Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức
IU.LOTMAN: Chiêm bao - Cửa sổ kí hiệu học (Lã Nguyên dịch) PDF. In Email
Thứ bảy, 09 Tháng 3 2013 11:46

Dreams and Nighmares, Robert Steven Connett, 2010.

 

Trong lịch sử của sự nhận thức, điểm ngoặt là thời điểm xuất hiện khoảng cách tạm thời (khoảng lặng) giữa xung động và phản xạ trước xung động ấy. Sơ đồ sinh học khởi điểm được kiến tạo như sau: “kích thích – phản xạ”. Đồng thời, trong ý nghĩa lí tưởng, không gian giữa các yếu tố này mang tính nhất thời, tức là được xác định bằng thời gian sinh lí cần thiết để thực hiện phản xạ trực tiếp. Sơ đồ này  thể hiện đặc điểm của mọi loại sinh thể và duy trì quyền năng của nó đối với cả con người. Toàn bộ phạm vi các xung động và những phản xạ nhất thời đều dựa trên sơ đồ ấy. Một mặt, chúng gắn với các hành vi trực tiếp, mặt khác, gắn với khu vực các phản xạ nhất thời, với những thứ mà sự tiếp xúc kí hiệu học bị kéo chậm lại.

Giai đoạn hoàn toàn mới sẽ bắt đầu khi xuất hiện sự bùng nổ tạm thời giữa việc tiếp nhận thông tin và phản xạ trước sự tiếp nhận ấy. Tình trạng này đỏi hỏi trước hết sự phát triển và hoàn thiện của kí ức. Sự biến đổi phản xạ thành kí hiệu thông qua tác động trực tiếp là một kết quả quan trọng khác. Phản xạ trước thông tin sẽ biến thành cấu trúc độc lập, có khả năng tích luỹ, với cơ chế tự phát triển và ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Ở giai đoạn này, sau khi mất đi xung động trực tiếp, phản xạ vẫn chưa trở thành hiện tượng mang tính tự do tương đối và, do đó, cũng chưa trở thành hiện tượng có thể điều khiển được. Cơ chế của nó vẫn chịu sự quyết định của các xung động sinh lí nằm ngoài ý muốn tự giác của người nói như trước kia, nhưng nó đã gần như hoàn toàn độc lập. Trước hết, chiêm bao chính là hiện thân của giai đoạn này.

Có thể giả định, trong trạng thái tâm lí, khi tư tưởng và hành vi chưa tách rời nhau, thì chiêm bap tạo thành môi trường, trong đó, không có sự chia tách giữa chúng và cũng không thể có những xúc động riêng rẽ, độc lập. Lời nói và điệu bộ, hay rộng hơn – toàn bộ phạm vi ngôn ngữ với những khả năng của nó sẽ nối mạch, khiến các cơ chế mạnh hơn hoạt động và dập tắt khả năng chiêm bao, một khả năng tiềm tàng, hoá thành lĩnh vực ý thức tự túc, tự mãn. Tuy nhiên, không phải không có đề kháng, khi lĩnh vực này từ bỏ vị thế của mình.

Đọc thêm...
 
KHI ĐỒ VẬT LÀ NHÂN VẬT (Phạm Thị Phương) PDF. In Email
Thứ tư, 27 Tháng 2 2013 13:31

Wedernikow Boris, 'Old Things'.

 

Mọi nghệ sĩ đều nói bằng “ngôn ngữ” đồ vật của thời mình

(A. P. Chudakov)

Đồ vật cũng là nhân vật văn học

“Đồ vật” là khái niệm đa nghĩa, đa trị. Nó không chỉ được nhìn nhận về mặt giá trị sử dụng như sản phẩm tiện ích, mà còn được xem xét như giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và triết học, như một Kẻ Khác, sở hữu nhiều phẩm chất và có tư cách đối thoại vô tận với con người trong suốt hành trình văn hóa nhân loại.

Đồ vật xuất hiện trong thế giới nghệ thuật từ thời cổ xưa. Trong thế giới quan thần thoại, đồ vật chưa có chức năng độc lập, chỉ được coi là vật thể thực hành nghi lễ. Mối quan hệ thẩm mĩ của nó với cuộc sống cũng chưa tìm thấy ý nghĩa độc lập, và sự hạn tri của thời cổ đại về thế giới vật chất dẫn đến việc định giá nó chỉ dừng lại ở dạng đơn nhất, con người chưa thâm nhập vào những tầng bí ẩn của mối quan hệ vật chất cũng như những mê cung của môi trường đã kiến tạo nên cấu trúc thẩm mĩ của nó. Tuy nhiên, trong vai trò “nhân vật” văn học, ngay thời đó và suốt thời trung đại, đồ vật đã có ngôi vị, được nhìn theo phương châm “lấy cảnh ngụ tình” (dùng vật/cảnh để nói tâm trạng, tâm lí người).

Không thể đòi hỏi quan niệm về đồ vật tiến triển vượt thời đại, cũng như không thể hiểu khái niệm này dừng mãi ở ngưỡng xác định trên. Trải qua biến thiên của thời gian và biến chuyển của tư duy con người, quan niệm về đồ vật có nhiều thay đổi, càng ngày càng chứng tỏ đồ vật được coi như một giá trị, một công cụ nhận thức, qua đó, phản chiếu cách nhìn, cách tư duy và thông điệp của nghệ sĩ. Nảy sinh từ thế kỉ XIX và phát triển cực thịnh trong thế kỉ XX một khuynh hướng gọi là Thuyết chức năng, với nguyên tắc đề cao công năng của đồ vật, dẫn đến việc biến nó thành một “tập hợp năng động đa chức năng”, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Đến lúc này, nhân vật-đồ vật xông lên “tiếm ngôi” nhân vật-người, giành một vị trí đặc biệt mà nó chưa từng được hân hưởng trong văn học cũ. L. Goldmann xác nhận: “Hai giai đoạn cuối cùng của lịch sử kinh tế và đồ vật hóa trong xã hội phương Tây phù hợp thực sự với hai thời kì lớn trong lịch sử của các hình thức tiểu thuyết: thời kì mà tôi xác định bởi sự biến mất của nhân vật và trong đó tồn tại những tác phẩm quan trọng nhất như tác phẩm của Joyce, Kafka, Musil, Buồn nôn của Sartre, Người xa lạ của Camus, và rất có thể, như một trong những ý quan trọng nhất của tôi, tác phẩm của Nathalie Sarraute; thời kì thứ hai chỉ bắt đầu tìm thấy sự thể hiện văn học của nó mà Robbe-Grillet là một trong những đại diện đích thực và sáng giá nhất, chính xác đó là thời kì đánh dấu sự xuất hiện của một thế giới tự trị của các đồ vật, chúng có cấu trúc và những quy luật riêng(1). (PTP nhấn mạnh).

Đọc thêm...
 
IU.LOTMAN: Về ký hiệu quyển (Lã Nguyên dịch) PDF. In Email
Thứ hai, 21 Tháng 1 2013 03:07

 

Phố Hàng Bạc, Bùi Xuân Phái.

 

 

Ký hiệu học hiện đại đang trải qua giai đoạn buộc phải xét lại một số khái niệm cơ bản. Ai cũng biết, ngay từ nguồn cội của nó, ký hiệu học đã có hai truyền thống khoa học. Truyền thống thứ nhất bắt nguồn từ Peirce[1] - Morris[2], xuất phát từ quan niệm xem ký hiệu là yếu tố thứ nhất của mọi hệ thống ký hiệu học. Truyền thống thứ hai dựa vào các luận điểm của Saussure[3] và Trường phái Prague[4], lấy cặp đối lập ngôn ngữ và lời nói (của văn bản) làm nền móng. Tuy có sự khác biệt trong hướng tiếp cận như thế, chúng vẫn có sự giống nhau hết sức cơ bản: chọn một nhân tố giản đơn nhất, nhỏ nhất không thể chia cắt làm nền tảng, tất cả những gì sau đó đều được xem xét như là sự tương đồng với nó. Chẳng hạn, với truyền thống thứ nhất, nền tảng phân tích là một ký hiệu cô lập, mọi yếu tố ký hiệu học tiếp theo đều được nghiên cứu như là trình tự của các ký hiệu.Truyền thống thứ hai, có thể thấy, lại chọn hành vi giao tiếp riêng lẻ – sự trao đổi thông tin giữa người gửi và người nhận – làm đối tượng nghiên cứu như là nhân tố thứ nhất và là mô hình mẫu của mọi hành vi ký hiệu học. Rốt cuộc, hoạt động giao tiếp ký hiệu của cá nhân được xem là mô hình ngôn ngữ tự nhiên, những mô hình của các ngôn ngữ tự nhiên thì được xem là mô hình ký hiệu học tổng hợp, còn bản thân ký hiệu học thì được diễn giải như là sự ứng dụng mở rộng các phương pháp ngôn ngữ học vào những đối tượng không thuộc phạm vi ngôn ngữ học truyền thống. Quan điểm này có nguồn cội từ Saussure, được thể hiện rõ nhất trong các công trình của nhà nghiên cứu đã quá cố I.I.Revzin, người từng đưa ra định nghĩa như sau trong những cuộc thảo luận tại Trường học mùa Hè lần thứ hai ở Kääriku (1966): “Đối tượng của ký hiệu học là mọi khách thể có thể miêu tả bằng các phương tiện ngôn ngữ học”.

Hướng tiếp cận nói trên phù hợp với nguyên tắc tư duy thông thường: đi từ cái giản đơn đến cái phức tạp, hiển nhiên là có thể chấp nhận trong giai đoạn đầu. Nhưng ở đó đã sẵn tiềm ẩn một nguy cơ: tiện ích phát hiện sự kiện (sự thuận tiện của việc phân tích) sẽ được xem là yếu tính bản thể của đối tượng mà cấu trúc xuất phát từ những nguyên tố toàn vẹn giản đơn, có thể phác hoạ rõ ràng đến sự phức tạp hoá tiệm tiến của chúng gán cho nó. Đối tượng phức tạp thế là bị quy về tổng số của những cái giản đơn.

Đọc thêm...
 
THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN TỌA ĐÀM “PHONG TRÀO THƠ MỚI VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN – 80 NĂM NHÌN LẠI” PDF. In Email
Thứ hai, 10 Tháng 9 2012 03:20

HỘI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN TỌA ĐÀM

 

“PHONG TRÀO THƠ MỚI VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN – 80 NĂM NHÌN LẠI”

Đọc thêm...
 
HỘI THẢO "VĂN HỌC TRUNG TÂM/NGOẠI BIÊN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ" PDF. In Email
Thứ hai, 10 Tháng 9 2012 03:17

Thư mời viết tham luận hội thảo

 

“VĂN HỌC TRUNG  TÂM/NGOẠI BIÊN:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ”

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2012

Kính gửi:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự định tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia:  “Văn học trung tâm/ngoại biên: Những vấn đề lí thuyết và lịch sử”. Kính mời quý vị viết tham luận cho hội thảo.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1112131415161718Tiếp theoCuối»

Trang 14 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT