Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 1043 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

album_hinh

Giáo dục
Ô, NÔ… NÔ... BEL! PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 2 2012 17:16

Trưa đang nằm đọc báo, chợt thấy muốn ngồi dậy viết đôi lời.

Thông tin đáng ghi nhận đầu tiên là “những phát hiện lịch sử chấn động” của Thiền sư Lê Mạnh Thát đã bắt đầu có ý kiến tranh luận. Hy vọng từ sự tranh luận này, các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam sẽ có tiếng nói chính thức để hướng dẫn dư luận.

Cạnh đó, cái bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng đề án đoạt giải Nobel cho Việt Nam làm mình khó chịu quá! Giải Nobel có phải như giải thưởng của các Hội, Đoàn ở Việt Nam đâu mà “đại ngôn” thế! Phải biết người biết ta chứ! Hãy cố gắng nâng cao dân trí, sao cho ngang bằng các nước lân bang, đoạt các giải thưởng khu vực đã, rồi hãy nói đến những giá trị tầm cỡ thế giới, quý ông quý bà ạ! Đó không là tự ti mặc cảm gì cả, mà là tư duy có căn cứ đấy! Hãy đọc bài viết Bỏ học của Quốc Khánh trên báo Người lao động (11-3-2008) để có một cái nhìn thực tế :

" (...) Tiếp thu kế thừa quan điểm của cha ông, Đảng ta đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Và giáo dục thành nỗi lo chung của xã hội. Dù đất nước chưa thoát ra khỏi nhóm nghèo trên thế giới dân ta vẫn dành 20% và xu hướng ngày càng tăng ngân sách cho giáo dục hằng năm. Thế mà: “Giáo dục giờ đây với những nỗi lo: Đau đầu vì bỏ học. Từ năm học 2007, 2008 đã có 114.000 học sinh (HS) trên cả nước bỏ học. Đây là hiện tượng bất thường? Bất thường bởi: Một dân tộc có truyền thống hiếu học, bởi đất nước trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa, bởi sau một năm gia nhập WTO, bởi năm 2007 kinh tế đất nước tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Nguyên nhân đầu tiên là : “Đói” có HS ăn thịt chuột, có HS ăn nhầm rau độc chết, có gia đình nhắn với nhà trường: rét trâu, bò chết nên nghỉ học... Nỗi lo nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Báo NLĐ từng báo động “Muốn phát triển kinh tế phải lo trước nguồn lao động”. Vậy mà Dung Quất đã thiếu nhân lực trầm trọng, 100.000 lao động cho Qatar, Tập đoàn Intel, Tập đoàn Nidec... làm cho người đứng đầu Chính phủ lo lắng... (Báo NLĐ, 6-3-2008). Làm sao mở một trong hai “nút thắt” của nền kinh tế 2008. Từ nay đến 2020, dân tộc có hai sứ mệnh: Đến 2010 thoát khỏi nước nghèo, đến 2020 là nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng giải bài toán nhân lực sao đây. Riêng ngành du lịch, mỗi năm cần 19.000 lao động qua đào tạo. Ngành công nghiệp không khói này có 1,03 triệu người làm việc mà trong đó chỉ có 3,11% có bằng ĐH đúng nghề...

 

Liệu đây có trở thành vấn đề tâm huyết thiết thực của ngành giáo dục, của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của ngành giáo dục. Hay ngành giáo dục chỉ chăm bẳm “tăng học phí, dạy nghề để xóa đói giảm nghèo, lo 20.000 tiến sĩ mà “lơ” chuyện HS bỏ học, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng!..."

Ố la la, Việt Nam sắp đào tạo thêm 20 000 tiến sĩ (nhưng chẳng biết sau đó bao nhiêu tiến sĩ sẽ về lại cố hương, bao nhiêu tiến sĩ sẽ cống hiến "chất xám" cho dân cho nước!), đang có đề án giành giải Nobel, sánh vai cùng năm châu bốn bể! Nhưng từ tháng 9 đến tháng 12-2007, Việt Nam đã có tới 114 000 học sinh bỏ học (mà Bộ Giáo dục - Đào tạo thì cho là Học sinh bỏ học không có gì bất thường!) do nhiều nguyên nhân. "Tỉnh thành nào cũng có học sinh bỏ học và hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại, nếu không nói là đang có tín hiệu ngày càng trầm trọng thêm"! (Loạt bài trên báo Tuổi Trẻ từ 07-3-2008). Đọc thấy viết thế thì hẵng biết thế!

Nhưng quả là đầy nghịch lý!





 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 3 trong tổng số 3



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học