Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 1687 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

album_hinh

Nội dung
CHỢT NHỚ CÀ MAU PDF. In Email
Thứ năm, 08 Tháng 10 2015 03:02


(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ)

Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ quốc.
Vì vậy, lâu lắm rồi, khi tỉnh Minh Hải tổ chức Hội thảo khoa học về Ba Phi, tôi đã mau mắn gửi báo cáo tham dự cũng chỉ nhằm được đến vùng Đất Mũi (thời bao cấp muốn đi đây đó không dễ dầu gì!). Nhưng rồi lần đó tôi lại kẹt công việc không tham dự được.
Lần đầu tiên tôi được xuống Cà Mau là năm 2002, đi cùng lãnh đạo trường với tư cách Phó Trưởng Khoa để khai giảng lớp chuyên tu Ngữ Văn K1. Xong việc, xong tiệc tùng, đoàn phải lên ngay Bạc Liêu để kịp tổ chức phát bằng tốt nghiệp ở đó nên rốt lại tôi cũng chẳng thu hoạch được tẻo teo nào về xứ Cà Mau!
Phải đến hai năm sau, tháng 8/2004, giấc mơ tôi mới thành hiện thực. Lần ấy tôi dạy ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên CM (giờ là Trường Cao đẳng Cộng đồng) hai tuần liên tiếp hết dạy K1 GDMN đến dạy K1 Ngữ Văn, cuối tuần ở lại với quyết tâm phải đến mũi Cà Mau. Ai ngờ sáng ấy lại mưa to gió lớn, lãnh đạo Trung tâm có ý ngăn vì sợ nguy hiểm. Nhưng "chí tôi đã quyết" nên rồi mấy học viên trong ban cán sự hai lớp (Thu Hà, Hiền Thương, Thanh Tuyết, Anh Thư..., GDMN; Nha Trang, Hồng Cúc... Ngữ Văn...) cũng phải cùng tôi mặc áo mưa ra bến đò Phường 7 thuê ca nô lặn hụp xuôi sông Gành Hào, trực chỉ Năm Căn, Đất Mũi.
Lần đầu tiên được trải nghiệm hành trình dài trên mênh mông sông nước tấp nập thuyền ghe vốn chỉ được nhìn trên phim ảnh, tôi như bị hớp hồn.
Và đây rồi, "mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau" (Xuân Diệu). Vậy là cuối cùng thì tôi cũng đã đến được vùng đất thiêng hằng bao ao ước!
Rồi 3 năm sau, 29/3/2007 lại tranh thủ đi cùng Lớp GDMN K2 (Hồng, Cẩm, Hạnh...) đến Hòn Đá Bạc và huyện U Minh. Lần này chúng tôi chở nhau đi bằng xe máy.
Hòn Đá Bạc ở Trần Văn Thời chẳng có gì thú vị vì bê tông hóa tràn lan. Tôi chỉ ngạc nhiên với U Minh. Trước đây cứ nghĩ U Minh nó phải u u minh minh, ai ngờ lại rất là náo nhiệt!
Sau này tôi còn có nhiều dịp trở lại Cà Mau. 6/2012 dạy cho GDMN K3A. 7/2012 là GDMN K3B, tiện thể nhập đoàn tham quan của Viện NCGD đến Năm Căn và trở lại Đất Mũi lần 2. 4/2013 GDMN K4. Đi thêm nhiều nơi, gặp gỡ nhiều học trò bạn bè mới cũ. Đặng Quốc Hưng, nguyên Phó Phòng Giáo dục Thới Bình và Nha Trang, giáo viên ở Rau Dừa, Hưng Mỹ, Cái Nước lần nào nghe thầy xuống cũng đến tìm; rồi Phan Thế Danh ở Cao đẳng Cộng đồng, rong ruổi với tôi trên từng cây số...
Có lần còn được cựu sinh viên Việt Nam học chuyên ngành du lịch Trần Thanh Nghị reo chào và cùng chụp hình lưu niệm ngay tại khu du lịch Mũi Cà Mau.
Bây giờ, xuống Cà Mau chẳng còn thấy buồn vắng như ngày xưa nữa.
Chỉ tiếc vẫn chưa có bài thơ nào về vùng Đất Mũi... Dù tình đã rất sâu, cảm xúc đã rất tràn.

 


 
KÍ ỨC PLEIKU: TẢN MẠN NHỮNG CON ĐƯỜNG PHỐ NÚI PDF. In Email
Thứ tư, 06 Tháng 5 2015 08:42

TẢN MẠN NHỮNG CON ĐƯỜNG PHỐ NÚI[1]

Về Pleiku, tôi vẫn hay lái xe máy chạy lòng vòng. Mỗi con đường biết bao kỉ niệm. Xưa chỉ chạy hết Lê Lợi ra ngã ba Hoa Lư, vòng lên Phan Đình Phùng, gặp Lý Thái Tổ rẽ trái tới Hoàng Diệu (nối dài), rồi lại rẽ trái xuôi Hoàng Diệu về vòng xoay Diệp Kính là xem như đã đủ một vòng nội ô Phố núi! Dọc ngang dài ngắn bên trong thì thường đi lại cũng chỉ mấy đường quen: Lê Văn Duyệt (Trần Phú), Quang Trung, Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu, Phó Đức Chính (Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Thái Học và quanh khu chợ Mới (nay là Trung tâm Thương mại Pleiku)…

Với cư dân Pleiku cũ, con đường Hoàng Diệu (nay là Hùng Vương) hẳn không ai không nhớ. Con đường này chạy từ cầu Hội Phú, lên tới Lý Thái Tổ. Đó là cái xương sống của thị xã cao nguyên, cửa ngõ dẫn vào tỉnh lị. Đó cũng là con đường đến lớp của rất nhiều người, nơi tọa lạc của các trường: Tiểu học Vĩnh Hưng (tư thục), Nam Tiểu học (công lập), Tuyên Đức, Trung học Pleiku, Thánh Phao Lồ; chưa kể, học sinh các trường Bồ Đề  (đường Sư Vạn Hạnh), Minh Đức (đường Lê Lợi) nhiều người đi học cũng qua đây. Thị xã nhỏ, học sinh đi bộ đến trường là chính. Trước năm 1975, đường Hoàng Diệu chỉ có đoạn giữa - khoảng từ ngã ba Diệp Kính đổ lên Bưu điện - là sầm uất, tấp nập; sự náo nhiệt đó kéo lan qua vòng cung lân cận: Phan Bội Châu – Quang Trung – Phan Châu Trinh và Lê Lợi. Thả bộ lang thang thường cũng chỉ trên mấy đường này.  Nhà tôi hồi ấy nằm trong khuôn viên Ty Công chánh (nay là Sở Giao thông Vận tải), sáng sáng tôi quần xanh áo trắng đi bộ trên đường Trịnh Minh Thế (nay là Trần Hưng Đạo) dưới hai hàng cây rợp lá (có mùa, sâu lông còn rơi lộp bộp phải vừa chạy vừa huơ tập vở trên đầu) rồi rẽ phải Hoàng Diệu đi một hồi lâu mới đến trường. Còn nhớ, trong lạnh buốt ban mai, bóng chúng tôi hòa lẫn sương mù, cách nhau vài bước đã không nhìn rõ mặt.

Đọc thêm...
 
DÙNG ROI VỌT VỚI HỌC TRÒ ĐÃ QUÁ LỖI THỜI PDF. In Email
Thứ hai, 03 Tháng 3 2014 07:55

TS Trần Hoàng: "Dùng roi vọt với học trò đã quá lỗi thời"

Trang chủ > Tin tức > Giáo dục

13:15 PM, 03-03-2014

(ĐSPL) – “Giáo dục con em cũng như trồng cây vậy, 'măng chẳng uốn, uốn tre sao được', Tiến sĩ Trần Hoàng bày tỏ quan điểm.

Thời gian qua, vấn đề đạo đức học đường được bàn đến nhiều nhất trên các trang báo bởi hiện tượng giáo viên áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với học sinh, thậm chí có thầy giáo còn đánh học sinh ngay trên bục giảng.

Vấn đề đặt ra là, làm sao để tránh những vụ việc đáng tiếc trên? Báo Đời sốngpháp luật online đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Hoàng - Phó Tổng biên tập tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Đọc thêm...
 
THƠ CAO THOẠI CHÂU: SỰ BẤT LỰC CỦA NGÔN NGỮ VÀ LƯƠNG TRI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC THỜI CHIẾN PDF. In Email
Thứ bảy, 28 Tháng 9 2013 14:45

THƠ CAO THOẠI CHÂU:

SỰ BẤT LỰC CỦA NGÔN NGỮ

VÀ LƯƠNG TRI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC THỜI CHIẾN*

Hoàng Trần

Tôi đã đọc và thuộc lòng nhiều bài thơ của  Cao Thoại Châu  trước khi được gặp anh và được anh xem là “bạn hay cùng nhau đi uống cà phê”[1], lúc tôi còn là một cậu học trò trung học ở Pleiku - một thị xã miền núi.  Bên những con đường bụi đỏ  rầm rập xe nhà binh, và phố xá ngả màu áo lính, lũ học trò mới lớn sớm vội già nua. Hậu cứ  vùng chiến sự, áo rằn sánh vai áo trắng. Cũng chẳng mấy chốc rồi áo trắng lại “ngả màu ba lô mũ sắt” thôi mà. Chẳng biết tự bao giờ, bên những chén rượu “có lệ ta hòa chung hơi men” của anh-em-văn-nghệ-tỉnh-lẻ chúng tôi,  xen lẫn tiếng mưa tiếng guitar tiếng hát, hai bài thơ Mời em uống rượu, Để nhớ lúc Trâm xa của Cao Thoại Châu luôn được cất lên cùng thơ của nhiều thi sĩ  khác:

Ta đội nón đi mời em uống rượu

cuộc tình sầu thôi hãy gác qua bên

ta đâu có giận hờn chi cuộc sống

dù thật tình buồn lắm phải không em?

(Mời em uống rượu)

Hình như tôi vừa tiễn một người

Có điều gì mất đi trong tôi…

(Để nhớ lúc Trâm xa)

Những ưu tư cày nát tâm hồn. Thơ Cao Thoại Châu đến với chúng tôi trong một thung lũng mịt mùng sương khói. Rồi ngấm, rồi say. Và đọng lại. Cái hay của thơ là, thơ hay thì những người làm thơ sẽ là những người đầu tiên đón lấy. Trong thế giới thơ ca, ít có chuyện “gà tức nhau tiếng gáy”! Vậy nên, những câu thơ tinh luyện, giàu hình tượng, nhiều nhạc tính với giọng điệu “u trầm”  của Cao Thoại Châu, khi xuất hiện trên Nghệ thuật, Văn… những năm cuối thập kỉ 60 đầu 70 thế kỉ trước, được đông đảo người yêu thơ đón nhận cũng là lẽ  tự nhiên.

Cuộc chiến đã vô cùng khốc liệt. Tâm trạng  Cao Thoại Châu cũng chính là tâm trạng của “những người cha người chú / đã xăm từng đổ vỡ trên tay”,  những người thầy đang “bơ vơ giữa bóng tối xây thành”. Là tâm trạng của những người lính “mang da thịt  / làm mập cho chiến tranh”, của cả một lớp thanh niên “tan tác”. Và  của những “cuộc yêu đương” “bấp bênh” đầy “thương tích”: quán cô hồn ngủ trọ khách cô đơn…

Mà, người thầy giáo bước vào nghề ở tuổi hai mươi và trở lại nghề ở tuổi ba mươi sau Những nhục nhằn một thời đi lính, khi Đạn vẫn nổ ầm phá tung đêm lạnh Máu vẫn chảy hoài trên mỗi bản tin… ấy, làm sao có thể bình thản đứng trên bục giảng trước đám học trò “người chết kẻ lêu bêu”; khi bản thân thầy, bạn bè thầy, đều “chỉ là cầu/ cho người ta phá sập, chỉ là đồn/ cho người ta bắn nát”?  Cho nên:

Thầy dạy các em về lòng dũng cảm

Làm người chân thành mãi mãi không thôi.

Rồi một đêm thầy khoác áo ra đường

Với nỗi sầu với phẫn nộ như điên…

(Chỗ ngồi của nhà giáo thời chiến)

với những người trí thức có lương tri cũng là điều tất yếu.

Người thầy ấy tuy có “dẫm lên những lối mòn”, nhưng chẳng hề lừa dối học trò: Thầy đã để cho người ta chết Cho đời mình thành nghĩa địa, các em… Từ Chỗ ngồi của nhà giáo thời chiến, Bài giảng khai trường, Khi trở lại Kon Tum, có lẽ thầy mong muốn học trò sẽ nhận ra “sự thật” từ “nhân chứng” là thầy, về một cuộc chiến tranh phi nghĩa – tất nhiên bằng ngôn ngữ thi ca – để Các em sau này lớn lên mỗi đứa (sẽ tự xác định cho mình) Đứng nơi nào trong cuộc chiến tranh?

Xót xa thay, những ám ảnh chiến tranh đeo đẳng theo thầy cả trong cái giờ phút “hạnh phúc” nhất - sắp được làm bố:

Con sinh ra tám giờ đêm tỉnh lẻ

‘                       Đời âm u cũng tựa như đèn

Gió lên đầy hai dãy hành lang

Cũng tối ám như lòng của bố…

(Tặng vật đầu đời)

“Nhà giáo - Người lính” ấy đã “dũng cảm” biết bao, giữa những “dây xích vô hình” của cỗ máy chiến tranh hung bạo, trước “ruột gan và xương thịt” đồng bào, dám dõng dạc nói lên sự thật:

Em nào biết bao nhiêu máy bay

đang dội bom xuống đầu kẻ thù

những kẻ thù chưa hề biết mặt

những kẻ thù vô danh

những kẻ thù chưa biết đi

những kẻ thù chỉ lớn hơn em một chút.

(Thư gửi một em bé Hoa Kỳ)

Nhà thơ ấy làm thơ. Anh làm thơ “để nói cho mình nghe những khát thèm bất lực”. Nhưng rồi anh lại “nổi điên giận dữ”. Bởi thơ cũng chỉ là “thứ ngôn ngữ đánh lừa”. Trong “tan hoang”, người lính ấy “thèm yêu”, “thèm hát”. Nhưng Na ơi, Trâm ơi, nhà thơ – người lính ấy yêu để mà “thay thế  những cơn buồn vô cớ ”, để mà “có hai người cho đỡ cô đơn”!  Anh từng tự thán: Yêu có phải suốt đời níu giữ Một điều gì không có trong tay.  Thơ tình Cao Thoại Châu “trùng điệp đau buồn, thứ đau buồn không tên để gọi”. Mà không buồn sao được, tình yêu thời tao loạn, với liên miên những chuyến khởi hành, những cuộc chia xa, những giờ đưa tiễn: Mấy giờ trưa nay người lên phi cơ… Sao người không đi bằng xe đò… Sao người không đi bằng sân ga… Và:

Tôi là núi sao người bỏ núi

Tôi là thuyền sao người không qua sông

Tôi là cầu sao người không qua thử

Cho tôi nhìn bóng nước rung rinh

Cho tôi nhìn tôi hốc hác điêu tàn

Cho tôi khóc và tôi nghe tiếng khóc…

(Để nhớ lúc Trâm xa)

Không chỉ bi quan, Cao Thoại Châu còn quá đỗi cô đơn, cô độc. Không phải cái cô đơn “niệm thiên địa chi du du” trước kiếp người. Anh cô đơn vì anh thấy mình “vô dụng” giữa “tang thương”:

Tôi là chiếc xe bò đã cũ

Đường gập gềnh tôi chở tôi đi

Đường gập gềnh tôi chở tôi về

Trên một chiếc xe bò đã cũ.

(Cám ơn, và xin lỗi một người)

Tiễn chân tuổi ba mươi anh đã tự cho “già”. Bạn bè tan tác, anh độc ẩm cùng gương “để có người đối diện”. Rồi anh đội nón đi mời em uống rượu. “Em chối từ”, anh lại “lẻ bạn, vòng tay ôm hồ rượu thấy mênh mông”…  Xung quanh anh, cũng bao nhiêu là “có”… Nhưng rốt lại vẫn là:

Có ta trong một toa tàu trắng

tỉnh rượu nằm nô rỡn một mình

có em còn đứng sau khung kính

có nỗi buồn gửi một toa riêng…

(Mời em uống rượu)

Cô đơn đến thế là cùng….  Anh, “em”, và có lẽ tất cả chúng tôi đều cô đơn vậy. Có sư bất lực  nào không dẫn tới cô đơn?

Sài Gòn, hạ chí 2013

H. Tr.

_____________________________

*Tựa tập thơ Cao Thoại Châu Mời em uống rượu, NXB Hội Nhà văn, 2013.

[1]http://www.pleikucafe.com/ver2/tin-tuc-24h/pleiku-xua-va-nay/pleiku-con-mot-chut-gi-de-nho-de-thuong.html.

//

//

//
 
Tham quan thác Đray Sáp (Đắk Nông) PDF. In Email
Thứ bảy, 22 Tháng 6 2013 00:11
Lên mạng thấy hình ảnh cụm thác Đray Sáp - Đray Nur (Đắk Nông) http://vi.wikipedia.org/wiki/Thác_Đray_Sáp rất đẹp, lại chỉ cách TP Buôn Ma Thuột 30 km về hướng nam nên quyết đến một lần cho biết. Trời đang mưa, nhưng chỉ rảnh một buổi chiều này nên cứ phải đi. Mùa này ở Tây Nguyên thì chuyện tạnh ráo nên phó thác cho trời! Do khởi hành quá muộn nên tôi cũng chỉ đến được đỉnh thác Đray Sáp, cách cổng vào 500m. Tranh thủ mưa tạnh, ánh sáng le lói, chụp vội vài tấm hình để làm kỉ niệm... Quả số hên, vừa ra đến cổng, trời lại đổ mưa!

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 27



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học