Khoa Ngữ Văn
  
Trang chủ Giới Thiệu Sách
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG: BUỔI GẶP GỠ NHÂN TS. BẠCH VĂN HỢP TRỞ VỀ CÔNG TÁC TẠI KHOA PDF. In Email
Thứ hai, 25 Tháng 3 2013 22:51

 

 

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, TS. Bạch Văn Hợp trở về Khoa Ngữ Văn đảm nhận công tác giảng dạy bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại. Sáng ngày 25/3/2013, Khoa đã tổ chức buổi họp mặt thân mật chào đón thầy. Trong buổi họp mặt, nhiều bài thơ, bài hát chúc mừng đã được các giảng viên của Khoa gửi đến thầy. Phát biểu trong buổi họp mặt, TS. Bạch Văn Hợp cũng bày tỏ niềm vui và xúc động khi trở về và tiếp tục làm việc ở “mái nhà xưa”.

A.T ghi.

 
IU.LOTMAN: Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Khung (Lã Nguyên dịch)-Phần 1 PDF. In Email
Thứ sáu, 29 Tháng 3 2013 15:53

Robert Delaunay, Premier Disque, 1913.

 

 

Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là Chương VIII trong chuyên luận Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) của Iu. Lotman  (1922-1993), nhà nghiên cứu văn học, văn hoá học, một trong những người sáng lập của Trường phái cấu trúc – kí hiệu học Tartu-Moskva. Nội dung Chương VIII được triển khai trong 9 mục: Khung, Vấn đề không gian, Vấn đề truyện kể, Khái niệm nhân vật, Về đặc trưng của thế giới nghệ thuật, Nhân vật và tính cách, Khái niệm “cảnh”của điện ảnh và văn bản văn học, Điểm nhìn của văn bản, Phối hợp các yếu tố không cùng loại là nguyên tắc kết cấu (Lã Nguyên)

 

 

KHUNG

Người ta thường hiểu kết cấu là tổ chức theo trục kết hợp ngang của các yếu tố truyện kể[1]. Cho nên, trước tiên cần chia tách về mặt hệ hình (trục dọc.- ND) các yếu tố ở một cấp độ cụ thể, rồi sau đó mới nghiên cứu sự phối hợp của chúng theo trục kết hợp ngang.

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, việc chia tách các yếu tố truyện kể luôn luôn phụ thuộc vào các đối lập cơ bản. Vậy mà, về phía mình, các đối lập này chỉ có thể chia tách trong phạm vi của một trường nghĩa được hạn định trước (chỉ có thể chia tách hai tập hợp con bổ sung cho nhau khi có một tập hợp phổ quát cho trước). Bởi thế, vấn đề khung – tức là vấn đề ranh giới chia tách văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản – luôn luôn thuộc loại những vấn đề then chốt. Cùng là những câu chữ tạo ra tác phẩm như thế, vậy mà chúng sẽ được chia thành những yếu tố truyện kể theo những cách thức khác nhau, tuỳ thuộc vào đường kẻ ngăn cách văn bản với cái không phải văn bản được vạch ra ở chỗ nào. Những gì nằm phía ngoài đường kẻ ấy đều không nhập vào cấu trúc của một tác phẩm cụ thể: hoặc nó không phải là tác phẩm, hoặc nó thuộc một tác phẩm khác. Chẳng hạn, trong nhà hát ở thế kỉ XVIII, các hàng ghế của loại khán giả ưu đãi đặc biệt được đặt ngay trên sân khấu khiến người xem ngồi dưới nhìn thấy cả diễn viên lẫn khán giả. Nhưng chỉ có diễn viên mới lọt vào không gian nghệ thuật của vở diễn được bài trí bên trong một cái khung xác định giới hạn của nó. Bởi thế, tuy nhìn thấy cả khán giả trên sân khấu, nhưng người xem không để ý tới họ.

Đọc thêm...
 
“LƯỢC ĐỒ” VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI (Nguyễn Thành Thi) PDF. In Email
Thứ hai, 15 Tháng 4 2013 23:04

Several Circles, January-February 1926

Wassily Kandinsky (Russian, 1866-1944).

