Khoa Ngữ Văn
  
Văn học Việt Nam


TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG CÁC DẠNG THỨC KẾT CẤU TIỂU THUYẾT QUỐC NGỮ GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 15:55

TS. Lê Tú Anh

Trong bối cảnh giao thời của xã hội và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết quốc ngữ cũng như một số thể loại khác, đứng trước ba nguồn ảnh hưởng: Trung Quốc, truyền thống và phương Tây. Sự giao thoa giữa những luồng ảnh hưởng này không chỉ là xu thế phát triển tất yếu của tiểu thuyết trên một bối cảnh xã hội, văn hóa đặc thù; mà còn tạo nên vẻ riêng cho gương mặt thể loại một thời. Một trong những phương diện thể hiện rõ nét tính chất giao thời của thể loại, theo chúng tôi, là kết cấu tác phẩm. Từ phương diện này, khảo sát trên ba trăm tiểu thuyết quốc ngữ ra đời trong quãng từ 1900 đến 1930, chúng tôi nhận thấy, có ba dạng thức kết cấu cơ bản.

Đọc thêm...
 
NGUYỄN DU VÀ ĐÔI BỜ THỰC - MỘNG (*) PDF. In Email
Thứ năm, 01 Tháng 12 2011 16:03

Ngô Thị Thanh Tâm

Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, không khó để nhận thấy sự tồn tại đồng thời của hai thế giới nghệ thuật. Một thế giới thực với những miêu tả, phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc sống xã hội - con người xung quanh nhà thơ. Một thế giới khác - vô hình - tồn tại song song, mập mờ lằn ranh và đôi khi hòa lẫn vào thế giới thực. Đó là thế giới của những giấc mơ, của mong ước, của mộng mị…

Đọc thêm...
 
TỪ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI, GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH LÀN RANH TIỂU THUYẾT TRƯỚC VÀ SAU 1975 PDF. In Email
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 16:34

ĐỖ THỊ KIM LIÊN

1. Sau 1975, văn học Việt Nam thay đổi không chỉ về mặt nội dung mà cả hình thức thể hiện. Một trong số những nhà văn có những sự thay đổi trên cả hai phương diện, đó là Hồ Anh. Thái. Bài viết này đi sâu tìm hiểu: Đặc điểm sử dụng câu văn trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, qua đó góp phần xác định làn ranh tiểu thuyết trước và sau 1975.

Đọc thêm...
 
Biệt tài tạo nghĩa (Thơ nôm Hồ Xuân Hương) PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 08:52

Có thể nói thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đặc biệt ở lĩnh vực tạo nghĩa. Đành rằng văn học dân gian ta có hiện tượng đố tục giảng thanh và ngược lại nhưng đó là nằm dưới dạng câu đố, giải thích sự vật hiện tượng thông qua miêu tả hai mặt nghĩa. Còn đối với thơ thì có lẽ thơ Xuân Hương là một hiện tượng cá biệt. Một bài thơ thường có 3 nghĩa: nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai và nghĩa khái quát. Thiếu vắng một trong 3 nghĩa này dứt khoát không phải là thơ Xuân Hương. Nghĩa thứ ba có thể không quan trọng đối với tác giả vì nghĩa thứ ba này còn tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận. Nhưng với nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai hết sức quan trọng. Và đầu đề tác giả đã đặt tên gì thì dứt khoát nghĩa thứ nhất mang nội dung đó (Ví dụ: Quả mít, Con ốc, Đánh đu, Tát nước, Dệt cửi, Cái quạt, Tự tình, Mời trầu…). Nghĩa thứ hai sẽ hiện ra ngay khi người đọc vừa khám phá nghĩa thứ nhất. Và chính nghĩa thứ hai này mới thực sự làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú, thích thú vì chính mình–người đọc– chứ không phải ai khác phát hiện cái tiềm ẩn bên trong. Cái bên trong ấy quả là một kho tàng khiến người khai thác khám phá không dừng được công việc lôi ra ánh sáng cái điều hết sức kỳ thú kia. Và nghĩa thứ ba là nghĩa khái quát rút ra từ nghĩa thực và nghĩa ẩn thứ hai, có tính chất quyết định giá trị bài thơ.

Đọc thêm...
 
Ý thức phản tỉnh - một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 08:38

Đoàn Thị Thu Vân


Trong thơ thời Trần có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh. Phản tỉnh để ý thức được hết những cái đẹp, cái quý, cái cao cả của con người đồng thời cả những giới hạn và bi kịch của đời người. Con người ấy có khi hướng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người. Đó là sự phản tỉnh  ở cấp độ con người – nhân loại mang ý nghĩa triết học. Cũng có khi con người ấy hướng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn cả, để tự hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người – cá thể mang ý nghĩa nhân sinh.

Đọc thêm...
 
Các bài viết khác...
«Bắt đầuLùi12345678Tiếp theoCuối»

Trang 7 trong tổng số 8

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT