Khoa Ngữ Văn
  
Trang chủ Giới Thiệu Sách
THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC “DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG” PDF. In Email
Thứ năm, 14 Tháng 11 2013 02:12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

 

THÔNG BÁO SỐ 1

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC

DẠY HỌC NGỮ VĂN

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. MỤC TIÊU:

-       Tạo diễn đàn học thuật để các chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên phổ thông môn Ngữ văn trao đổi về tình hình dạy học hiện nay và đề xuất định hướng đổi mới chương trình Ngữ văn phổ thông theo hướng phát triển năng lực; tạo diễn đàn trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo và sử dụng giáo viên Ngữ văn; qua đó, thu hút sự quan tâm và tạo bước chuyển biến về nhận thức trong giới nghiên cứu và giảng dạy, chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản, toàn diện việc dạy học Ngữ văn sau năm 2015.

-       Xác lập các cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn, tương thích với chương trình Ngữ văn phổ thông sau năm 2015.

-       Phát huy vai trò “đầu tàu”, “dẫn đường” của các trường đại học sư phạm và hội nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành trong việc đổi mới giáo dục phổ thông.

2. THÀNH PHẦN THAM GIA:

Các nhà chuyên môn thuộc tiểu ban xây dựng chương trình Ngữ văn sau 2015 của Bộ GD & ĐT; các nhà khoa học, nhà giáo đã và đang nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn ở các trường đại học, đặc biệt là các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), các nhà chuyên môn ở các viện nghiên cứu giáo dục; cán bộ biên tập sách Ngữ văn thuộc Nhà xuất bản Giáo dục; giáo viên phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) có kinh nghiệm dạy học và nghiên cứu môn Ngữ văn; chuyên viên môn Ngữ văn tại một số sở, phòng giáo dục địa phương và khách mời từ Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan hữu quan.

3. NỘI DUNG:


3.1. Hiện trạng dạy học Ngữ văn ở phổ thông và đào tạo giáo viên Ngữ văn

-    Dạy học Ngữ văn (Tiếng Việt) theo chương trình, SGK hiện hành ở tiểu học; THCS; THPT;

-    Đào tạo giáo viên dạy học Ngữ văn ở bậc tiểu học; bậc THCS; bậc THPT;

3.2. Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm lịch đại và so sánh

-    Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm lịch đại (Chương trình, SGK Ngữ văn Việt Nam qua các giai đoạn: trước 1945, 1945 – 1975; những lần đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa Ngữ văn sau 1975.

-    Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm so sánh (So sánh chương trình, SGK Ngữ văn của Việt Nam và của một số nước khác.

3.3. Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015 – định hướng đổi mới, triển vọng và thách thức

-    Về quan điểm dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực (đọc, viết, nói, nghe), tinh thần tích hợp và phân hóa;

-    Về cấu trúc chương trình, cấu trúc, nội dung, lôgic hệ thống bài học trong sách giáo khoa, theo định hướng phát triển năng lực và dạy học tích hợp;

-    Về quan điểm chọn văn bản làm cơ sở cho hệ thống bài học theo tinh thần phát triển tổng hợp bốn kĩ năng đọc – viết – nói – nghe;

-    Về mối quan hệ giữa việc cung cấp hệ thống kiến thức Ngữ văn (Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Ngôn ngữ học, Làm văn) và việc phát triển các kĩ năng;

-    Về việc đổi mới hệ thống phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và quan điểm dạy học tích hợp;

-    Triển vọng và thách thức của dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực và quan điểm tích hợp nhìn từ góc độ vĩ mô.

3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015

Về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: hiện trạng và những đề xuất đổi mới; những thuận lợi và khó khăn của việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhìn từ nhiều góc độ: cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở sử dụng giáo viên, và đội ngũ giáo viên phổ thông.

4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THẢO

-       Thời hạn đăng kí và gởi tóm tắt: Ngày 15 tháng 12 năm 2013

-       Thời hạn nộp báo cáo: 15 tháng 02 năm 2014

-       Thời gian hội thảo: 01 ngày từ 21/04/2014 đến 26/04/2014

-       Địa điểm tổ chức:  280 An Dương Vương, Q5, TP HCM

5. QUY CÁCH VĂN BẢN

-       Văn bản sử dụng mã chữ Unicode, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 14. Về quy cách chi tiết xin truy cập trang Web của Khoa Ngữ Văn ĐHSP TP HCM địa chỉ w.w.w.khoanguvan.hcmup.edu.vn.

 

LIÊN LẠC:

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Điện thoại: Nguyễn Thành Thi: 0918281632; Nguyễn Ly Kha: 0918257296; Đinh Phan Cẩm Vân: 01688997785.

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

 
Khai giảng khóa tiếng Việt KOICA tháng 12-2013 PDF. In Email
Thứ năm, 19 Tháng 12 2013 11:01

Chiều ngày 18/12/2013, tại phòng họp A307, Tổ bộ môn tiếng Việt dành cho người nước ngoài của khoa Ngữ Văn, cùng Tổ chức tình nguyện KOICA Hàn Quốc đã tổ chức lễ khai giảng khóa học tiếng Việt trong vòng 6 tuần cho 5 tình nguyện viên tổ chức KOICA.

 

 

KOICAĐến tham dự buổi lễ khai giảng, có đại diện tổ chức KOICA Hàn Quốc, quý thầy cô giảng viên khoa Ngữ Văn sẽ trực tiếp giảng dạy, và đặc biệt là có sự hiện diện của thầy Đặng Chính Nghĩa, phó hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

Thầy Phó hiệu trưởng Đặng Chính Nghĩa

Được biết, đây là đợt khai giảng thứ hai khóa học tiếng Việt dành cho tình nguyện viên KOICA Hàn Quốc trong 4 tháng trở lại đây của khoa Ngữ Văn. Điều đó cho thấy uy tín của khoa Ngữ Văn nói chung, Tổ bộ môn tiếng Việt dành cho người nước ngoài nói riêng trong việc đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.

Sau lễ khai giảng, các học viên sẽ học tiếng Việt trong 6 tuần trước khi về nơi công tác (Nghệ An, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Tp. Hồ Chí Minh). Trong đó, sẽ có 1 tình nguyện viên giảng dạy tiếng Hàn cho trung tâm Hàn Quốc học, trực thuộc trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

 
TIN NGẮN: CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC CHO ĐỒNG CHÍ ĐINH PHAN CẨM VÂN PDF. In Email
Thứ năm, 26 Tháng 12 2013 02:12

 

14g00 ngày 25 tháng 12 năm 2013, chi bộ Khoa Ngữ Văn đã họp xét chuyển Đảng chính thức cho đồng chí Đinh Phan Cẩm Vân sau thời gian thử thách. Kết quả 100% đảng viên đã thống nhất chuyển Đảng cho đồng chí.

Xin chúc mừng đồng chí Đinh Phan Cẩm Vân đã vượt qua thời gian thử thách và chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng.

A.T ghi

 
VẤN ĐỀ VĂN HỌC: Di sản Bakhtin (Tzvetan Todorov) PDF. In Email
Thứ sáu, 05 Tháng 9 2014 03:49

 

Mikhain Bakhtin (1895-1975)

 

Trong lịch sử trí tuệ thế kỉ XX, Mikhain Bakhtin có một vị trí đặc biệt: đó là tác giả vĩ đại nhất mà Liên Xô đã hiến tặng cho nhân loại trên một lãnh địa vô cùng rộng lớn bao gồm nghiên cứu văn học, các khoa học nhân văn và triết học. Sự sụp đổ của chế độ toàn trị vào năm 1991 chỉ khẳng định thêm cái mà nhiều người đã nhận ra từ rất lâu, ấy là trong suốt thời kì trước kia, nếu tính cả những công trình của các tác giả từng bị đàn áp và bị bắt buộc phải quên đi, thì Bakhtin vẫn đứng ở vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu người ta rất nhanh chóng khẳng định vị trí quan trọng của Bakhtin, thì sự bất đồng trong việc lí giải tư tưởng của ông cũng càng ngày càng trở nên quyết liệt. Chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc nghiên cứu di sản của Bakhtin. Do đâu mà có nhiều khó khăn như thế? Rất dễ lý giải điều đó nếu ta nhớ lại các công trình của Bakhtin đã được sáng tạo ra trong một hoàn cảnh như thế nào. Sự kiểm soát toàn bộ sản phẩm trí tuệ đặc biệt hà khắc của xã hội toàn trị ngay từ đầu đã buộc mỗi tác giả phải tìm đến ngôn ngữ Ésope và điều đó khiến người ta không thể bộc lộ tư tưởng một cách công khai. Thế mà so với thiên hạ, Bakhtin còn cẩn trọng hơn nhiều. Ông không chỉ dấu kín các vị ngữ, mà còn dấu luôn cả chủ ngữ trong mỗi câu viết. Thoạt nhìn thì có vẻ như ông đang bàn luận về đối tượng gắn với nhan đề ghi ngoài bìa những cuốn sách của ông. Nhưng ngày nay, khi cái kho bản thảo mà ông đã viết từ thời còn trẻ cho tới những năm cuối đời được in ra tất tật, ta mới rõ, Bakhtin trước hết là nhà triết học (hoặc là “nhà tư tưởng”, như ở nước Nga người ta vẫn nói), lại là nhà triết học phải sống ở đất nước xem môn khoa học này chẳng qua chỉ là một bộ phận của đường lối chính trị, chẳng hề có chút tự do nghiên cứu nào. Ta hiểu vì sao Bakhtin đã tìm đến nghiên cứu văn học và văn hóa học, những lĩnh vực mà sự kiểm soát tỏ ra ít hà khắc nhất, nhờ đó hai chuyên luận dành cho Dostoievski và Rabelais của ông đã ra đời.

 

Đúng là kiểm duyệt đã bỏ qua, tuy không phải ngay lập tức, cũng không phải là bỏ qua tất cả. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện sự ngộ nhận. Người ta xem Bakhtin là chuyên gia về hai nhà văn nói trên và rất hào hứng chứng minh, viết về nhà văn nào Bakhtin cũng phạm sai lầm. Nhưng mục đích mà Bakhtin nhắm tới lại là chuyện khác: ông cố ý đi đường vòng để có thể nói được quan niệm của mình về con người và thế giới. Chẳng nên trách cứ Bakhtin vì sự mập mờ ảo diệu của hệ thống lý thuyết mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Về phương diện này, một môn đồ của chủ nghĩa hình thức ở giai đoạn nó mới bắt đầu hình thành là bà Lidia Ghinburg đã có lý khi viết: “Bakhtin xuất chúng chẳng phải vì ông đã nói được những chân lý hiển nhiên, mà là vì một lí do khác. Ông trở thành xuất chúng nhờ có một nghị lực phi thường và một sức mạnh tư duy lúc nào cũng làm việc không biết mệt mỏi, trên hành trình của mình, sức mạnh tư duy ấy đã đẻ ra một hệ thống quan niệm đầy triển vọng” [1]. Bakhtin giống một nhân vật huyền thoại nhiều hơn là một học giả bằng xương bằng thịt.

Đọc thêm...
 
VẤN ĐỀ VĂN HỌC: Tính hiện đại và lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX (Trần Đình Sử) PDF. In Email
Thứ năm, 18 Tháng 9 2014 02:30


BLUE POLES, 1952, Jackson Pollock.

 

Lý luận văn học Việt Nam thế kỉ XX là một bộ phận không tách rời của văn học dân tộc, đồng thời cũng không tách rời với các trào lưu lý luận văn học thế giới, bởi quá trình hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình tự ý thức của văn học trong suốt thế kỉ qua và đang bước vào thế kỉ XXI. Đánh giá quá trình lý luận văn học ấy như thế nào, theo phương pháp nào, tiêu chí nào là một vấn đề có ý nghĩa bức thiết. Lý luận ấy phát triển tất nhiên không phải chỉ do bản thân nó và nhu cầu của văn học dân tộc mà còn do lịch sử xã hội, quan hệ giao lưu quốc tế, bởi vì đó là những nhân tố quy định sự lựa chọn, phương hướng, tính chất, hình thái của lý luận văn học ấy. Từ trước đến nay chúng ta nhìn nhận sự phát triển của lý luận văn học theo quan điểm ý thức hệ mác xít, coi đó là quá trình truyền bá lý luận văn học mác xít vào Việt Nam, là quá trình đánh dẹp các lý thuyết phong kiến, tư sản, xét lại… Tiến trình lý luận coi như sự phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ giữa lý luận văn học mác xít với lý luận văn học phong kiến, tư sản để tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với các tiêu chí như thực tiễn cách mạng, tính chiến đấu, tính giai cấp, tính biện chứng, tính tiên phong, quan hệ địch – ta, bức tranh lí luận không chỉ mang đậm màu sắc đấu tranh chính trị, mà còn có thể có nguy cơ khái quát thiên lệch, đem cái đặc thù làm cái phổ biến hoặc đem cái chính thống, quan phương làm cái phổ biến. Chẳng hạn, nếu xem lịch sử lý luận văn học Việt Nam thế kỉ XX là lịch sử truyền bá lý luận mác xít, là lịch sử khẳng định vị trí độc tôn của nó và là lịch sử đấu tranh, phê phán tất cả các thứ lý luận văn học phi mác xít, thì sẽ làm nghèo, làm méo bức tranh phát triển thực tế của lý luận văn học. Đó là tình hình của một số cuốn lịch sử lý luận văn học trước đây thiên về miêu tả các cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ. Các tiêu chí ấy cũng có một số cơ sở khách quan nhất định, nhưng đồng thời cũng đều tỏ ra hạn hẹp, bởi vì thực tiễn cách mạng, suy cho cùng chỉ là vận động của từng thời kì trong thời gian, không gian cụ thể, chưa phải là tiêu chí phổ quát, có tính lâu dài để nhìn nhận mọi hiện tượng lý luận. Lý luận văn học mác xít, suy cho cùng cũng chỉ là một trường phái lý luận hình thành từ thế kỉ XIX và được phát triển vào thế kỉ XX, chủ yếu là ở các nước xã hội chủ nghĩa, nó không thể là toàn bộ văn hoá nhân loại, mà lý luận văn học Việt Nam muốn phát triển, phong phú, thì không thể chỉ uống nước từ một nguồn[1]. Vì thế ngày nay chúng ta cần nhìn lại quá trình phát triển nói trên theo tiêu chí tính hiện đại, bởi đó là đặc điểm chung của quá trình vận động văn hoá, văn nghệ của nhân loại bắt đầu từ thời Phục Hưng ỏ phương Tây và tiếp tục cho đến ngày nay trên phạm vi toàn thế giới. Không một học thuyết nào lại không cần được đánh giá từ tính hiện đại.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 9 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT