh các hoạt động tăng cường hợp tác nghiên cứu, giảng dạy.

Một lần nữa, chúng tôi xin cảm ơn quý vị. Kính chúc quý vị và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc, thành công.

Xin chia tay và xin hẹn gặp lại ở những công trình mới, những nghiên cứu mới,…

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Trưởng khoa, Khoa GDTH, ĐHSP TPHCM

 
Báo cáo đề dẫn và tóm tắt các báo cáo của HTKHQT: DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC PDF. In Email
Thứ ba, 25 Tháng 6 2013 17:32

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC”

Preface International Conference

“Teaching first year students with special needs in reading”


PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha

Trưởng Khoa Giáo dục Tiểu học,Trường ĐHSP TPHCM.

Kỹ năng đọc có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả học tập. Hội Dyslexia của tổ chức UNESCO ước tính trong tổng số trẻ đang đi học có 8% đến 10%, cá biệt có những nơi lên đến 17% (trong đó 90% là trẻ em nam) có khó khăn về đọc, mặc dù chỉ số IQ của những HS này từ mức trung bình trở lên và trẻ không bị dị tật gì về cơ quan phát âm, lẫn cơ quan thị giác, thính giác [6]. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính chứng khó đọc ảnh hưởng tới 3% - 10% dân số thế giới (dẫn theo [1], [3]). Có những nhà giáo dục học cho rằng thực trạng HS Việt Nam “ngồi nhầm lớp”, như báo chí vẫn thường đề cập, có nguyên nhân từ thực tế: nhiều HS mắc chứng khó đọc nhưng không được phát hiện và can thiệp trị liệu kịp thời [2], [6]. Khó đọc là một chứng tật bẩm sinh. Trẻ mắc chứng khó đọc sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi để có thể khắc phục được tật này, đồng thời giảm được nguy cơ suy kém các kỹ năng xã hội nếu chứng khó đọc ở trẻ được phát hiện và can thiệp sớm ngay từ những năm đầu tiểu học, thậm chí ngay ở giai đoạn trẻ học mẫu giáo [6]. Việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp trị liệu chứng khó đọc đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ trước và càng ngày càng có nhiều phương tiện, biện pháp hỗ trợ trị liệu chứng khó đọc một cách kịp thời và có hiệu quả đáng ghi nhận. Song ở Việt Nam ngoài các nghiên cứu của các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Võ Thị Minh Chí (2009), Bùi Thế Hợp (2013) cho đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào cung cấp một bức tranh toàn cảnh về chứng khó đọc của HS lớp 1 nói riêng và chứng khó đọc của HS Việt Nam nói chung; cũng chưa có một nghiên cứu nào công bố một hệ thống bài tập thực hành khắc phục chứng khó đọc từ phương diện ngôn ngữ đến phương diện tâm lý. Trong khi theo các thống kê của các y bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện nhi đồng ở TPHCM, ngày càng có nhiều phụ huynh mang con đến khám và điều trị do trẻ mắc chứng khó học, trong đó có tới 70-80% trẻ mắc chứng khó đọc (Phạm Ngọc Thanh, 2007, 2010).

 

Đọc thêm...
 
CHẨN ĐOÁN TRẺ KHÓ KHĂN HỌC ĐỌC - ĐÔI ĐIỀU CẦN LƯU TÂM PDF. In Email
Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 12:02

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

Trường Đại học Sư phạm TP HCM

Tóm tắt

Chẩn đoán trẻ gặp khó khăn trong học đọc là một vấn đề vô cùng quan trọng và việc thực hiện quá trình chẩn đoán cần phải cẩn thận và nghiêm túc. Bài viết đề cập đến những điều cần lưu ý trong việc chẩn đoán trẻ mắc chứng khó đọc như: không nên đồng nhất kết quả học tập môn Tiếng Việt và chứng khó đọc, cần xem xét vấn đề não bộ cùng các nhầm lẫn khác cần quan tâm. Đây sẽ là một cơ sở giúp cho việc chẩn đoán tránh rơi vào tình trạng thiển cận, thiếu chính xác, gây ra định hướng trị liệu sai lệch và hậu quả nghiêm trọng.

Từ khóa: chẩn đoán, chẩn đoán trẻ gặp khó khăn trong học đọc, đôi điều cần lưu tâm, khó khăn trong học đọc, trẻ em,…

DIAGNOSIS OF CHILDREN WITH DYSLEXIA - SOMETHING TO NOTE

Summary

Diagnosing children with dyslexia is an extremely important issue and it should be performed carefully and seriously. This article mentions something to note in the diagnosis of dyslexia such as: we should not combine the learning outcomes of Vietnamese language and dyslexia, consider the brain issue and other confusions to be cared. This will be a basis for the diagnosis avoiding the myopic condition, inaccuracy, causing improper therapies and serious consequences.

Keywords: children, diagnosis, diagnosis of children with dyslexia, dyslexia, something to note…

 
HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 KHÓ ĐỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PDF. In Email
Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 11:59

HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 1 KHÓ ĐỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

CN Nguyễn Ngọc Linh

Viện nghiên cứu xây dựng phát triển xã hội học tập

TÓM TẮT

Đọc là nội dung chính, là kĩ năng nền tảng - điều kiện tiên quyết để học sinh (HS) có thể hoàn thiện cấp tiểu học và tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn. Nếu HS khó đọc không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng. Vì thế, việc phát hiện sớm và hỗ trợ đúng cách các em ngay từ lớp 1 giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, cơ hội học tập của các em. Bài báo này mô tả vắn tắt quá trình tiến hành hỗ trợ nhóm HS lớp 1 khó đọc ở một trường Tiểu học, thuộc thành phố Hà Nội đồng thời giới thiệu một mô hình hỗ trợ và các bài tập cùng biện pháp sử dụng.

Từ khoá: Khó đọc, học sinh lớp 1 khó đọc, mô hình hỗ trợ khó đọc, quy trình hỗ trợ khó đọc.

SUPPORTING FOR THE GRADE 1 STUDENTS WITH READING DIFFICULTIES IN PRIMARY SCHOOL

ABSTRACT
Reading is the main content, a fundamental skill - a prerequisite for students can complete primary school and continue studying at the Secondary school. If a student with reading difficulties and not be detected timely supporting, can lead to serious consequences. Therefore, early defining and supporting reading difficulties properly right from the First Grade play the most important role in ensuring the quality of the learning opportunities for students. The article described process of supporting for the students with reading difficulties of the Grade 1 at the primary School in Hanoi and introduced a new model and exercises support the measures used.

Key words: reading difficulties, Grade 1 Students with reading difficulties, supporting model for students with reading difficulties, supporting processes for student with reading difficulties.

 
SO SÁNH VIỆC HIỂU CÁC KHÁI NIỆM DẠY ĐỌC VÀ NHỮNG HÀM ẨN CHO VIỆC DẠY ĐỌC Ở LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC PDF. In Email
Thứ tư, 19 Tháng 6 2013 00:27

TS. Hoàng Thị Tuyết

Khoa Giáo dục Tiểu Học- ĐHSP.TPHCM

Tóm tắt

Bài viết cố gắng bao quát các tư liệu liên quan đến dạy học đọc ở bậc tiểu học để tìm hiểu và phát hiện những điểm tương đồng hoặc khác biệt trong cách hiểu các khái niệm cơ bản về dạy đọc giữa các nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ trong nước và quốc tế. Về đại thể đã có một số quan niệm về cơ chế đọc, đọc hiểu trong nước tương đồng với quan niệm của quốc tế. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, có không ít khác biệt trong cách hiểu những khái niệm cơ bản khác. Đó cách hiểu về đọc thành tiếng và đọc thầm, về các thành tố tạo nên năng lực đọc nói chung và khả năng đọc lưu loát, về tính đa diện phức hợp của cơ chế đọc hiểu cũng như đọc lưu loát theo hướng phát triển người học trở thành người đọc độc lập. Những khác biệt được tìm thấy này dẫn tôi đến một số suy nghĩ về việc hợp lý hóa việc dạy và học đọc Tiếng Việt ở tiểu học trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt ở hai lớp đầu cấp nơi mà đọc lưu loát là một kết quả tiêu điểm nhất thiết phải đạt được ở mức thành công.

Từ khoá: Đọc, đọc hiểu, đọc lưu loát, đọc thành tiếng

Comparison of interpreting foundational concepts on teaching reading

at primary levels and its pedagogical implications

Abstract

The article is a review of Vietnamese and international literature to investigate possible similarities and differences in their interpretation of foundational concepts on teaching reading at primary levels. In general, there is the conformity in conceptualization of reading mechanism and reading comprehension. However, in details, differences were found in understanding many other concepts. These involve conceptualization of loud and silent reading, foundational components of reading capacity and reading fluency, the multifaceted and complex nature of reading comprehension and fluency in terms of the pedagogical aim to develop learners to be independent readers. Identifying these conceptual differences leads my suggestive thoughts on rationalization of teaching reading at primary levels from theoretical and practical perspectives, particularly at beginning levels in which reading fluency is emphasized as a focused learning outcome.

Key words: Reading, Reading comprehension, Reading fluency , Loud reading, Silent reading

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 14

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội