Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 1187 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

album_hinh

Giáo dục
DÙNG ROI VỌT VỚI HỌC TRÒ ĐÃ QUÁ LỖI THỜI PDF. In Email
Thứ hai, 03 Tháng 3 2014 07:55

TS Trần Hoàng: "Dùng roi vọt với học trò đã quá lỗi thời"

Trang chủ > Tin tức > Giáo dục

13:15 PM, 03-03-2014

(ĐSPL) – “Giáo dục con em cũng như trồng cây vậy, 'măng chẳng uốn, uốn tre sao được', Tiến sĩ Trần Hoàng bày tỏ quan điểm.

Thời gian qua, vấn đề đạo đức học đường được bàn đến nhiều nhất trên các trang báo bởi hiện tượng giáo viên áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với học sinh, thậm chí có thầy giáo còn đánh học sinh ngay trên bục giảng.

Vấn đề đặt ra là, làm sao để tránh những vụ việc đáng tiếc trên? Báo Đời sốngpháp luật online đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Hoàng - Phó Tổng biên tập tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Đọc thêm...
 
CHUYỆN MÙA THI... PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:55

Tôi vừa có ý định viết một entry về chuyện thi cử thì đọc được bài sau đây, xin đưa lên để các bạn cùng xem:


Mục BẠN ĐỌC VIẾT - Tuổi Trẻ Online, Thứ Ba, 27/05/2008, 13:28 (GMT+7)


Mùa thi - Tiếng nói người "trong cuộc"

 

Sáng 23.5, kết thúc ngày thi thử tốt nghiệp THPT, một nhóm HS đến tìm chúng tôi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trước một áp lực mà theo các em là quá nặng nề, đó là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi vào ĐH-CĐ.

Đối với các em, học là mục tiêu duy nhất. Một HS nam than, người học giỏi có áp lực riêng, người có học lực bình thường lại chịu áp lực khác. Không một HS nào thoát khỏi vòng "kim cô" của áp lực học hành.

Trước khi rời toà soạn, các em trao cho chúng tôi một bản nhạc rap, ca từ của bài hát đã nói lên phần nào những áp lực từ nhiều phía. Theo nguyện vọng của các em, chúng tôi xin trích những đoạn có nội dung mà bậc phụ huynh, thầy cô cần có sự chia sẻ để giúp các em giảm áp lực tinh thần:

"Đêm qua em thức trắng cả một đêm làm xong 25 bài toán, bài tập về nhà và cả bài tập làm thêm... Đầu em gật gù, mắt em thiếu ngủ lúc nào cũng đòi khép... Hôm nay em phải chiến đấu với 5 tiết học ở trường, chiều em học toán thầy Hùng, học văn cô Hương. Em phải học đi học lại một bài như thế mới gọi là chất lượng. Ôn tập nhiều lần và làm một đống bài tập mà em được thầy cô dạy cho trước chương trình, bởi vì em rất là thông minh, bởi vì em học rất đinh.

Học ngày, học đêm, học thêm, học chính... Em sinh ra là để học, cuộc sống trôi như chong chóng. Em ngồi một chỗ em học. Bạn bè đá cầu, đá bóng, em vẫn nhốt mình trong phòng, chẳng biết làm gì ngoài học. Tuổi thơ của em chỉ có ngồi một chỗ, chỉ có học mà thôi... Một ngày có 24 giờ, em dành hai tiếng để ngủ, còn lại để học. Nhưng đối với cha mẹ em dường như thế vẫn chưa đủ, thầy cô chê thế là vẫn lười biếng, vẫn còn ngu. Muốn trở thành học sinh ưu tú, em phải học ngay cả trong khi ngủ, kiến thức nhồi vẫn chưa đủ thì em vẫn bị thầy nói là ngu nên em phải cố gắng làm cho đủ...

Thầy cô muốn em trở thành thiên tài, bố mẹ muốn em vĩ đại... Em không thể bỏ lỡ danh hiệu học sinh gương mẫu, học sinh ngoan, nếu không về nhà em sẽ bị quát nạt, đánh, mắng... Hôm nay là ngày sinh nhật của em, bạn bè em khao một chầu kem, tặng em một đôi dép. Sinh nhật trôi qua thật là đẹp cho đến khi em nhận được những thứ cha mẹ tặng cho em, một bộ sách toán cao siêu, 5 cuốn sách văn tiêu biểu để cho em đọc thêm, để cho em có cảm hứng học thâu đêm. Một giấc ngủ ngon, dịu ngọt lâu rồi em chưa có...

Em học nhiều quá nên mới bị điên, bị rồ. Mọi người nhìn em, than khổ rồi họ đổ tội cho nhau. Mẹ đổ cho cô, cô đổ cho bố, bố lại đổ vạ cho thầy là không biết dạy học nên cháu mới bị như thế. Mọi người ai cũng nóng nảy, cũng đùn đẩy, chỉ riêng em đôi mắt ngây thơ, nhưng giờ đây vô hồn, chỉ còn trơ xác... Trước mắt em vẫn là những trang giấy. Cứ thế, em sống trong lời răn dạy của thầy cô: Học để ngày mai nên người, học để cha mẹ được cười, học để thầy cô không chê là mình lười... Học để ngày mai trở thành giáo sư, tiến sĩ, để cho mọi người cười thật là tươi...".

Không thể không thấy được trách nhiệm từ nhiều góc độ: Gia đình, nhà trường, thầy cô và nặng hơn cả là xã hội. Cả xã hội phải sống trong áp lực học hành, ai cũng mong con phải vào được đại học... bằng mọi giá, nhà trường có tỉ lệ HS đỗ đại học cao sẽ trở thành trường điểm. Cái giá lớn nhất phải trả đó là các em học sinh, đã có nhiều em phải tạm rời ghế nhà trường để đến bệnh viện tâm thần, phải tìm đến cái chết... để giải thoát cho bế tắc.

Theo Lao động


________________________________________________________________


Lứa chúng tôi ở miền Nam ngày trước, cũng học hành thi cử với áp lực cuối bậc học (Tú tài 1, Tú tài 2) là rất lớn (vì nam sinh thi rớt thì bị bắt lính!). Nhưng chẳng ai phải than thở về chuyện thi cử, học hành bao giờ, vì học thì phải thi như một điều tất yếu. Chẳng trung tâm nào luyện thi, chẳng ai "tư vấn mùa thi", cũng chẳng báo đài, ban bệ... rùm beng khắp nơi khắp chốn. Mùa thi, thường thì ở tỉnh lẻ, bạn bè chúng tôi cùng tập trung tại nhà nhau ôn tập nhóm (chứ không phải đi học thêm, vì hồi đó lương giáo sư cao lắm, ít ai thèm dạy thêm!). Ở thành phố lớn, những gia đình có tiền mà con học yếu thì mới mời gia sư kèm cặp, thế thôi. Nội dung thi chẳng hề có giới hạn chỗ nào, cứ đúng chương trình đã công bố mà ôn luyện. Thi ra thi!
Đừng có mà léng phéng! Giám thị được điều từ tỉnh khác đến, chứ chẳng cần phải điều quý ông bà giảng viên đại học xuống trường phổ thông làm "thanh tra uỷ quyền"! Đỗ Tú tài 1 đã khó, đỗ Tú tài 2 càng khó. Tôi nhớ, lũ thanh niên chúng tôi phải tự tay lật vớ, lật túi quần ra để giám thị kiểm tra khi bước vào cửa phòng thi. Đỗ Tú tài 2 rồi là cứ thế mà vào Đại học. Học lực ưu, bình thì được nộp hồ sơ thi vào các trường "danh giá". Không muốn thi hay không đủ điều kiện dự thi ở các trường đó thì hẵng ghi danh học Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học Luật khoa... và các trường đại học tư thục, rồi sau đó sẽ tính tiếp. Không ai đậu Tú tài 2 rồi mà không được vào Đại học, trừ khi không muốn.
Đó là thời chiến. Còn bây giờ, thời bình mà sao áp lực học hành, thi cử lại đè nặng lên các em đến vậy? Do đâu?

 
ÔI, THƯƠNG QUÁ, CÁC EM! PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:45

Đây là hình ảnh một lớp học của khoa tôi trong giờ giải lao!

Ôi, thương các em quá!

Buổi sáng, từ 6g30 các em đã phải có mặt tại Công viên Lê Thị Riêng để “vận động” thể chất trong 4 tiết, vậy mà 12g30 đã phải có mặt tại lớp đúng giờ để học 3 tiết Logic học của tôi, rồi tiếp đó (từ 15g05) là 3 tiết Môi trường và Phát triển!

Các em không mệt mỏi và ngủ gục trong giờ học mới là chuyện lạ !

Miễn bình luận!

Ảnh chụp lúc giải lao chiều 17/10/2007 tại phòng B102 LVS

 
KHÔNG NÊN "VƠ ĐŨA CẢ NẮM"! PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:41

Đây là hình ảnh của các học viên Lớp Cử nhân tại chức Giáo dục Mầm non Thủ Đức, K.3. Những sinh viên này, có thể có sự hạn chế trong việc tiếp thu bài vở, nhưng ở tấm hình này, rõ ràng chúng ta không thể không ghi nhận thái độ học tập nghiêm túc của họ:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Người thuận lợi thì học hành đỗ đạt sớm. Người thiếu thuận lợi thì có thể phải ra đời mưu sinh rồi mới tiếp tục vừa học vừa làm. Vậy mà họ lại bị vơ đũa cả nắm: "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức"! Không ai có quyền cản trở những khát vọng vươn lên chính đáng của người khác. Đạo lý ở đâu mà lại nhạo báng người đi học? Nhà nước và các tổ chức giáo dục phải có nghĩa vụ tạo điều kiện cho mọi công dân được học tập, được nâng cao trình độ, dù họ đến lớp với bất cứ động cơ nào. Có điều, đừng để người biếng nhác lại hưởng thành quả ngang bằng, thậm chí cao hơn người chăm chỉ học tập.

Những người có trách nhiệm cần chấn chỉnh việc tổ chức đào tạo và đánh giá đối với hệ vừa học vừa làm.

Chỉ thế thôi!

 
CHUYỆN KHÔNG ĐÙA! PDF. In Email
Chủ nhật, 11 Tháng 3 2012 09:40

Cùng một môn học, một thầy dạy, với nội dung, thời lượng và phương pháp giống nhau; cơ sở vật chất phục vụ dạy học, rồi đề thi cũng tương đương nhau, thậm chí trong đề thi có khoảng một nửa số câu hỏi thuộc loại lí thuyết, chỉ cần học thuộc bài là đã có 5 điểm, vì cùng là học viên tại chức, cùng “vùng sâu vùng xa”, cùng được trường, khoa và thầy cô “biệt đãi” như nhau! Theo đó thì tất yếu là kết quả thi cử cũng phải giống nhau.

Vậy mà…

Hầu hết các lớp nếu có sinh viên phải thi lại lần 2 môn học này thì chỉ có một vài người là không qua khỏi, phải học trả nợ, và những người thi đậu thường điểm khá cao. Nhưng cái lớp này khá bất thường: có đến 43/47 người dưới 5 điểm, trong đó vô số bài 1-2 điểm!

Giả định việc gác thi ở các lớp nghiêm túc (hoặc không nghiêm túc) như nhau, thì nguyên nhân nằm ở đâu?!

Tôi đã được trưởng khoa ấy chính thức nêu câu hỏi vì sao lớp này lại có kết quả thi như vậy (?!)!

Vì sao ư? Chắc không phải vì tôi!

Cho nên, hoặc phải chấp nhận một kết quả (trung thực) như vậy để học viên nỗ lực học tập (nếu cuối cùng họ vẫn không có năng lực học tập thì đành phải cho nghỉ học theo quy chế, để làm một công việc khác phù hợp hơn), hoặc phải… chấm điểm xong, lại tự mình tìm cách “kéo” những bài dưới 4 lên 5 (để... rớt in ít thì vừa!).

Tuyển chặt!

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến thời đi học của chúng tôi. Hồi đó, việc học sinh, sinh viên đậu rớt là việc bình thường, tùy sức học mỗi người. Có người phải thi đi thi lại nhiều lần. Và ai đã đậu thì cũng đều có trình độ tương xứng.

Đi học, ai chẳng mong mình đỗ đạt? Đi dạy, ai chẳng mong học sinh thành đạt? Trường học nào chẳng mong lập được nhiều thành tích? Nhưng, đằng sau sự đỗ đạt, thành đạt và thành tích ấy là những khu vườn đầy hương sắc hay chỉ là những đống xà bần? Đấy mới là vấn đề!

 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 3



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học