 

  1. 1. Lịch sử văn học nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, một hướng tiếp cận có ý nghĩa

Trong các bộ giáo trình lịch sử văn học ở Việt Nam – cho đến thời điểm này – nói đến sự vận động văn học, các nhà nghiên cứu thường chỉ nói nhiều đến bức tranh văn học với tác phẩm và đội ngũ tác giả, sự hình thành, phát triển của các trào lưu, trường phái, tổ chức văn học,…Trong khi đó, sự hình thành, phát triển và quá trình hoàn thiện bức tranh thể loại – loại sự kiện trung tâm của lịch sử văn học – thì lại rất ít được nói đến, ít được đầu tư nghiên cứu một cách kĩ lưỡng.

Tiếp cận lịch sử văn học từ góc nhìn thể loại, đặc biệt là từ sự hình thành và tương tác thể loại, nhà nghiên cứu sẽ có thêm những sự kiện, tư liệu thuyết phục để miêu tả, cắt nghĩa một cách đầy đủ khoa học hơn về tiến trình văn học.

Theo hướng tiếp cận đó, bài viết này bước đầu tìm cách mô tả quá trình vận động, phát triển của văn học quốc ngữ Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày nay như là quá trình hình thành và tương tác thể loại. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn một thế kỉ, quá trình ấy diễn ra hết sức sinh động, phức tạp, với bộn bề sự kiện, tác giả bài viết này chỉ cắt lấy một đoạn (văn học quốc ngữ Việt Nam trước năm 1945) để tìm hiểu. Tác giả cũng không tham vọng dựng lại toàn cảnh bức tranh thể loại văn học trong hơn nửa thế kỷ mà chỉ đưa ra một “lược đồ” với những nét chấm phá, nhằm, trước là, đề xuất thêm một cách tiếp cận vấn đề; sau là, thấy rõ và đánh giá đúng hơn vai trò của việc phát triển thể loại văn học trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà.

Đọc thêm...
 
“LƯỢC ĐỒ” VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM `NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI (tiếp theo)- NGUYỄN THÀNH THI PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 4 2013 05:15

 

 

Colour Studies, Wassily Kandinsky, 1913.

 

 

1. Trong bài “Lược đồ” văn học quốc ngữ Việt Nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại[1], sau khi đưa ra một cách hiểu về thể loại và tương tác thể loại, chúng tôi đã tập trung mô tả một số biểu hiện cụ thể của quá trình hình thành và tương tác thể loại trong văn học quốc ngữ Việt Nam. Quá trình hình thành và tương tác thể loại ấy thường xuyên được đặt trong bối cảnh cụ thể lịch sử, văn hóa xã hội Việt Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXI).

Phần tiếp theo của bài viết này, sẽ tập trung mô tả những đột phá kĩ thuật và thành tựu quan trọng của văn học quốc ngữ Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại, trên cơ sở đó đề xuất thêm một cách đọc lịch sử văn học nước nhà.

Đọc thêm...
 
HÌNH ẢNH VỀ CUỘC THI SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC PDF. In Email
Thứ bảy, 18 Tháng 5 2013 23:19

 

Tối 18, 05, 2013, tại giảng đường D, trường Đại học Sư phạm Tp HCM, đã diễn ra đêm chung kết cuộc thi Sân khấu hóa tác phẩm văn học lần thứ I và giao lưu với nghệ sĩ ưu tú Công Ninh. Sinh viên của các lớp Sư phạm, Cử nhân ngữ văn, Việt Nam học đã cống hiến cho khán thính giả những tiết mục đặc sắc, được chuyển thể từ các tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài. Sau đây là một số hình ảnh:

 

 

Tiết mục múa khai mạc đêm chung kết.

 

 

Ban giám khảo, các vị khách mời, và các giảng viên trẻ khoa Ngữ văn.

 

 

Phần giao lưu với nghệ sĩ ưu tú Công Ninh. Nghệ sĩ đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trên hành trình nghệ thuật của mình với các sinh viên khoa Ngữ văn.

 

 

Vở Mị Châu - Trọng Thủy.

Tiết mục đầu tiên cũng là tiết mục đoạt hai giải cao nhất của cuộc thi: giải nhất (đồng hạng), giải diễn viên xuất sắc cho vai An Dương Vương.

 

Vở Tum Tiêu.

Tiết mục đoạt giải nhất (đồng hạng) của cuộc thi.

 

Cổ động viên và cũng là khán thính giả nhiệt tình của các lớp.

 

Khán giả nhí cũng chăm chú và say mê.

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 6 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT