Khoa Ngữ Văn
  
Văn học Việt Nam


PHÉP THUẬT, TƯỚNG SỐ, BÓI TOÁN, PHONG THỦY – NIỀM TIN TÂM LINH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI PDF. In Email
Thứ tư, 12 Tháng 9 2012 04:47

PHÉP THUẬT, TƯỚNG SỐ, BÓI TOÁN, PHONG THỦY

– NIỀM TIN TÂM LINH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

PGS.TS Lê Thu Yến, Ths. Đàm Anh Thư

Tóm tắt

Bài viết giới thiệu một số yếu tố tâm linh như phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy… Những yếu tố này tồn tại trong văn học trung đại như một niềm tin tuyệt đối về mặt tâm linh. Và đứng ở góc độ văn hóa bài viết nhận xét đánh giá về sự hiểu biết cũng như trình độ tư duy của con người được phán ánh trong văn học thời đó.

Đọc thêm...
 
TIẾNG NÓI CỦA “CÁI TÔI BỊ CHẤN THƯƠNG” VÀ TÍNH KHẢ DỤNG CỦA YẾU TỐ NHẬT KÍ, TRINH THÁMTRONG TIỂU THUYẾT (Nhân đọc Những ngã tư và những cột đèn – Trần Dần) PDF. In Email
Thứ năm, 22 Tháng 12 2011 16:23

PGS.TS. Nguyễn Thành Thi


1.

Những ngã tư và những cột đèn (1965-2010) của Trần Dần (1926-1997) là một sáng tạo đột xuất, mới mẻ của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với chất trinh thám khá đậm đặc và ¾ văn bản là nhật kí, tác phẩm là tiếng kêu khắc khoải của một “cái tôi bị chấn thương” – mở ra một bức tranh sinh động về con người trong trạng thái chấn thương tinh thần; thao thức, lựa chọn những ngả rẽ khó khăn của đời họ, trước những va đập kinh động, khôn lường của thời cuộc (từ chiến tranh sang hòa bình, rồi từ hòa bình trở lại chiến tranh).

Như một phản ứng tự nhiên, cái tôi ấy có nhu cầu được đối thoại/ tự đối thoại, nhằm chống áp đặt lên nó những cái tên xuyên tạc bản chất của mình. Nó tìm đến, cùng lúc, hành vi “trinh thám” và “ghi” nhật kí. Theo đó, những lằn ranh được tạo ra trong tác phẩm có những ý nghĩa thẩm mĩ riêng.

Dưới đây, bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến phương diện thẩm mĩ của thể loại và xu hướng tổng hợp thể loại trong Những ngã tư và những cột đèn, qua mấy nội dung sau: 1) Thế giới “bản đồ”: “láo nháo”, bất minh và tính khả dụng của yếu tố trinh thám; 2) Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương [*] và tính đắc dụng của hình thức “nhật kí hóa” tiểu thuyết.

Đọc thêm...
 
HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC VÀ SỰ CHUYỂN MÌNH CỦA NHỮNG QUAN NIỆM VĂN HÓA NƠI NGƯỜI TRÍ THỨC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX PDF. In Email
Thứ năm, 22 Tháng 12 2011 16:21

PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân

Hải trình chí lược[1] là một trong những tác phẩm sớm nhất ghi chép về những điều tai nghe mắt thấy trên hành trình đường biển đi về phương Nam, đến những nước có sự hiện diện của người phương Tây. Đặc biệt đối với Phan Huy Chú, một nhà văn có tư duy khoa học và óc quan sát tinh tế, sắc sảo, người từng viết bộ sách được xem là bách khoa thư thời Nguyễn – Lịch triều hiến chương loại chí, chuyến đi công cán vào năm 1832 đến Tân Gia Ba (Singapore) và Giang Lưu Ba (Batavia, một đảo trong quần đảo Nam Dương, tức Indonesia ngày nay) là một cơ hội tốt để ông được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, thỏa mãn lòng say mê hiểu biết, khám phá và ghi lại đầy đủ những gì mình quan sát được để mở rộng tầm mắt cho mình và cho dân tộc mình.

Đọc thêm...
 
Chinh phụ ngâm và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình PDF. In Email
Thứ năm, 22 Tháng 12 2011 16:20

Đàm Thị Thu Hương

 

Ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, Chinh phụ ngâm đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện của tác phẩm đã chính thức khai sinh một thể loại văn học dân tộc có tên là ngâm khúc và mở ra một thế kỉ “được mùa” của nhiều khúc ngâm có giá trị như Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm, Tự tình khúc, Ai tư vãn, Bần nữ thán, Quả phụ ngâm…Tác phẩm cũng đã bứt mình ra khỏi dòng văn học chức năng, nặng về “tải đạo” “ngôn chí” của giai đoạn trước đó để nhập hẳn vào dòng văn học nghệ thuật, lấy việc phơi trải những xúc động tự tâm can làm mục đích chính. Nói về hoàn cảnh ra đời khúc ngâm, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có viết “Vì đầu đời Cảnh Hưng (khoảng năm 1741-1742) có việc binh đao, cảnh biệt ly của người đi chinh thú khiến ông (tác giả Đặng Trần Côn) cảm xúc mà làm”(2). Cảm xúc là nguyên nhân khởi phát nên tác phẩm và cũng là hạt nhân của toàn bộ áng thơ trường thiên dài 408 câu thơ ấy. Đáng ghi nhận hơn, Chinh phụ ngâm đã “phát triển đến tột độ quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung đại Việt Nam” (3). Lí giải cho sự đề cao này, bên cạnh rất nhiều nguyên nhân như hình thức thơ song thất lục bát, kết cấu tâm trạng, lời văn trữ tình, vốn được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, xét thấy, cần phải nói đến sự xuất hiện của phương thức tự sự trong tác phẩm.

Tự sự đã tìm đường vượt qua ranh giới giữa tự sự và trữ tình để đi vào khúc ngâm ra sao? Nó đóng vai trò như thế nào trong nghệ thuật biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình? Và ranh giới bị vượt qua ấy chỉ nên xem là sự xâm nhập hay là sự xóa nhòa giữa cả hai yếu tố? Đó là những vấn đề được đặt ra xem xét và giải quyết trong bài nghiên cứu nhỏ này[1].

Đọc thêm...
 
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM “NHÂN SINH CHI KHOÁI LẠC” VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA KHÁT VỌNG SỐNG TRONG PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI PDF. In Email
Thứ năm, 22 Tháng 12 2011 16:18

Đàm Anh Thư

 

Từ Phụng thành xuân sắc phú (Nguyễn Giản Thanh) đến Đại Đồng phong cảnh phú (Nguyễn Hãng), Tụng Tây Hồ phú (Nguyễn Huy Lượng), phú Nôm không thiếu những tác phẩm rực rỡ, hoa mỹ nhằm đáp ứng mục đích ngợi ca sự hùng mạnh của vương triều và quyền uy của nhà vua. Nhưng bên cạnh đó, còn tồn tại một mảng tục phú phát triển theo khuynh hướng mang tính chất thông tục, bình dân nhập vào bản chất sang trọng vốn có của thể loại. Ở mảng sáng tác này, cái được phú Nôm quan tâm không phải chỉ có “đạo” và “chí”, mà còn là khát vọng sống, hay nói cụ thể hơn, là khát vọng được sống thành thật với nhu cầu bản năng của cá nhân mình, bất chấp quan niệm “tồn thiên lý, diệt nhân dục” của Nho giáo. Với nguồn cảm hứng nhân sinh mới mẻ ấy, phú quốc âm dần đi xa khỏi phạm vi của những nguyên tắc có tính quy phạm, tiến gần hơn về phía văn học dân gian, kết hợp các yếu tố tiếp nhận được từ cội nguồn truyền thống dân tộc với đặc trưng thể loại để tạo nên góc nhìn riêng về khát khao yêu và được yêu của con người.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi12345678Tiếp theoCuối»

Trang 4 trong tổng số 8

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT