Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 1524 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

album_hinh

Giáo dục
"Xin thầy hãy dạy cho con tôi..." PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:27

"Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.


Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.


Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.


Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.


Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.


Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.


Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.


Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.


Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.


Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.


Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.


Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn."

___________________________________________________________

AI LÀ TÁC GIẢ CỦA “THƯ TỔNG THỐNG LINCOLN GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG”?

THANH NIÊN, 14/07/2009 23:57

Sau khi bài viết Đi tìm nguồn gốc “thư Tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng” [Xem bản dịch bức thư ở cuối bài này] được đăng trên Thanh Niên ngày 14.7, sự ủng hộ lẫn...  thách thức từ nhiều độc giả (“không phải Lincoln thì ai là tác giả của bức thư  này?”) đã thôi thúc tôi tiếp tục tìm kiếm nguồn gốc tác phẩm.

Như đã kể từ số báo trước, tôi đã tìm ra được bản chụp cuốn sách giáo khoa năm 1969 ở Mỹ, mà chỗ đề tên tác giả ghi “Người Mẹ” (His Mother). Song song, tôi tìm được trên kho sách Google một cuốn phát hành năm 1960. Đó là kỷ yếu hội thảo Thiên Chúa giáo dòng Mormon ở Mỹ. Google báo trong văn bản có một số câu văn giống trong bức thư, mà cuốn sách lại in trước cuốn sách giáo khoa kia tận 9 năm. Tôi phát hiện ra trên mạng có khá nhiều dị bản của tác phẩm. Việc đó làm cho công việc xác minh trở nên khó khăn hơn.

Trong các dị bản đó, tôi chú ý đến nhất là dị bản có bối cảnh hoàn toàn không phải là bức thư gửi hiệu trưởng mà lời cầu nguyện của phụ huynh, cầu cho thế giới dạy cho con trai mới vào lớp 1 những điều tốt đẹp. Có rất nhiều bài viết trên mạng về tác phẩm này, mọi người đa phần kể là đã đọc được nó từ hàng chục năm trước, thường là được trường phát tặng khi đưa con đi khai giảng. Sau hàng chục năm họ đem ra và thấy tác phẩm vẫn lay động lòng người, nên họ gửi lên mạng để chia sẻ. Tuy nhiên đa phần đều nói bản copy của họ không đề tên tác giả, hoặc tên tác giả không giống nhau.

Dù sao, cuối cùng các nguồn thông tin hội tụ lại cho rằng tác giả là Dan Valentine (1917-1991), đăng ở tuyển tập Ideals Scrap Book phát hành năm 1961.Tôi đi tìm nội dung quyển này nhưng không ở đâu có, chỉ thấy trên các mạng nhiều người rao bán sách cũ là có bán, đến ngày hôm nay vẫn có rất nhiều người đang rao bán quyển này, chứng tỏ tuyển tập thơ này đã từng rất nổi tiếng. Tôi tìm ở các kho chụp các bài báo cổ, và cuối cùng đã tìm ra 1 bản chụp thú vị tháng 9.1969: tác phẩm được in trên tờ The Daily News của Virgin Islands ngày9.9.1969 với tên tác giả là Dan Valentine. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin thì 1969 không phải là năm đầu tiên tác phẩm này xuất hiện.

Phải đến khi chấp nhận trả tiền một dịch vụ tìm kiếm thông tin chuyên dụng thì việc tìm kiếm mới trở nên dễ dàng hơn. Tôi tìm thấy bản cáo phó về Dan Valentine đăng trên tờ The Gainesville Sun số ra thứ sáu 15.2.1991, lược dịch:“Dan Valentine, tác giả, người kể chuyện hài hước, người phụ trách chuyên mục trên báo trong suốt 30 năm, đã ốm và qua đời vào thứ ba ở thành phố SaltLake ở tuổi 73. Valentine ban đầu viết cho The Salt  Lake Telegram rồi sau đó là The Salt Lake Tribune. Ông đã viết hàng ngàn bài báo cho mục “Không có gì nghiêm trọng” và hơn 3 tá sách. Một trong các bài nổi tiếng nhất của ông là Thế giới thân yêu (Dear World), mô tả các niềm hy vọng và lo lắng của ông đối với người con trai sắp đi học. Valentine về hưu năm 1980 sau khi bị thương nặng ở đầu trong một cú ngã”.

Bản cáo phó này khẳng định tác phẩm là của Dan Valentine, dưới cái tên chính thức Thế giới thân yêu (Dear World).

Ngoài ra, tôi cũng tìm được vài tờ báo xuất bản đã khá lâu, nói rằng tác phẩm được sáng tác vào 1944. Ví dụ như có bài đăng ở  The Daily Time News (North Carolina) vào ngày 6.9.1969 nói “Bài sau đây đã được phát hành 25 năm trước bởi Liên minh Báo chí Bắc Mỹ,... mỗi năm vẫn có vài độc giả yêu cầu sao lại”.

Mặc dù hơi đáng tiếc là chúng tôi không tìm được tờ báo đăng bài này lần đầu, từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 còn đang diễn ra khốc liệt, nhưng qua các nguồn tin đáng tin cậy, chúng tôi có thể khẳng định tác phẩm trong sách Ngữ văn 10 của Việt Nam, vốn được cho là của Lincoln, thực ra là tác phẩm Thế giới thân yêu (tên tiếng Anh là Dear World, còn được biết đến tên khác là Teach Him World) của nhà báo Mỹ Dan Valentine.

Vì vậy, chúng tôi xin đưa các thông tin chúng tôi tìm được cùng các lập luậncủa mình, rất mong Bộ GD-ĐT xem xét để hiệu đính sách giáo khoa, trả lại tên tác giả cho một tác phẩm bất hủ.

Còn với Dan Valentine, cảm ơn ông vì một tác phẩm tuyệt vời!

Nguyễn Đình Nam 

XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI...

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (...) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chimtung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã... Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...) Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình... Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP.HCM, 2004)

Đọc thêm: "Câu chuyện về bản dịch "thư Tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng", link: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200929/20090718211037.aspx

 

 
Lời comment cho học trò PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:04

Em ạ,
Thầy đọc trong blog của em, một sinh viên năm cuối, tâm trạng có phần không chỉ của riêng em. Vì vậy nên thầy viết vài dòng lên đây để các em cùng suy nghĩ.
Có nhiều con đường để đi đến đích: có đường thẳng và ngắn, có đường cong và dài. Người về đích sẽ không thể nào cùng lúc: có người đi nhanh, có người đi chậm - sức mỗi người mỗi khác. Và có người giữa đường bỏ cuộc.
Phấn đấu đạt được mục đích, cần đấy, nhưng không đủ, và càng không phải bằng mọi giá. Vấn đề là, em đạt được mục đích bằng cách nào, và rồi sau khi đã đến đích, em sẽ mãi nằm bẹp một cách thảm hại, hay sẽ tiếp tục vươn lên. Chắc em cũng đã từng thấy ở xung quanh mình một số người sau khi đạt được mục đích, đã bị dè bỉu hay trở thành vật cản như thế nào.
Hẳn em đã luôn khao khát làm người hữu ích và có một cuộc sống hạnh phúc? Vậy thì, hãy tiếp tục ước mơ. Và biến ước mơ thành hiện thực. Cuộc sống lắm thứ màu sắc rực rỡ dành cho những kẻ thích phù phiếm, nhưng cũng nhiều hương vị đậm đà dành cho những con ong thầm lặng. Hãy là con ong thầm lặng. Đó là thầy giả định em không gặp nhiều may mắn.
Mong em nhiều nghị lực.

 
LƯƠNG TÂM NHÀ GIÁO PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 2 2012 17:28

Chuyện xưa

Trạng nguyên khai khoa Nguyễn Quan Quang

Nguyễn Quan Quang người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh), thuở nhỏ nhà rất nghèo, không có gạo tiền ăn học, thường phải đứng ngấp nghé ngoài sân, dùng sân gạch làm sách làm giấy, lấy gạch non làm son làm mực. Một hôm thầy đồ giảng bài xong, ra sân dạo chơi thì thấy những nét chữ giữa sân rất đẹp, bèn sai học trò rình xem ai viết rồi báo cho thầy. Sau khi biết được đó là chữ của Quan Quang, thầy đồ bèn cho gọi vào gặp, rồi bảo: “Con cứ đến lớp học đi. Thầy sẽ không lấy tiền của con mà còn cho con bút, giấy, mực nữa”. Học trò của thầy đồ nghe vậy cũng nhao nhao lên sẽ xin cha mẹ giúp đỡ Quan Quang, và hứa sẽ tối tối rủ Quang sang nhà học nếu nhà Quang không có dầu thắp…

Từ đó, Nguyễn Quan Quang yên tâm theo học với thầy đồ. Quan Quang nổi tiếng thông minh như một thần đồng.

Đến kỳ thi Hương, Quan Quang đỗ Giải nguyên. Kỳ thi Hội, Quan Quang đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, khoa Bính Ngọ (1246) niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông, Quan Quang đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ, đệ nhất danh, được vua phong Trạng nguyên đầu tiên của đất nước và ban cho quốc tính, được mang họ Trần. Do vậy, người đương thời đã gọi ông là Trạng nguyên khai khoa Tam nguyên Trần Quan Quang.

Nguyễn Quan Quang làm quan đến chức Bộc xạ (tức Thượng thư sau này). Làm quan một thời gian, ông cáo quan từ chức, trở vế quê dạy học, sống thanh đạm. Sau khi mất, ông được thăng hàm Đại tư không.

 

Và chuyện nay

Nỗi buồn mùa thi

DƯƠNG NGỌC BẢO

Tuổi Trẻ, thứ bảy, 25/04/2009, 06:00 (GMT+7)

TT - Có một nỗi đau mà hằng ngày vẫn canh cánh trong lòng tôi, nhất là mỗi khi đến dịp hè về.

Nhà tôi ngày ấy rất nghèo: ba tôi làm công nhân, mẹ buôn bán nhỏ, vì thế số tiền hằng ngày ba mẹ kiếm được không trang trải nổi cho bốn miệng ăn của anh chị em tôi. Lúc đó chị tôi đang học lớp 12, tôi học lớp 10, còn hai em trai đứa học lớp 7, đứa học lớp 2. Chị em chúng tôi hằng ngày đều phải nhịn ăn sáng để đi học, bữa cơm trưa nhiều khi chỉ vỏn vẹn vài vắt mì ăn lót dạ. Vật dụng trong nhà, những gì có thể bán được mẹ cũng đã bán hết để lấy tiền mua gạo cho các con ăn học, đến những bộ đồ mới của mẹ cũng “đội nón” ra đi để đóng học phí cho chị em tôi.

Một hôm, mẹ đem đi cầm mấy bộ đồ được hai, ba chục ngàn đồng gì đó, rồi gom góp trong nhà cũng được vài chục ngàn để đưa chị tôi đóng tiền học vì chị sắp tốt nghiệp THPT. Tôi không dám nói với mẹ mình vẫn còn thiếu nhà trường hai tháng tiền học vì sợ mẹ không biết phải tìm ở đâu ra. Tôi chỉ biết tâm sự với chị của mình. Tôi nói với chị là nếu không đóng đủ tiền học cô giám thị sẽ không cho vào phòng thi (lúc đó là kiểm tra học kỳ 2). Chị cầm 43.000 đồng đưa cho tôi và bảo đem đóng học phí trước một tháng, tháng còn lại đợi vài bữa chị nói với mẹ kiếm tiền đóng cho tôi. Tôi hỏi còn chuyện học hành của chị thì sao, chị nói sẽ đi kiếm việc làm phụ ba mẹ. Tôi cầm tiền của chị đi đóng học phí mà nước mắt không biết sao cứ chảy dài trên mặt.

Sau khi đóng trước một tháng học phí, cô giám thị nói vẫn còn thiếu một tháng nữa, trong thời hạn trước ngày thi hai môn cuối nếu không đóng đủ tôi sẽ không được vào phòng thi. Kỳ hạn cũng đã đến. Tôi có nói với chị về chuyện học phí của mình nhưng chị cũng bất lực, ba mẹ đi vay cũng không được. Tôi đành bặm gan đến trường và vào phòng thi, trong lòng cứ hồi hộp cầu xin cô giám thị đừng đi ngang qua. Nhưng rồi cô giám thị vẫn đọc tên tôi và yêu cầu phải rời bàn thi cho đến khi đóng đủ tiền học phí mới được tiếp tục vào thi.

Tôi lê từng bước nặng trĩu về nhà và hiểu rằng tương lai mình đã khép lại từ ngày ấy. Ước mơ được đứng trên bục giảng để dạy học cho những trẻ em nghèo khổ tan vỡ. Nước mắt tôi vẫn cứ mãi rơi mỗi khi mùa hè đến. Những khi xem chương trình có sinh viên, học sinh nghèo được sự giúp đỡ của mọi người để tiếp tục học, tim tôi lại rộn lên niềm vui và luôn thầm mong mọi học sinh được cắp sách đến trường, không phải bị gián đoạn việc học vì không có tiền đóng học phí như mình 13 năm về trước.

 
TƯ LIỆU VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 2 2012 17:23

Chuyện tuyển dụng giáo viên đại học ở Mỹ

TTCT - Đại học công lập West Virginia không thuộc nhóm 100 trường hàng đầu nước Mỹ và nằm ở tiểu bang nghèo thứ hai nước Mỹ, tiểu bang West Virginia . Có thể hình dung đây là một trường địa phương như Đại học An Giang của Việt Nam .

Mùa thu năm học 2008, khoa báo chí thông báo tuyển dụng một giáo viên dạy ngành PR (quan hệ công chúng), bộ phận thư ký bắt đầu nhận hồ sơ ứng viên từ khắp các tiểu bang trong nước, thậm chí từ Kuwait và một số nước châu Âu.

Sau khi tổng hợp, có 320 hồ sơ, trong đó có một ứng viên Việt Nam gửi đến ứng thí. Tôi được giáo sư giao nhiệm vụ gửi thư và email thông báo đến từng người. Các ứng viên sẽ sắp xếp thời gian đến thăm trường, thuyết trình về một vấn đề chuyên môn mình quan tâm trước các giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh và trả lời các câu hỏi. Người giáo viên tương lai đó sẽ thể hiện hết bản lĩnh của mình: sự lưu loát trong trình bày, thân thiện với khán giả trong và sau buổi nói chuyện. Nhiều giáo viên và sinh viên đã nán lại rất lâu đặt câu hỏi, bày tỏ sự quan tâm của mình với những bài thuyết trình họ quan tâm.

Chỉ tuyển một người, nhưng trường đã làm việc thật vất vả để có người tốt nhất - vì họ biết người này sẽ mang lại lợi ích cho sinh viên và uy tín cho nhà trường. Có lẽ vì thế nên giáo sư không về hưu, nhiều người 76 tuổi, đau ốm nhưng vẫn chống gậy đến trường giảng dạy. Một ngày còn đi dạy là một ngày họ còn đúng giờ, ân cần và luôn là người cuối cùng ra khỏi lớp. Hằng năm, sinh viên có bình bầu giáo viên của năm để vinh danh những người thầy tận tụy. Giáo sư của tôi đã nhận danh hiệu này cách đây năm năm lúc 71 tuổi.

Tuyển dụng giảng viên đại học ở ta tuy không phải thi công chức nhưng vẫn nặng nề “xin cho” do phụ thuộc vào phòng tổ chức nhân sự hay phòng tổ chức hành chính. Số sinh viên đại học được tuyển dụng nhiều hơn số thạc sĩ và tiến sĩ. Dùng sinh viên để dạy lại sinh viên, giống như vừa chạy vừa mặc quần áo, là một thiệt thòi kép cho uy tín nhà trường, người dạy và nhất là sinh viên.

HỒNG VÂN
(West Virginia, Hoa Kỳ)

Nguồn: Tuổi trẻ Cuối tuần, chủ nhật, 18/01/2009, 06:21 (GMT+7)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=298054&ChannelID=13

Tiêu chí đề bạt chức danh giáo sư

TTCT - Chính phủ vừa ban hành tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư. Dư luận xung quanh các tiêu chuẩn này vẫn còn râm ran, cho rằng các tiêu chuẩn mới về đề bạt chức danh giáo sư ở nước ta vẫn chưa hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bài này tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm từ Úc để tham khảo và hi vọng sẽ góp phần nâng cao sự hội nhập quốc tế của ngành giáo dục nước ta.

Các đại học ở Úc có bốn chức danh khoa bảng: lecturer (giảng viên), senior lecturer (giảng viên cao cấp), associate professor (phó giáo sư) và professor (giáo sư). Các đại học Mỹ lại có đến ba chức danh professor: assistant professor, associate professor và professor. Chữ assistant professor rất khó dịch sang tiếng Việt, vì tuy mang danh là “assistant professor” (phụ trợ) nhưng những người có chức danh này chẳng phụ tá cho ai cả mà đã là một nhà nghiên cứu độc lập. Ở cả hai hệ thống, professor là chức danh cao nhất trong hệ thống học hàm đại học. Ở Úc cũng như ở Mỹ, khi một người có chức vụ (position) assistant professor hay associate professor hoặc professor thì chức danh (title) thường vẫn là professor.

Các trường đại học Úc và Mỹ đề bạt các chức danh này dựa theo ngạch và những tiêu chí cụ thể, tiêu chuẩn rất khác nhau. Ở đây chỉ bàn về hai chức danh phó giáo sư và giáo sư (gọi chung là giáo sư).

Quy trình

Quy trình đề bạt nói chung có thể tóm gọn trong ba bước chính:

Ứng viên phải soạn một đơn xin đề bạt. Trong đơn này ứng viên phải giải trình thành tích khoa học của mình một cách cụ thể. Cụ thể ở đây có nghĩa là phải trình bày những số liệu, biểu đồ, phân tích nhằm thuyết phục hội đồng khoa bảng rằng ứng viên đạt tiêu chuẩn của một giáo sư. Một điều rất quan trọng là ứng viên phải chỉ ra được mình tương đương với ai trên thế giới. Nếu ứng viên xin đề bạt chức danh giáo sư thì phải chỉ ra mình đã tương đương với người được công nhận chức danh giáo sư trên thế giới.

Bình duyệt đơn được thực hiện qua hai phía: cá nhân và đại học. Về phía cá nhân, ứng viên có quyền chọn bốn người bình duyệt (referee) cho đơn mình và trường đại học có trách nhiệm phải gửi hồ sơ đến bốn người bình duyệt này. Bốn người này có thể là đồng nghiệp của ứng viên và cũng có thể là người nước ngoài hay ngoài trường đại học. Về phía đại học, ứng viên phải đề cử 4-6 người bình duyệt cho trường đại học chọn. Dựa vào danh sách này, hội đồng khoa bảng sẽ chọn hai hoặc ba người bình duyệt hồ sơ. Ứng viên không biết hội đồng sẽ chọn ai trong danh sách. Trong phần lớn trường hợp, hội đồng chỉ chọn các nhà khoa học nước ngoài, ít khi chọn người trong nước.

Mỗi người bình duyệt sẽ viết một báo cáo đánh giá ứng viên dựa vào các tiêu chuẩn (nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lãnh đạo, phục vụ) và tiêu chí (trung bình, giỏi, xuất sắc, nổi trội) mà trường đại học đưa ra. Một trong những điểm mà trường yêu cầu người bình duyệt phải chỉ ra được là ứng viên tương đương với ai (cụ thể là giáo sư nào, tên tuổi, ở đâu, địa chỉ) trong ngành trên thế giới. Đây cũng là cách trường muốn kiểm tra và so sánh thêm thành tích khoa học của ứng viên. Đến phần cuối của báo cáo bình duyệt, hội đồng khoa bảng yêu cầu người bình duyệt phải xếp hạng ứng viên vào hạng nào trên thế giới (chuyên ngành): top 1%, 5%, 10% hay 20%.

Sau khi nhận được các báo cáo này, hội đồng khoa bảng sẽ tổ chức một buổi phỏng vấn ứng viên. Sau khi phỏng vấn họ sẽ viết một đề nghị lên hiệu trưởng trường đại học để chính thức công bố kết quả. Nếu thất bại (không được đề bạt), ứng viên có quyền khiếu nại và yêu cầu đánh giá lại. Trong trường hợp này (hiếm xảy ra), hội đồng khoa bảng sẽ chuyển hồ sơ của ứng viên đến một hội đồng khác mà trong thực tế là một hội đồng khoa bảng mới để xem xét hồ sơ.

Ngạch đề bạt

Ở Úc, các đại học đề bạt giáo sư theo hai ngạch: nghiên cứu khoa học (research) và giảng dạy (teaching). Ứng viên phải chọn ngạch mà mình muốn đề bạt. Chẳng hạn công việc của ứng viên phần lớn là nghiên cứu khoa học và ít giảng dạy nên ứng viên chỉ có thể chọn ngạch nghiên cứu; nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì chắc chắn không đủ tiêu chuẩn để được đề bạt chức danh giáo sư.

Tiêu chí

Bất kể ứng viên chọn ngạch nghiên cứu hay giảng dạy, ứng viên sẽ được xét dựa vào bốn tiêu chí sau: thành tựu nghiên cứu khoa học (research output), lãnh đạo (leadership), giảng dạy (teaching) và phục vụ (services). Cố nhiên, nếu ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng sẽ đặt nặng tiêu chí nghiên cứu hơn ba tiêu chí kia. Tương tự, nếu ứng viên chọn ngạch giảng dạy, hội đồng khoa bảng vẫn phải xem xét thành tựu nghiên cứu của ứng viên chứ không phải chỉ một tiêu chí. Điều này có nghĩa là một giáo sư phải đáp ứng tất cả bốn tiêu chí, nhưng tiêu chuẩn thì khác nhau cho từng tiêu chí mà ứng viên chọn ngạch được đề bạt.

Không phải chỉ công bố một công trình tuyệt vời nào đó là tự động có được chức danh giáo sư. Ở Úc và Mỹ tôi biết nhiều người trẻ có những công trình trên các tập san danh tiếng như Science, Nature, Cell... nhưng vẫn chưa được đề bạt giáo sư.

Nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu đã công bố trên các tập san quốc tế. Ngoài ra, các bằng sáng chế (patents) cũng được xếp trong tiêu chí này. Hội đồng khoa bảng dựa vào những chỉ số như hệ số ảnh hưởng (impact factor, IF) của tập san và chỉ số H của cá nhân ứng viên. Không có con số cụ thể về IF để đánh giá chất lượng cao hay thấp, bởi vì IF tùy thuộc vào từng bộ môn khoa học, nhưng nói chung hội đồng chú ý đến những bài báo được công bố trên những tập san hàng đầu trong chuyên ngành. Chỉ số H rất quan trọng, vì đây là chỉ số quyết định một phần sự thành bại của ứng viên. Các trường đại học danh tiếng lớn ở Mỹ thường đòi hỏi ứng viên phải có chỉ số H tối thiểu là 15 (thường là 20) để được đề bạt chức danh professor.

Không có ngưỡng cụ thể là phải có bao nhiêu bằng sáng chế để được đề bạt, nhưng hội đồng khoa bảng rất chú ý đến những nghiên cứu làm thay đổi định hướng của chuyên ngành, những nghiên cứu mở ra một hướng đi mới cho khoa học, những nghiên cứu mà kết quả được ứng dụng rộng rãi và đem lại lợi ích cho xã hội.

Ngoài ra, số lượng công trình mà ứng viên chủ trì và giá trị tài trợ mà ứng viên thu hút từ các nguồn khác nhau cũng được xem là một chỉ tiêu về thành tựu nghiên cứu. Theo một quy ước bất thành văn, ở cấp giáo sư (ngành khoa học thực nghiệm), người ta kỳ vọng ứng viên phải thu hút được trên 2 triệu đôla cho nghiên cứu.

Giảng dạy và đào tạo (teaching and mentorship) là những chỉ tiêu về số giáo trình mà ứng viên thiết kế và giảng dạy. Ứng viên phải trình bày rất chi tiết về số sinh viên, đánh giá của sinh viên ra sao và thành tựu trong giảng dạy. Có ứng viên đem cả băng video và DVD để chứng minh khả năng giảng dạy của mình cho hội đồng khoa bảng xem xét.

Đối với các ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì giảng dạy chính là số sinh viên cấp thạc sĩ và tiến sĩ mà ứng viên đã hướng dẫn thành công. Những sinh viên này hiện giờ ở đâu, làm gì, thành đạt gì trong sự nghiệp. Ngoài ra, ứng viên còn phải trình bày số nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đến “đầu quân” làm việc cho nhóm của mình, và sự nghiệp của các postdoc này hiện nay như thế nào. Trong phần này, ứng viên cũng có thể viết về những khóa học ngắn hạn hay những seminar mang tính giáo dục cho đồng nghiệp mà ứng viên đã thực hiện.

Lãnh đạo không phải là lãnh đạo hành chính mà là đi đầu trong một lĩnh vực nghiên cứu. Không có những thước đo cụ thể về tiêu chuẩn này, nhưng những “tín hiệu” sau đây được xem là liên quan đến “lãnh đạo”: được mời viết xã luận (editorial), bình luận (commentary), bài tổng quan (invited review), được mời thuyết giảng trong các hội nghị lớn mang tầm quốc tế (còn gọi là invited lecture, keynote lecture...) mà ban tổ chức tài trợ hoàn toàn, được mời tham gia soạn thảo chương trình khoa học cho hội nghị, đóng vai trò chủ tọa hội nghị...

Phục vụ ở đây là phục vụ cho chuyên ngành và cộng đồng. Hội đồng thường xem xét những đóng góp cho các tập san khoa học trong vai trò phản biện, bình duyệt (referee hay reviewer), hay cao hơn là được mời làm thành viên của ban biên tập cho tập san, hoặc cao hơn nữa là đóng vai trò tổng biên tập và phó tổng biên tập của các tập san khoa học quốc tế. Phục vụ trong các hiệp hội khoa học cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng. Ngoài ra, hội đồng cũng xét duyệt đến những cống hiến bình duyệt đơn xin tài trợ, tham gia bình duyệt luận án tiến sĩ cho các đại học nước ngoài, tham gia bình duyệt đơn xin đề bạt của đồng nghiệp nước ngoài.

Hội đồng còn xem xét đến những phục vụ cho cộng đồng qua những bài viết trên báo chí đại chúng, những bài viết trên các tạp chí khoa học phổ thông, những ý kiến liên quan đến xã hội hay cố vấn cho nhà nước.

Tiêu chuẩn

Mỗi tiêu chí được đánh giá bằng bốn tiêu chuẩn như sau: trung bình, trên trung bình, xuất sắc và nổi trội. Trung bình có nghĩa là đóng góp ở mức độ kỳ vọng của chức vụ hiện tại, tức là nằm trong top 50%. Trên trung bình là đóng góp ở mức trên những gì kỳ vọng trong chức danh hiện hành, tính theo hạng thì mức độ này là top 30%. Xuất sắc là đóng góp nằm vào top 10% của chức vụ hiện hành. Còn nổi trội là những đóng góp đem lại tên tuổi cho trường đại học, những đóng góp thuộc vào hàng top 5% của chuyên ngành.

Do đó, nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng đòi hỏi ứng viên phải thuộc hạng xuất sắc (outstanding) và nổi trội trong nghiên cứu, và trên trung bình ở các tiêu chí lãnh đạo, giảng dạy và phục vụ. Nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì phải đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy xuất sắc trở lên, nhưng các tiêu chí nghiên cứu, lãnh đạo và phục vụ thì trung bình hay trên trung bình cũng được.

Và những kinh nghiệm

Đối chiếu những tiêu chí và tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn của Việt Nam tôi thấy Bộ GD-ĐT cũng có cố gắng làm theo nước ngoài, nhưng... chẳng giống ai. Những tiêu chí và tiêu chuẩn mới công bố không phân biệt được ngạch đề bạt (giảng dạy và nghiên cứu). Ngoài ra, những tiêu chuẩn rất phức tạp, máy móc, tính toán theo kiểu “cân đo đong đếm” rất phi khoa học. Tiêu chuẩn tiếng Anh có thể cần thiết nhưng tôi thấy khá mù mờ, vì rất khó định nghĩa được thế nào là “có khả năng giao tiếp”.

Nếu những gì tôi trình bày trên đây cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm hay bài học gì thì tôi nghĩ đến những kinh nghiệm và bài học sau đây:

Thứ nhất là nên phân chia ngạch đề bạt. Ở nước ta có nhiều người mà nhiệm vụ chính là giảng dạy, và xét phong giáo sư cho những người này không nên đặt nặng vào những tiêu chí liên quan đến nghiên cứu khoa học. Do đó cần phải có những tiêu chuẩn cho những người chuyên về giảng dạy, nghiên cứu, thậm chí phục vụ. Thật vậy, có người tuy không giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng có thành tích trong việc phục vụ và quản lý, thì cũng nên có cơ chế để công nhận đóng góp của họ. Ở Trường UNSW (Úc) có người từng là chính trị gia, nhưng vì có nhiều đóng góp cho ngành y tế cộng đồng nên cũng được phong giáo sư y khoa.

Thứ hai là không nên có những tiêu chuẩn cứng nhắc theo kiểu “cân đo đong đếm”. Trái với các tiêu chuẩn đề bạt trong nước về đề bạt chức danh khoa bảng bằng cách tính điểm bài báo, ở nước ngoài người ta không có những điểm cụ thể mà chỉ đánh giá mang tính nửa lượng nửa chất. Về lượng họ xem xét đến hệ số ảnh hưởng của tập san, chỉ số trích dẫn của các bài báo khoa học đã công bố, và nhất là chỉ số H của ứng viên. Họ không đề ra những con số bài báo cụ thể phải là bao nhiêu để được đề bạt. Những chỉ số chỉ mang tính tham khảo vì họ còn phải đánh giá số lượng bài báo được mời đóng góp hay những lần giảng tại hội nghị quốc tế được ban tổ chức mời và chi trả.

Thứ ba là vận dụng tối đa hệ thống bình duyệt (peer review). Không như ở một số nước việc bình duyệt chức danh khoa bảng được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín, ở nhiều trường tại Úc và Mỹ, người ta sử dụng hệ thống bình duyệt do chính các đồng nghiệp của ứng viên làm. Triết lý đằng sau cách làm này là chỉ có đồng nghiệp cùng chuyên môn với ứng viên là những người đánh giá chính xác nhất về thành tựu và uy tín của ứng viên. Ngoài ra, việc để đồng nghiệp trong và ngoài đánh giá còn đảm bảo tính khách quan trong quá trình đề bạt.

Thứ tư là tính minh bạch. Tất cả chi tiết về thủ tục và tiêu chuẩn đề bạt cho từng chức vụ đều được phổ biến trên Internet. Ngoài ra, danh sách những người trong hội đồng phỏng vấn và lĩnh vực nghiên cứu cần được công bố cho ứng viên biết trước. Thành phần hội đồng phỏng vấn được tuyển chọn sao cho đảm bảo bình đẳng giới tính, khoa học và ngoài khoa học, trong và ngoài đại học... Tính minh bạch còn thể hiện qua quy định ứng viên có quyền được xem các báo cáo bình duyệt của đồng nghiệp. Ngoài ra phải có cơ chế để ứng viên khiếu nại nếu đơn xin đề bạt không thành công.

Cố nhiên, tình hình thực tế ở nước ta không thể ứng dụng các tiêu chuẩn Âu - Mỹ để đề bạt giáo sư, nhưng tôi nghĩ có thể dựa vào các tiêu chí quốc tế như là một bước đầu trong quá trình hội nhập quốc tế.

NGUYỄN VĂN TUẤN (*)

______________

(*) Tác giả là giáo sư y khoa thuộc Đại học New South Wales (Úc).

Nguồn: Tuổi trẻ Cuối tuần, thứ hai, 19/01/2009, 06:01 (GMT+7)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=298051&ChannelID=119

 

 
THƯỞNG 1 000 USD/BÀI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC QUỐC TẾ? PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 2 2012 17:20

“Làm việc với Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội ngày 23-9, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT sẽ thưởng 1 000 USD/bài cho những bài được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế.” (Theo Tuổi Trẻ cuối tuần, số 39-2008, ngày 5-10-2008, tr. 6).

Sau đó, trên Tuần Tin Tức - VietNamNet ngày 29-92008, TS Nguyễn Quang A bình luận: “Nếu công dân Nguyễn Thiện Nhân bỏ tiền túi của mình ra để thưởng thì đó là quyền của ông, có thể đó là chuyện đáng khen”. TS cho rằng không nên biến việc đó thành một chủ trương của Nhà nước và dùng tiền của dân để chi cho việc thưởng này.

Tiếp đó, trên Tuổi Trẻ cuối tuần (số đã dẫn, tr. 6-7), TSKH Nguyễn Đăng Hưng (GS danh dự Trường Đại học Liège, Bỉ) cũng có ý kiến: “… Tôi nghĩ chưa chắc đây là giải pháp tốt nhất cho việc khuyến khích nghiên cứu khoa học”, và ông “đơn cử” 4 ý kiến, trong số đó có những ý kiến rất đáng suy nghĩ: “(…) Phần thưởng quan trọng nhất đối với các nhà khoa học là được giới khoa học trong lĩnh vực mình công nhận, tôn vinh. Phần thưởng này phải đến từ giới khoa học quốc gia cũng như quốc tế, từ uy tín của những giải thưởng. Uy tín của những giải thưởng luôn đi theo uy tín của hội đồng khoa học gồm những nhà khoa học đã được thừa nhận qua những thành quả đã công bố. Bởi vậy, phải có các hội đồng chuyên môn, vừa độc lập vừa có uy tín. Nếu tiền thưởng chỉ là ban phát theo kiểu phong trào, phân phối đại trà, không sớm thì muộn sẽ có những hậu quả ngược lại [Tôi nhấn mạnh. T.H.].(…) Ngoài ra, không phải báo Âu – Mỹ nào cũng có chất lượng cả [Tôi nhấn mạnh. T.H.].(…) Bởi vậy, việc làm trước tiên là xác định các tiêu chí cần thiết cho những tờ báo thật sự có chất lượng, qua hội đồng thẩm định nghiêm túc, tham khảo các chuyên gia, các nhà khoa học thực thụ, các bậc thức giả khách quan vô tư.”

Tôi rất tán đồng ý kiến của hai vị Tiến sĩ trên.

Cũng cần nói thêm: Hiện nay, Nhà nước ta chủ trương giao dịch trong nước phải sử dụng đồng nội tệ, sao ở đây, ông Phó Thủ tướng lại không thưởng bằng tiền đồng mà lại thưởng bằng đô-la Mỹ vậy nhỉ?

 
Các bài viết khác...
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 3



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học