Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Tổ Ngoại ngữ
Division of Foreign Languages
  
webmail

Lịch công tác

Tháng Ba 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
26 27 28 29 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Liên Kết Web

Giới thiệu các Hoạt động NCKH của Tổ Ngoại ngữ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013 PDF. In Email
Thứ bảy, 24 Tháng 8 2013 09:18

Tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp trường 'Khuynh hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ không chuyên'.

 
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 10 2012 03:44

Toàn thể giảng viên, thỉnh giảng tham dự lớp tập huấn giảng dạy giáo trình American English File với sự hợp tác của công ty Đại Trường Phát và NXB Oxford.

Tổ chức hội thảo thường niên về Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ

Kết hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi Olympic Tiếng Anh cho sinh viên toàn trường.

Tham dự Hội thảo thường niên về Phương Pháp giảng dạy Tiếng Anh do VUS tổ chức

Tham dự lớp tập huấn 2 tuần về Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiếu học tại Đại học Đà Nẵng.

 
Nét Mới Trong Nghiên Cứu Khoa Học, Hội Nhập Quốc Tế & Bồi Dưỡng Cán Bộ Của Tổ Ngoại Ngữ PDF. In Email
Thứ bảy, 09 Tháng 4 2011 17:37

ThS. Huỳnh Công Minh Hùng

[Bài báo này được đăng trên bản tin sư phạm của trường Đại học Sư phạm TP.HCM số tháng 5-2008, trang 19-20]


Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH), hội nhập quốc tế, và bồi dưỡng cán bộ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Tổ Ngoại ngữ. Đặc biệt, cùng với việc đảm đương công việc giảng dạy ngoại ngữ không chuyên cho tất cả các khoa trong trường, Tổ Ngoại ngữ luôn luôn xác định NCKH, hội nhập quốc tế và bồi dưỡng cán bộ là một nhiệm vụ trọng tâm.

a. Hoạt động NCKH và hội nhập quốc tế

Hoạt động NCKH ở Tổ Ngoại ngữ đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên Tổ Ngoại ngữ. Hoạt động NCKH đã thu hút tất cả các giảng viên Tổ Ngoại ngữ tham gia tích cực, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho công tác giảng dạy, góp phần vào mục tiêu hội nhập quốc tế của Tổ Ngoại ngữ.

Hàng năm, Tổ Ngoại ngữ xây dựng định hướng nghiên cứu cho toàn đơn vị. NCKH từng bước đi vào nề nếp và càng khởi sắc. Từ năm 2005 đến nay, Tổ Ngoại ngữ đã có 2 đề tài NCKH cấp Bộ (2006, 2007), và 1 đề tài NCKH cấp trường (2005) đã được nghiệm thu. Hiện nay Tổ Ngoại ngữ đã tiếp tục đăng ký 2 đề tài NCKH (1 cấp bộ, 1 cấp trường) 2 đề tài này được Hội đồng khoa học nhà trường duyệt xét để bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ năm 2009. Các giảng viên của Tổ Ngoại ngữ cũng tích cực viết các bài báo nghiên cứu trên tạp trí khoa học của trường. Từ năm 1996 đến 2007 đã có 7 bài báo khoa học của giảng viên Tổ Ngoại ngữ công bố trên tạp chí Khoa học của trường. Các hội thảo khoa học cấp trường như hội thão Ngữ học trẻ 1999, 2000, hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy 1999, hội thảo về dạy và học Ngoại ngữ không chuyên năm 2006 tại Đại học Sư phạm TP.HCM cũng đều có giảng viên Tổ Ngoại ngữ tham gia báo cáo. Ngoài ra, giảng viên Tổ Ngoại ngữ cũng tham gia báo cáo đều đặn các hội thảo khoa học toàn quốc về ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh tại Hà Nội và TP.HCM. Hàng năm Tổ Ngoại ngữ đều tổ chức các hội thảo khoa học ở đơn vị với sự tham gia của tất cả các giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Với đặc điểm giảng dạy ngoại ngữ, vấn đề hội nhập quốc tế trong NCKH đã được Tổ Ngoại ngữ đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Ngay từ năm 1999, Tổ Ngoại ngữ đều có giảng viên tham gia báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học quốc tế ở Singapore. Tiếp theo Hội nghị quốc tế ở Singapore (1999) là các hội nghị khoa học quốc tế ở Úc (2000, 2006, 2007), Thái Lan (2001), Hong Kong (2001), Malaysia (2002, 2007), Singapore (2003), Pháp (2007, 2008), Campuchia (2008), CHLB Đức (2008). Các báo cáo khoa học của giảng viên Tổ Ngoại ngữ tại các hội nghị quốc tế ở nhiều nước trên thế giới đã góp phần mở rộng sự hội nhập quốc tế trong nghiên cứu và cải tiến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. Đặc biệt, TS. Trương Thị An Na (PCT. Công đoàn Tổ Ngoại ngữ) đã được mời làm biên tập viên trong hội đồng biên tập của tạp chí khoa học Synergie Monde (Pháp). ThS. Huỳnh Công Minh Hùng (tổ phó Tổ Ngoại ngữ) được mời tham gia viết sách chuyên khảo khoa học tại Anh Quốc cùng với các đồng nghiệp nước ngoài, cuốn sách chuyên khảo khoa học này được xuất bản tại New Castle (Anh quốc) và phát hành toàn thế giới vào tháng 11-2007 vừa qua. Ngoài ra, ThS. Huỳnh Công Minh Hùng cũng được trao giải thương NCKH quốc tế “Solidarity Award” 2 lần vào năm 2003 (tại Singapore) và năm 2008 (tại CHLB Đức).

b. Công tác bồi dưỡng cán bộ

Một đặc điểm nổi bật của Tổ Ngoại ngữ là công tác bồi dưỡng cán bộ. Tất cả các giảng viên Tổ Ngoại ngữ đều phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Đội  ngũ giảng viên Tổ Ngoại ngữ hiện có 2 Tiến sỹ và 12 Thạc sỹ. Điều đặc biệt ở đây là phần lớn các Tiến sỹ và Thạc sỹ của Tổ Ngoại ngữ đều được đào tạo tại nước ngoài (Úc, Pháp và Trung Quốc). Nhằm đáp ứng cho sự phát triển của Đại học Sư phạm TP.HCM trong tương lai, Tổ Ngoại ngữ đang có 1 giảng viên theo học Thạc sỹ tại Trung Quốc, 1 giảng viên học Thạc sỹ chương trình liên kết với Đại học Canberra (Úc), 1 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong nước. Năm 2009 Tổ Ngoại ngữ sẽ tiếp tục cử 2 giảng viên ra nước ngoài học Tiến sỹ (1 tại Mỹ, 1 tại Úc), 1 giảng viên khác học Thạc sỹ tại Úc. Tổ Ngoại ngữ phấn đấu đến năm 2012 sẽ có 5 Tiến sỹ, 15 Thạc sỹ. Với một đội ngũ vững vàng về chuyên môn như trên, giảng viên Tổ Ngoại ngữ đã thực hiện biên soạn 11 giáo trình tiếng Anh chuyên ngành. Trong tương lai Tổ Ngoại ngữ sẽ phấn đấu giảng dạy cả tiếng Pháp và tiếng Hoa chuyên ngành.

Tổ Ngoại ngữ luôn luôn ý thức trách nhiệm nặng nề mà Ban Giám hiệu tín nhiệm và giao phó. Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của cả tập thể giảng viên, cần phải nói đến sự lãnh đạo của chi bộ Tổ Ngoại ngữ (gồm 9 Đảng viên), và sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền và công đoàn cũng như sự đoàn kết của tất cả giảng viên trong Tổ. Trong tương lai, Tổ Ngoại ngữ tiếp tục tăng cường NCKH và hội nhập quốc tế, cũng như bồi dượng cán bộ nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường giao phó.

 
Danh Mục Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường & Cấp Bộ Do Giảng Viên Tổ Ngoại Ngữ Thực Hiện PDF. In Email

CẤP BỘ

STT

Tên đề tài

Mã số

Chủ nhiệm đề tài

Kinh phí thực hiện

1.

Ứng dụng lý thuyết tải trọng nhận thức trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh

B-2009-19-42

ThS. Huỳnh Công Minh Hùng

60 triệu đồng

2.

Vấn đề sử dụng các yếu tố Anh ngữ trong giao tiếp xã hội của người Việt đương đại

B-2005-23-71

TS. Nguyễn Thị Bích Thủy

25 triệu đồng

3.

Khảo sát việc học tiếng Anh chuyên ngành (ESP) của sinh viên khoa không chuyên ngữ tại các đại học ở TP.HCM

B-2001-23-10

ThS. Huỳnh Công Minh Hùng

15 triệu đồng

 

CẤP CƠ SỞ

STT

Tên đề tài

Mã số

Chủ nhiệm đề tài

Kinh phí thực hiện

1.

Ứng dụng thuyết Đáp ứng Câu hỏi vào việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ

CS-2010-19-97

ThS. Vũ Hoa Ngân

30 triệu đồng

2.

Ứng dụng việc tìm hiểu mối liên hệ giữa ngôn ngữ-văn hóa và tri nhận trong việc giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh cho các khoa không chuyên ngữ

CS-2009-23

ThS. Lê Thị Kiều Vân

30 triệu đồng

3.

Khảo sát hiệu quả việc thực hiện giảng dạy giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tại các khoa không chuyên ngữ –Trường ĐHSP Tp.HCM.

CS-2004-23-74

ThS. Trần Thị Bình

10 triệu đồng

 

Tóm tắt/Abstract

Huỳnh, Công Minh Hùng. (2011). Ứng Dụng Lý Thuyết Tải Trọng Nhận Thức Trong Giảng Dạy Đọc Hiểu Tiếng Anh (Applying Cognitive Load theory in teaching EFL reading comprehension) - B 2009-19-42.

Mục tiêu của đề tài này là cải tiến giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh bằng cách giảm tải nhận thức, tức là giảm tải cho bộ nhớ ngắn hạn của người học. Mục tiêu đề tài là thiết kế và xây dựng các bài đọc hiểu tiếng Anh với hệ thống các câu hỏi nằm ở các vị trí thích hợp, cùng với các đoạn văn được sắp xếp một các lô gích và khoa học phù hợp với cấu trúc của bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn (short-term & long- term memory) của người học, cũng như phù hợp với sơ đồ tư duy và nhận thức của người học. Các phiên bản khác nhau của bài khóa sẽ được ứng dụng để tăng tính hiệu quả của việc đọc hiểu (phiên bản rút gọn và mở rộng). Đề tài này sẽ đề xuất một hệ thống bài khóa tiếng Anh với các câu hỏi được sắp xếp khoa học phù hợp với cấu trúc thông tin để giảm tải cho bộ nhớ của người học và gia tăng khả năng đọc hiểu của sinh viên đang học tiếng Anh không chuyên tại các trường Đại học tại Việt Nam, cũng như xem xét tác động qua lại của bài khóa đối với trình độ của người học.

Đề tài lần đầu tiên áp dụng lý thuyết tải trọng nhận thức (LTTTNT- Cognitive load theory) trong việc giảm tải nhận thức cho bộ nhớ ngắn hạn trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai/ như một ngoại ngữ (ESL/EFL) đối với đối tượng học là sinh viên Việt Nam. Thông qua các hiệu ứng nhận thức như hiệu ứng phân tâm (split attention effect) và hiệu ứng đảo ngược trình độ (expertise reversal effect), sáu thực nghiệm đã được tiến hành và khảo sát tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM và một số trường khác. Việc nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận mới nhất của LTTTNT từ những năm 1980 cho đến năm 2011.

The objective of this project is to facilitate ESL reading comprehension by decreasing cognitive load; e.g. decreasing load in learner’s short term memory. This objective is also to design reading text instructions with systems of questions and passages in appropriate locations according to structures of short term and long term memories as well as mental schemas and learner’s cognition. Different text versions will be applied in order to increase the effectiveness of reading comprehension. This project will recommend a system of English texts with questions appropriate to schemas in order to reduce learner’s memory and to increase reading ability of students who are learning non major English in Vietnam’s Universities. The project also examines an interaction between text and learner’s level.

In this project, cognitive load theory is firstly applied in the process of reducing cognitive load in short term memory for EFL/ ESL reading comprehension. Based on split attention and expertise reversal effects, six experiments were conducted in the HCMC University of Pedagogy and other universities. The research has based on the latest CLT backgrounds from 1980s until 2011.

Vũ, Hoa Ngân. (2011). Ứng dụng thuyết Đáp ứng Câu hỏi vào việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ (Applying Item Response Theory in establishing an itembank of multiple-choice questions for General English) - CS-2010-19-97.

Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu đối với đánh giá chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho khối sinh viên không chuyên ngữ bậc Đại học của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đề tài đặt ra mục tiêu xây dựng thí điểm ngân hàng đề thi đáp ứng được yêu cầu: có độ chính xác cao, có chất lượng chuyên môn, và có khả năng phân loại được năng lực ngoại ngữ của sinh viên các khoa không chuyên ngữ. Với thời gian thực hiện 10 tháng, đề tài đã xây dựng được bộ câu hỏi gồm 180 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đánh giá kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cho bộ môn tiếng Anh Tổng quát (học phần 1 và học phần 2). Các câu hỏi này được kiểm định bằng phương pháp định tính dựa trên thang nhận thức của Bloom và mục tiêu học phần. Hơn nữa, bằng phương pháp định lượng, các câu hỏi (TNKQ) được kiểm định dựa trên cơ sở lý thuyết của Thuyết Đáp Ứng Câu Hỏi dưới mô hình Rasch một tham số.

In the current educational context and with the needs for evaluating language performance of nonmajor English undergraduates at Ho Chi Minh City University of Pedagogy, the study aimed at establishing an itembank of high quality which is reliable and able to discriminate students’ language performance. For ten months, the study created a 180 multiple-choice question (MCQ) itembank of pronunciation, grammar and vocabulary for General English (modules 1 and 2). These questions were validated quanlitatively basing on Bloom’s taxonomy and the modules’ objectives. Quatitatively, these items were analyzed on the ground of Item Response Theory with the one-parameter Rasch model.

 




 Tin Đào Tạo 

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

  Tầm quan trọng của môn ngoại ngữ Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ - phổ biến là tiếng Anh -  có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Đảng và...
 

 Thông báo Họp 

KIỂM TRA GIỮA KÌ BỔ SUNG

Những sinh viên học phần II không tham dự kiểm tra giữa kỳ CÓ LÝ DO CHÍNH ĐÁNG (đã gửi đơn lên Văn phòng Tổ Ngoại Ngữ) sẽ được kiểm tra bổ sung vào 08 giờ 30 sáng ngày thứ 6 16.5.2014. Đề...
 

 Trực Tuyến 

Hiện có 1194 khách Trực tuyến

bogddt
1275359468_Book
1275359498_adept_installer
Bộ GD & ĐT
Cục ĐT với nước ngoài
Giáo Trình
Học Qua Bài Hát
Thư Viện Phần Mềm
Từ điển Oxford