Khoa Ngữ Văn
  
Văn học Việt Nam


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CA DAO - DÂN CA NAM BỘ (PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị) PDF. In Email
Thứ hai, 18 Tháng 10 2021 13:22

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

CA DAO - DÂN CA NAM BỘ

PGS. TSKH. BÙI MẠNH NHỊ (*)

Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ Đồng Nai – Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập” (Thuần Phong).

1. Cha ông chúng ta mới khám phá, xây dựng mảnh đất Nam Bộ trong vòng hơn ba thế kỉ nay. Ca dao - dân ca Nam Bộ, tất nhiên cũng mới chỉ thực sự được hình thành và khởi sắc trong quãng thời gian ấy. Diện mạo ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao - dân ca dân tộc mà cha ông từ các miền ngoài “gồng gánh”mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống ở mọi hoàn cảnh, mọi mục đích giao tiếp không ngừng thay đổi.

Để tạo nên diện mạo đó, nhân dân đã, một mặt, sử dụng kho tàng ngôn ngữ sẵn có của ca dao - dân ca dân tộc; mặt khác, biến đổi không ít từ ngữ, câu ca và sáng tạo rất nhiều bài ca mới, từ ngữ mới. Do đó trong vốn từ ngữ mà ca dao - dân ca Nam Bộ sử dụng, bên cạnh kho từ ngữ giàu có được phổ biến khắp cả nước, là sự có mặt của những từ ngữ nảy sinh tại địa phương. Đó là những từ ngữ làm tên gọi cho các sự vật, sản vật mới, những từ ngữ biểu hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của con người nảy sinh trong bối cảnh tự nhiên và xã hội mới. Trong quá trình giao lưu với các miền, một bộ phận trong số này đã và sẽ được phổ biến rộng rãi, một bộ phận khác vẫn giữ nguyên tính chất của phương ngữ. Do hoàn cảnh lịch sử, sự giao lưu văn hoá giữa các miền trên Tổ quốc trong quá khứ chủ yếu là con đường từ các miền ngoài đi vào. Đất nước đã thống nhất, chắc chắn sự giao lưu văn hoá từ Nam Bộ trở ra các miền ngoài sẽ phát triển mạnh hơn, rộng và sâu hơn, trong tình cảm mong mỏi của nhân dân cả nước.

2. Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cái nhấtđồng bằng lớn nhất nước; sản lượng lúa gạo nhiều nhất nướckinh rạch nhiều nhất nướctrái cây nhiều nhất nướcdiện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nướclượng thủy hải sản thu được hàng năm cũng nhiều nhất nướcdiện tích rừng ngập mặn nhiều nhất nước… Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó máu thịt với hệ thống sông ngòi dọc ngang chằng chịt của khoảng 5.000 km đường kinh rạch, với những cánh đồng mênh mông của đồng bằng châu thổ Cửu Long, mang tầm của những đồng bằng rộng lớn, đặc biệt của thế giới, và với những miệt vườn phì nhiêu, màu xanh trải tràn, rậm rì cây trái. Nhiều nhà nghiên cứu đã dùng định danh “văn minh sông rạch”, và nhà văn Sơn Nam dùng định danh “văn minh miệt vườn” để nói về cảnh quan  sinh thái – nhân văn và cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Con số thống kê sau về “chợ nổi” - chợ họp trên sông, “thương cảng dân gian”độc đáo, nơi buôn bán không chỉ lúa gạo, tôm cá, mà cả các loại trái cây và hoa, cho thấy thêm điều đặc biệt của Nam Bộ: Tiền Giang có 160 chợ nổi, Bến Tre có 175, Đồng Tháp 203 và Trà Vinh có 110 chợ nổi. Sử sách viết về tự nhiên và sự giàu có của Nam Bộ không thể thiếu những trang về cảnh quan nổi bật, đặc sắc đó cùng với những chủ nhân của nó. Kinh rạchruộng đồngmiệt vườn - ba bối cảnh tiêu biểu của thiên nhiên và cuộc sống người dân Nam Bộ cũng là ba bối cảnh mà ca dao - dân ca Nam Bộ thường bộc lộ những đặc điểm ngôn ngữ của mình.

3. Người nông dân truyền thống, như C. Mác nhận xét, “trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội”(1). Cụ Hipprocrates (460?-377 Trước Công nguyên) cũng đã nói: “Nông gia giỏi không chống lại thiên nhiên, anh ta cùng làm việc với thiên nhiên để làm ra nông sản” và những sản phẩm tinh thần. Nền thi ca của họ, cũng giống như bản thân họ, luôn thở hít trong thiên nhiên tươi mát, sống động. Nhân dân luôn lấy những cảnh vật thân thuộc quanh mình để phô bày tâm sự.

Ở Bắc Bộ, những hình ảnh tiêu biểu làm nên gương mặt của nông thôn cổ truyền – cây đa, bến nước, mái đình, luỹ tre, cổng làng… rất hay được nhắc tới trong các bài ca. Câu hát Trung Bộ trùng điệp hình ảnh của núi non, rừng rú, mênh mông và dữ dằn hình ảnh của biển cả… Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

Đọc thêm...
 
Hội thảo khoa học Quốc tế Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 6 2020 08:45

 

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN VĂN HỌC

----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

THÔNG BÁO

(v/v thay đổi ngày tổ chức

Hội thảo khoa học Quốc tế)

 

 

Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam xin trân trọng thông báo:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian tổ chức Hội thảo sẽ được chuyển sang đầu tháng 12/2020. Hội thảo sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

Để đảm bảo chất lượng khoa học và tạo điều kiện thêm cho các tác giả tham gia hội thảo, Ban Tổ chức xin điều chỉnh các mốc nhận bài như sau:

- Thời hạn nhận đăng ký tóm tắt: 30/6/2020 (Thư mời viết bài và Mẫu đăng ký viết bài xin gửi kèm theo)

- Thời hạn nhận bài viết toàn văn: 30/9/2020

Bài đăng ký và toàn văn tham luận xin gửi file về qua hộp thư: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được sự quan tâm và bài viết của quý học giả, các nhà nghiên cứu.

Xin trân trọng!

 

 

T.M. BAN TỔ CHỨC

Trưởng ban

Viện trưởng Viện Văn học

 

 

PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VLU

VIỆN VĂN HỌC

 

ĐẠI HỌC VĂN LANG

THƯ MỜI ĐĂNG KÝ VIẾT BÀI

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam

Kính gửi: Các quý vị học giả, các nhà nghiên cứu

Phê bình văn học sinh thái, sau những bước phát triển ở Âu - Mỹ đã mở rộng đến nhiều khu vực của châu Á (Trung Quốc, các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á…) và ngày càng chiếm được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học. Về bản chất, đây là hướng nghiên cứu liên ngành, có khả năng kết nối học thuật toàn cầu-khu vực, gia tăng tương tác giữa nghiên cứu hàn lâm với các vấn đề thực tiễn của xã hội và các cơ sở đào tạo đại học theo hướng ứng dụng… Trong điều kiện môi sinh ở Việt Nam đang có những  biến đổi đáng lo ngại, khi mà việc dẫn nhập phê bình sinh thái nói chung và phê bình văn học sinh thái nói riêng đang ở giai đoạn khởi đầu, mối quan tâm đến vấn đề này từ giới học thuật, giới sáng tác và giáo dục cũng chưa liên tục thì việc đưa vấn đề môi sinh trong ngữ cảnh văn hoá, văn chương Việt Nam thành một chủ điểm thảo luận chuyên sâu hứa hẹn sẽ có giá trị kích thích đa chiều và mạnh mẽ. Văn học Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng có những sáng tác gây chú ý mang chủ đề sinh thái sâu sắc. Chất liệu đó cần có những thảo luận kỹ càng, và từ những thảo luận đó, dữ liệu thu được có thể tham gia vào những luận giải lý thuyết về sinh thái, đặc biệt là hình thành đạo đức sinh thái trên tinh thần nhân văn hiện đại. Với những ý nghĩa trên, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phối hợp với Đại học Văn Lang đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam”. Hội thảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2020, tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hội thảo kỳ vọng sẽ là cơ hội để thúc đẩy phát triển của nghiên cứu văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung ở Việt Nam, mà kết quả của nó là căn cứ học thuật để Viện Văn học, Đại học Văn Lang trở thành địa chỉ kết nối các nghiên cứu văn học mới theo hướng liên ngành và hội nhập quốc tế.

1. Chủ đề Hội thảo

Hội thảo tập trung vào ba nội dung chính:

1/diễn tiến của phê bình sinh thái trong thời gian gần đây trên thế giới và Việt Nam;

2/thực tiễn nghiên cứu văn học sinh thái ở/ về khu vực Nam Bộ - Việt Nam;

3/cơ hội và khả năng ứng dụng của phê bình sinh thái ở Nam Bộ và các vùng địa lý nhân văn trong cả nước.

Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học có thể tham gia hội thảo theo các chủ đề sau đây:

- Thông qua phân tích các văn bản văn chương, lịch sử, tôn giáo, triết học, khảo cổ… thảo luận về phương thức và mức độ ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng hiện đại và hậu hiện đại đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, sự can dự của các thiết chế xã hội ở Việt Nam và thế giới đến ứng xử của con người với môi trường sinh thái ở Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam cũng như ở các khu vực, quốc gia khác nói chung.

- Văn chương đã thể hiện, phản ứng và gợi ý cách thức giải quyết ra sao trước những hiểm hoạ sinh thái ở Nam Bộ, Việt Nam và thế giới, từ đó xem xét khả năng, bổn phận và mức độ ảnh hưởng của văn chương đối với vấn đề này.

- Thực tiễn và khả năng tương tác giữa các loại hình văn bản như tác phẩm văn chương, điện ảnh, phim tài liệu phóng sự, nghệ thuật trình diễn,… về chủ đề sinh thái; thực tiễn và khả năng tương tác giữa văn chương nghệ thuật với giáo dục và truyền thông về sinh thái.

- Mối quan tâm sinh thái trong tương quan với các vấn đề thời đại ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam và thế giới được thể hiện ra sao trong văn chương.

- Thông qua các nghiên cứu trường hợp đề xuất những kiến giải mới từ quan điểm phê bình sinh thái và đạo đức sinh thái.

2. Cơ quan đồng tổ chức:

- Viện Văn học

- Trường Đại học Văn Lang (thành phố Hồ Chí Minh)

3. Địa điểm, thời gian tổ chức:

- Địa điểm: Hội trường N2T1, cơ sở 3, Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

- Thời gian dự kiến: đầu tháng 12 năm 2020 (01 ngày).

4. Tiến độ Hội thảo:

- Thời gian nhận Đăng kí - Tóm tắt tham luận (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): Chậm nhất là ngày 30/6/2020

(Mẫu Đăng kí tham luận và tóm tắt gửi kèm theo)

- Thời gian nhận toàn văn Tham luận: 30/9/2020

5. Ngôn ngữ sử dụng trong Hội thảo: Tiếng Việt, tiếng Anh (có phiên dịch)

6. Quy cách trình bày tham luận:

Tham luận viết bằng tiếng Việt, sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, độ dài không quá 15 trang A4. Các chú thích dùng chế độ footnotes tự động theo từng trang. Tài liệu tham khảo đặt ở cuối Tham luận.

Ban tổ chức không nhận các bài đã công bố và những bài không đáp ứng đúng quy cách trình bày văn bản.

7. Hỗ trợ Hội thảo:

Tham luận được lựa chọn sử dụng sẽ được trả nhuận bút và chọn in kỉ yếu Hội thảo.

Đại biểu tham dự Hội thảo tự túc kinh phí đi lại, lưu trú trong thời gian Hội thảo.

8. Địa chỉ liên hệ:

Mọi ý kiến, thông tin trao đổi, thủ tục đăng ký, bản Tóm tắt và Tham luận toàn văn xin được gửi đến địa chỉ sau:

Phòng Quản lí khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Văn học (Số 20 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ).

Hoặc liên hệ qua số điện thoại: ThS. Vũ Thanh Loan: 0914968642, ThS. Nguyễn Lan Anh: 0988999009 (Viện Văn học), TS. Hồ Quốc Hùng: 0913701705 (Trường Đại học Văn Lang).

Ban tổ chức chỉ nhận Đăng kí - Tóm tắt, Tham luận toàn văn qua địa chỉ hòm thư điện tử.

Thông tin Hội thảo được đăng tải trên các website :

- Trường Đại học Văn Lang: http://www.vanlanguni.edu.vn

- Viện Văn học: http://vienvanhoc.vass.gov.vn

THAY MẶT BAN TỔ CHỨC

Trưởng ban

PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

 

 

 

 

 

 

 

VLU

VIỆN VĂN HỌC

 

ĐẠI HỌC VĂN LANG

BẢN ĐĂNG KÝ THAM LUẬN

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam

Họ và tên:............................................Giới tính..................................................

Học hàm, học vị:..................................................................................................

Cơ quan công tác:................................................................................................

Địa chỉ liên hệ (ghi rõ là địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan công tác):..................

Điện thoại:.................................. Hòm thư điện tử:.............................................

Số chứng minh thư nhân dân: ............................................................................

Tiêu đề của Tham luận:.......................................................................................

Tóm tắt tham luận (từ 300-500 chữ, sử dụng font Times New Roman) được trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh dưới dạng file Word và gửi ở dạng file đính kèm trước ngày 30/6/2020 tới địa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ).

Ngày ......... tháng ......  năm …...

Ký tên

 

 

 
Hội thảo khoa học Quốc tế Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 6 2020 08:45


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN VĂN HỌC

----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020


THÔNG BÁO

(v/v thay đổi ngày tổ chức

Hội thảo khoa học Quốc tế)



Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam xin trân trọng thông báo:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian tổ chức Hội thảo sẽ được chuyển sang đầu tháng 12/2020. Hội thảo sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

Để đảm bảo chất lượng khoa học và tạo điều kiện thêm cho các tác giả tham gia hội thảo, Ban Tổ chức xin điều chỉnh các mốc nhận bài như sau:

- Thời hạn nhận đăng ký tóm tắt: 30/6/2020 (Thư mời viết bài và Mẫu đăng ký viết bài xin gửi kèm theo)

- Thời hạn nhận bài viết toàn văn: 30/9/2020

Bài đăng ký và toàn văn tham luận xin gửi file về qua hộp thư: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được sự quan tâm và bài viết của quý học giả, các nhà nghiên cứu.

Xin trân trọng!



T.M. BAN TỔ CHỨC

Trưởng ban

Viện trưởng Viện Văn học



PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp













VLU

VIỆN VĂN HỌC


ĐẠI HỌC VĂN LANG

THƯ MỜI ĐĂNG KÝ VIẾT BÀI

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam

Kính gửi: Các quý vị học giả, các nhà nghiên cứu

Phê bình văn học sinh thái, sau những bước phát triển ở Âu - Mỹ đã mở rộng đến nhiều khu vực của châu Á (Trung Quốc, các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á…) và ngày càng chiếm được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học. Về bản chất, đây là hướng nghiên cứu liên ngành, có khả năng kết nối học thuật toàn cầu-khu vực, gia tăng tương tác giữa nghiên cứu hàn lâm với các vấn đề thực tiễn của xã hội và các cơ sở đào tạo đại học theo hướng ứng dụng… Trong điều kiện môi sinh ở Việt Nam đang có những  biến đổi đáng lo ngại, khi mà việc dẫn nhập phê bình sinh thái nói chung và phê bình văn học sinh thái nói riêng đang ở giai đoạn khởi đầu, mối quan tâm đến vấn đề này từ giới học thuật, giới sáng tác và giáo dục cũng chưa liên tục thì việc đưa vấn đề môi sinh trong ngữ cảnh văn hoá, văn chương Việt Nam thành một chủ điểm thảo luận chuyên sâu hứa hẹn sẽ có giá trị kích thích đa chiều và mạnh mẽ. Văn học Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng có những sáng tác gây chú ý mang chủ đề sinh thái sâu sắc. Chất liệu đó cần có những thảo luận kỹ càng, và từ những thảo luận đó, dữ liệu thu được có thể tham gia vào những luận giải lý thuyết về sinh thái, đặc biệt là hình thành đạo đức sinh thái trên tinh thần nhân văn hiện đại. Với những ý nghĩa trên, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phối hợp với Đại học Văn Lang đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam”. Hội thảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2020, tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hội thảo kỳ vọng sẽ là cơ hội để thúc đẩy phát triển của nghiên cứu văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung ở Việt Nam, mà kết quả của nó là căn cứ học thuật để Viện Văn học, Đại học Văn Lang trở thành địa chỉ kết nối các nghiên cứu văn học mới theo hướng liên ngành và hội nhập quốc tế.

1. Chủ đề Hội thảo

Hội thảo tập trung vào ba nội dung chính:

1/diễn tiến của phê bình sinh thái trong thời gian gần đây trên thế giới và Việt Nam;

2/thực tiễn nghiên cứu văn học sinh thái ở/ về khu vực Nam Bộ - Việt Nam;

3/cơ hội và khả năng ứng dụng của phê bình sinh thái ở Nam Bộ và các vùng địa lý nhân văn trong cả nước.

Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học có thể tham gia hội thảo theo các chủ đề sau đây:

- Thông qua phân tích các văn bản văn chương, lịch sử, tôn giáo, triết học, khảo cổ… thảo luận về phương thức và mức độ ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng hiện đại và hậu hiện đại đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, sự can dự của các thiết chế xã hội ở Việt Nam và thế giới đến ứng xử của con người với môi trường sinh thái ở Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam cũng như ở các khu vực, quốc gia khác nói chung.

- Văn chương đã thể hiện, phản ứng và gợi ý cách thức giải quyết ra sao trước những hiểm hoạ sinh thái ở Nam Bộ, Việt Nam và thế giới, từ đó xem xét khả năng, bổn phận và mức độ ảnh hưởng của văn chương đối với vấn đề này.

- Thực tiễn và khả năng tương tác giữa các loại hình văn bản như tác phẩm văn chương, điện ảnh, phim tài liệu phóng sự, nghệ thuật trình diễn,… về chủ đề sinh thái; thực tiễn và khả năng tương tác giữa văn chương nghệ thuật với giáo dục và truyền thông về sinh thái.

- Mối quan tâm sinh thái trong tương quan với các vấn đề thời đại ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam và thế giới được thể hiện ra sao trong văn chương.

- Thông qua các nghiên cứu trường hợp đề xuất những kiến giải mới từ quan điểm phê bình sinh thái và đạo đức sinh thái.

2. Cơ quan đồng tổ chức:

- Viện Văn học

- Trường Đại học Văn Lang (thành phố Hồ Chí Minh)

3. Địa điểm, thời gian tổ chức:

- Địa điểm: Hội trường N2T1, cơ sở 3, Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

- Thời gian dự kiến: đầu tháng 12 năm 2020 (01 ngày).

4. Tiến độ Hội thảo:

- Thời gian nhận Đăng kí - Tóm tắt tham luận (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): Chậm nhất là ngày 30/6/2020

(Mẫu Đăng kí tham luận và tóm tắt gửi kèm theo)

- Thời gian nhận toàn văn Tham luận: 30/9/2020

5. Ngôn ngữ sử dụng trong Hội thảo: Tiếng Việt, tiếng Anh (có phiên dịch)

6. Quy cách trình bày tham luận:

Tham luận viết bằng tiếng Việt, sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, độ dài không quá 15 trang A4. Các chú thích dùng chế độ footnotes tự động theo từng trang. Tài liệu tham khảo đặt ở cuối Tham luận.

Ban tổ chức không nhận các bài đã công bố và những bài không đáp ứng đúng quy cách trình bày văn bản.

7. Hỗ trợ Hội thảo:

Tham luận được lựa chọn sử dụng sẽ được trả nhuận bút và chọn in kỉ yếu Hội thảo.

Đại biểu tham dự Hội thảo tự túc kinh phí đi lại, lưu trú trong thời gian Hội thảo.

8. Địa chỉ liên hệ:

Mọi ý kiến, thông tin trao đổi, thủ tục đăng ký, bản Tóm tắt và Tham luận toàn văn xin được gửi đến địa chỉ sau:

Phòng Quản lí khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Văn học (Số 20 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ).

Hoặc liên hệ qua số điện thoại: ThS. Vũ Thanh Loan: 0914968642, ThS. Nguyễn Lan Anh: 0988999009 (Viện Văn học), TS. Hồ Quốc Hùng: 0913701705 (Trường Đại học Văn Lang).

Ban tổ chức chỉ nhận Đăng kí - Tóm tắt, Tham luận toàn văn qua địa chỉ hòm thư điện tử.

Thông tin Hội thảo được đăng tải trên các website :

- Trường Đại học Văn Lang: http://www.vanlanguni.edu.vn

- Viện Văn học: http://vienvanhoc.vass.gov.vn

THAY MẶT BAN TỔ CHỨC

Trưởng ban

PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP








VLU

VIỆN VĂN HỌC


ĐẠI HỌC VĂN LANG

BẢN ĐĂNG KÝ THAM LUẬN

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam

Họ và tên:............................................Giới tính..................................................

Học hàm, học vị:..................................................................................................

Cơ quan công tác:................................................................................................

Địa chỉ liên hệ (ghi rõ là địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan công tác):..................

Điện thoại:.................................. Hòm thư điện tử:.............................................

Số chứng minh thư nhân dân: ............................................................................

Tiêu đề của Tham luận:.......................................................................................

Tóm tắt tham luận (từ 300-500 chữ, sử dụng font Times New Roman) được trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh dưới dạng file Word và gửi ở dạng file đính kèm trước ngày 30/6/2020 tới địa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ).

Ngày ......... tháng ......  năm …...

Ký tên


 

 
ĐỘNG HÌNH MỚI CỦA VĂN XUÔI CHIẾN TRANH QUA NHỮNG PHÁC THẢO RỜI PDF. In Email
Chủ nhật, 03 Tháng 5 2020 09:04

ĐỘNG HÌNH MỚI CỦA VĂN XUÔI CHIẾN TRANH QUA NHỮNG PHÁC THẢO RỜI

BÙI THANH TRUYỀN(*)

1. Cảm quan mới trong sinh quyển mới

Khép lại cái nhìn nặng màu sắc chính trị hóa, lí tưởng hóa theo kiểu phân tuyến ta - địch, thắng – thua, chính nghĩa – phi nghĩa của văn học cách mạng, độ lùi thời gian cùng với những thay đổi trong sinh quyển văn hóa, xã hội giúp người viết lật trở, chiêm nghiệm chiến tranh từ lăng kính nhân văn, nhân bản gắn với những giá trị phổ quát của nhân loại. Chiến tranh hiện hình trên trang viết hôm nay chủ yếu từ cảm quan của nỗi buồn, của những suy tư, trăn trở trước quá khứ, hiện tại và cả tương lai của “mình” và “họ”. Con người, qua cuộc chiến, với đầy những bầm dập, thương tổn, những dư chấn nặng nề cả thể xác lẫn tâm hồn, vì thế “không một ai muốn mình sẽ tiếp tục là một con số cộng thêm trong phép thống kê xương máu” (Chiến tranh và phép thống kê - Bích Ngân). Hiện thực chiến tranh và hậu chiến đâu còn là “chiếc ráng chiều quá đẹp” như cách ví von của Nguyễn Minh Châu mà xám một màu buồn rợn bởi những đau thương, mất mát, những mảng sáng tối xô bồ khiến không ít quân nhân, thường nhân cả hai bên chiến tuyến – những người đã bị chiến tranh vô tình hay cố ý kéo vào – đều không khỏi bang hoàng, suy sụp, thậm chí mất khả năng sống bình thường.

Nỗ lực hiện đại hóa văn xuôi của đội ngũ nhà văn hôm nay thể hiện rõ nhất ở chỗ họ mạnh dạn đi vào những cạnh khía nhạy cảm của chiến tranh với cái nhìn trực diện, phản tỉnh. Đó là những trang viết lạ lẫm, đầy ám ánh nhưng cũng nhiều mê hoặc về đề tài da cam (Tiếng lục lạc – Nguyễn Quang Lập, Mười ba bến nước – Sương Nguyệt Minh, Cơ bản là buồn – Nguyễn Ngọc Thuần,…). Hai cuộc chiến tranh biên giới cũng là hai thỏi nam châm xoáy hút tâm lực, bút lực của người viết. Hơn ba thập niên, nhất là khoảng thời gian gần 20 năm đầu thế kỉ XXI, xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới Tây Nam: Dòng sông của Xô Nét (Nguyễn Trí Huân), Chiến tranh không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Dòng sông nước mắt (Thanh Giang), Biên giới, Bên rừng thốt nốt, Đất không đổi màuNgười đàn bà khóc mướn (Nguyễn Quốc Trung), Ngôi chùa ở Pratthana, Khoảng rừng có những ngôi sao (Văn Lê), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Bên dòng sông Mê (Bùi Thanh Minh), Miền hoang (Sương Nguyệt Minh), Hoang tâm (Nguyễn Đình Tú), Mùa xa nhà (Nguyễn Thành Nhân), Rừng đói (Nguyễn Trọng Luân), Chuyện Lính Tây Nam (Trung Sỹ), Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn), Viết từ hành tinh kí ức (Võ Diệu Thanh)…; chiến tranh biên giới phía Bắc: Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), Mình và họ (Nguyễn Bình Phương),...

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những nhà văn trải nghiệm nó, dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng luôn cảm thấy mình mắc nợ những ân ưu ngày cũ. Dư âm, dư chấn của cuộc chiến cứ mãi đeo đẳng, khiến họ phải viết ra để nhớ lại, sống lại một thời gian khổ, bi tráng mà bản thân, bạn bè, dân tộc đã sống qua. Chuyện Lính Tây Nam được Trung Sỹ viết trong tâm thế vượt lên chính mình: trực diện nhìn lại cuộc chiến tranh trên đất Campuchia để soi rọi một thời bi hùng của thế hệ, đất nước mình, để đưa ra ánh sáng sự thật trần trụi của cái lò lửa địa ngục phi nhân ấy. Bằng cái nhìn của người trong cuộc, người đi qua ngoái lại, nhà văn đã khiến chúng ta kinh ngạc bởi hiện thực đa chiều, chân thực, tươi nguyên và sinh động đến rùng mình về một chiến trường K còn ít được biết đến trong văn học, khá xa lạ với độc giả trong và ngoài nước, vì thế có sức lay động lớn. Dù không gọi đích danh, nhưng lần đầu tiên trong văn học chính thống, quân xâm lược phương Bắc cũng đã được điểm mặt chỉ tên. Đó là bọn Khựa (Mình và họ), là giặc Khợ (Xác phàm). Cả hai cách gọi này đều cho thấy thái độ căm thù, khinh bỉ của tác giả trước hành động bất nhân, phi nghĩa của kẻ thù, đồng thời tạo một khoảng cách vừa đủ để hiện thực lịch sử với hiện thực văn chương soi chiếu lẫn nhau nhưng không trùng khít lên nhau. Dụng ý nghệ thuật đó giúp người viết tự do thể nghiệm, sáng tạo và tỏ bày những suy cảm về lịch sử, về nhân sinh, thế cuộc.

Là một cô giáo trẻ, sinh ra và lớn lên ở An Giang – nơi chịu nhiều tổn thất, tang thương do Khmer Đỏ gây ra, từ một “kẻ ngoại cuộc”, Võ Diệu Thanh đã vô tình bị đẩy vào cuộc chiến. Tác giả trải nghiệm chiến tranh qua lời kể của những nạn nhân trong cuộc thảm sát Ba Chúc (Tri Tôn): chị Sương, cô Năm Chậm, mợ Tám, cô Tư Chỉnh, chú Tư Long, anh Út Nam, thím Ba Tệt,… tất cả đều chịu những sang chấn tâm lí nặng nề, dai dẳng từ nạn diệt chủng kinh hoàng cách đây gần bốn thập kỉ. Bằng cách viết đầy tính chất “điền dã” của văn học dân gian, tội ác man rợ của Pol Pot phơi bày trong cuốn sách Viết từ hành tinh kí ức khách quan, chân thực đến đáy. Có cảm giác người viết luôn bị giằng xé giữa nhiều thái cực, trạng huống đối lập: lãng quên - hoài nhớ, ám ảnh – an yên, căm phẫn – tha thứ… để rồi cuối cùng phải chọn một giải pháp trung dung: hòa đồng, cộng cảm lòng mình với tâm tình của người trong cuộc, đưa tất cả phức hợp nhận thức, tình cảm ấy lên trang giấy một cách chân xác, không tô vẽ, phóng đại, để quá khứ phục sinh trong hiện tại dưới một hình hài khác, qua một lăng kính khác. Đó cũng là cách tác giả tự đối diện, tự giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong lòng mình, tự trả lời những câu hỏi, những nợ nần của quá khứ, làm người hòa giải quá khứ và hiện tại. “Mấy mươi năm đã qua, tôi ôm những miền kí ức của ai? Không phải của tôi, mà sao nặng nề quá đỗi. Nó thường đáo lại trong tôi qua cơn ác mộng, ví như một cuộc tử hình, một cuộc đối đầu trực diện và xả súng vào nhau. Như chính tôi là người làm nên những đau đớn đó”. Bằng cách ấy, người viết cũng đã giải huyền thoại về sự đau thương mà vĩ đại, vô danh mà trường cửu của dân tộc mình: “Thành ngữ có câu tấc đất tấc vàng, tôi cảm giác tấc đất là tấc hồn máu xương của nhiều đời nhiều kiếp người xưa và cả người nay. Chính những tích tụ đó làm nên linh hồn của từng vùng đất, để dẫu cho binh biến hãi hùng hay thiên nhiên khắc nghiệt, con người vẫn cứ muốn sống ngay trên chính mảnh đất quê hương mình”. Tâm cảm, động lực cầm bút của nhà văn miền Tây Nam Bộ này có nhiều điểm tương đồng với Bảo Ninh trong tuyệt phẩm Nỗi buồn chiến tranh gần 30 năm trước. Đây là minh chứng về sức sống của đề tài, tính truyền thống và hiện đại của văn học chiến tranh trong văn mạch dân tộc. Sáng tác của Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tư cùng với đó là những thế hệ trẻ hơn nhiều (Nguyễn Thị Kim Hoà với Đỉnh khói, Trần Thị Tú Ngọc với Ngụ ngôn tháng tư, Huỳnh Trọng Khang với Mộ phần tuổi trẻ, Văn Thành Lê với Vỏ anh hùng,…) đã đề xuất, bổ sung vào kinh nghiệm chiến tranh, kinh nghiệm viết, đọc của thế hệ đi trước, kiến tạo bản sắc cho thế hệ mình [xem 3, tr.3 - 10]. Sự tiếp nối đội ngũ: những người cầm bút trong thời chiến, những tác giả trưởng thành thời bao cấp, thời đổi mới, lớp nhà văn thành danh đầu thế kỉ XXI cho thấy chiến tranh vẫn còn là miền đất giàu tiềm năng, hứa hẹn nhiều khởi sắc cho văn học nước nhà.

Những sáng tác của đội ngũ nhà văn ở hải ngoại về đề tài chiến tranh cũng mang lại sinh khí mới cho văn học đương đại. Có thể quan điểm, thái độ của người viết chưa được số đông đồng thuận; nhưng những tình cảm chân thật, lối viết mới mẻ về cuộc chiến trong quá khứ của họ là điều đáng trân trọng, giúp các tác giả trong nước có điều kiện đối chứng để thay đổi cách nhìn, cách viết. Tập truyện Người tị nạn của Viet Thanh Nguyen, một người Mĩ gốc Việt, sau nhiều trắc trở, cũng đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành vào đầu năm 2018 là một minh chứng. Cuốn sách như là chứng nhân cho một thời đoạn lịch sử mà mỗi người Việt Nam dù ở đâu cũng không được quyền quên lãng.

Sự chuyển hướng trong cảm hứng, cùng với đó là bút pháp, hiện diện ngay từ nhan đề của truyện. Tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng, Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Người đàn bà trên đảo, Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Mùa hè giá buốt – Văn Lê, Cõi đời hư thực (Bùi Thanh Minh), Được sống và kể lại (Trần Luân Tín), Miền hoang (Sương Nguyệt Minh), Trong cơn lốc xoáy (Trầm Hương), Hoang tâm (Nguyễn Đình Tú), Cơ bản là buồn (Nguyễn Ngọc Thuần), Mộ phần tuổi trẻ (Huỳnh Trọng Khang),… Truyện ngắn: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Chuyện sót lại ở thung lung Chớp Ri (Nguyễn Quang Lập), Truyền thuyết về Quán Tiên (Xuân Thiều), Ngày xửa ngày xưa (Nguyễn Quang Lập), Đợi bạn (Ngô Tự Lập), Đốm lửa (Nguyễn Thị Minh Thúy), Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Hồn trinh nữ, Người sót lại của Rừng Cười (Võ Thị Hảo), Mười ba bến nước (Sương Nguyệt Minh), Chiều vô danh (Hồng Dân), Vết chim trời (Nguyễn Ngọc Tư), Những người đàn bà mắt đen (Viet Thanh Nguyen), Vỏ anh hùng (Văn Thành Lê),… Tản văn: Nén nhang chung (Dạ Ngân), Nối linh thiêng, Chiến tranh và phép thống kê (Bích Ngân), Không biết gì về chiến tranh (Lê Minh Khôi), Chuyện của em và chiếc túi có tên Việt Nam (Việt Linh)…; Bút kí: Viết từ hành tinh kí ức (Võ Diệu Thanh) v.v. Chúng hợp lực đẩy cái hiện thực sử thi hóa, hồng hóa một thời vào quá khứ, chia tay “cái thời lãng mạn” để đối diện với những đòi hỏi bức thiết của con người, cuộc sống hôm nay. Nhà văn làm một lần vượt cạn không ít đớn đau nhằm đổi lấy cái hạnh phúc lớn lao của nghệ sĩ: được sống và viết bằng chính con người thật của mình. Cách đây 20 năm, nỗ lực vượt qua giới hạn của văn xuôi chiến tranh chính là việc người viết đã quay trở về quá khứ, lịch sử  - một quá khứ, lịch sử đã phần nào minh bạch, hoàn kết – để “sống với vùng sáng kí ức, với kỉ niệm của một thời oanh liệt và hào hùng, thắp lên trong con người ngọn lửa của niềm tin và tình yêu với cuộc sống hôm nay” [4, tr.61], thì với văn học đương hiện, khát vọng làm sáng tỏ những cạnh chiều khuất lấp, tinh thần phản tỉnh, nhận thức lại chiến tranh, về cái giá của hòa bình, độc lập, hạnh phúc là những tư tưởng chủ đạo. Nhà văn soi chiếu hiện thực từ góc nhìn trực diện, đa sắc, đa chiều, đem lại cho sáng tác tính chất đối thoại, đa thanh – những biểu hiện sống động của chất văn xuôi, của tinh thần hậu hiện đại.

2. Sức ám gợi trong lối viết

Vượt qua lối mòn – và cũng là rào cản của bút pháp sử thi – văn xuôi hôm nay nỗ lực lột hiện mặt trái, mặt khuất của chiến tranh với sức hủy diệt, phi nhân, với những di chứng kinh hoàng mà nó để lại. Không còn âm hưởng ngợi ca hào sảng như trong văn học kháng chiến, Miền hoang (Sương Nguyệt Minh) và Hoang tâm (Nguyễn Đình Tú) phác họa bộ mặt thật của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với lắm bi ít hùng. Những đoạn văn miêu tả cận cảnh cảnh giết người, cảnh hành hình “thời trung cổ” trong hai tiểu thuyết như những thước phim quay chậm quá sức chịu đựng của người xem. Độc giả rùng mình kinh sợ trước cảnh hành quyết quân tình nguyện Việt Nam, trận thảm sát ở Ba Chúc trong cuốn sách của Sương Nguyệt Minh, hay cái chết đáng thương của những cô du kích Tân Lập trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú. Nhà văn không ngại ngần phơi mở những tổn thương, mất mát, liên tục xoáy sâu vào những nỗi đau khôn xiết của con người nhằm tái hiện khách quan, chân thực một bộ mặt khác của chiến tranh mà diễn ngôn lịch sử, chính trị lâu nay vẫn ít nhiều né tránh.

Trong Xác phàm, chiến tranh cũng hiện lên qua những cảnh tượng thương tâm: “mười sáu nóc nhà chỉ trong vài phút đã tanh bành, tan biến như chưa hề có một bản làng nào tồn tại ở góc núi yên bình ấy”. Có quá nhiều cái chết xảy ra trong thời gian ngắn ngủi khiến người ta tê liệt, không còn đủ sức thể khóc thành tiếng. Mình và họ có đến vài trăm người, cả lính lẫn dân thường, bị giặc Khựa bắt và đem phanh thây tại tử địa mang tên “Thung lũng oan khuất”. Nhiều người bị chôn sống trong những nấm mồ tập thể. Những ngọn núi nát nhừ vì pháo bom, những con đường bị đạn cối đào xới, xác người la liệt khắp nơi, mùi tử khí bao trùm mọi chốn… Nhà văn không ngần ngại “zoom” ống kính để phóng to những cận cảnh rợn người: “sáu cái xác người trần truồng nằm ngay ngắn sát với chân tường bên kia, xác nào cũng bị mổ phanh ra”. Tiểu thuyết của hai nhà văn quân đội này gợi ra những vấn đề có ý nghĩa thời sự và nhân văn sâu sắc, mang đến cho độc giả cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, nhắc nhớ con người hôm nay trân trọng hơn cuộc sống, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Mang nỗi ám ảnh và mất mát do chiến tranh gây ra, nhiều nhân vật luôn bị những cơn ác mộng dày vò. Nỗi đau của thể xác và tinh thần khiến cho mạch truyện trong nhiều cuốn tiểu thuyết (Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Gia đình bé mọn, Bến không chồng, Dưới chín tầng trời, Thế giới xô lệch, Rừng thiêng nước trong, Mình và họ, Hoang tâm, Xác phàm,…) bị đảo lộn với nhiều mảnh ghép giữa thực và hư, giữa quá khứ và hiện tại. Dòng ký ức cuồn cuộn làm nổi rõ những đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi. Song hành với kí ức chiến tranh, nhiều sáng tác đã nỗ lực tái dựng hiện thực hậu chiến lở lói, bất toàn gây nên không ít sang chấn tinh thần cho con người. Nếu như những bi kịch chiến tranh (mà hi hữu lắm mới được đặc tả) trong văn học cách mạng thường ít xuất hiện gương mặt phụ nữ, trẻ em, thì trong văn xuôi hôm nay, họ hiện diện khá nhiều. Gắn với những nhân vật ngoại biên này, văn xuôi đương đại đã tô đậm thêm bi kịch của chiến tranh, tăng sức nặng của tiếng nói tố cáo, của tinh thần nhân bản.

Đa mang và để lại dấu ấn ở nhiều đề tài, Hồ Anh Thái vẫn dành cho chiến tranh tình cảm, sự quan tâm đặc biệt. Sáng tác của ông thường chọn một lối riêng khi tìm đến những phận người nhỏ bé sau cuộc chiến. Họ là những nữ thanh niên xung phong chống chọi đến kiệt lả trong nỗi cô đơn, trong sự khát khao được làm vợ, làm mẹ (Người đàn bà trên đảo). Chị Giềng (Cõi người rung chuông tận thế) phải sống trong nghèo khó, tủi buồn để rồi ra đi trong đớn đau, vật vã. Với những người như chị, đơn độc giữa trùng vây của cái ác, cái bất công, họ chỉ còn cái quyền lớn nhất – và cũng đáng thương nhất – là “quyền chết”. Thế hệ không trực tiếp ngang qua chiến tranh, nhưng những tổn thất quá lớn của gia đình vẫn chém vào họ một vết chí mạng để không còn được sống bình thường, “giữa đám đông mà cảm thấy đơn côi” (Người và xe chạy dưới ánh trăng).

Nhìn chiến tranh từ lăng kính kì ảo, từ thế giới tâm linh cũng là nét mới dễ nhận thấy và đáng được ghi nhận của văn xuôi hôm nay so với giai đoạn trước đổi mới [xem 5]. Dạng nhân vật siêu thực - những vong hồn liệt sĩ - là một trong những khám phá mới mẻ, táo bạo của người viết trong việc khắc họa chân dung người lính. Điều này thể hiện sự nỗ lực cùng tấm lòng trân trọng của tác giả trên hành trình phát hiện vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ dù là từ một thế giới khác - thế giới bên kia. Nếu lúc sinh thời, họ là những người đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, ra trận với hoài bão độc lập tự do cho quê hương, dân tộc thì khi nhắm mắt xuôi tay, bị kẹt giữa hai cõi âm - trần, khát vọng này vẫn còn cháy bỏng. Không được như bao đồng đội khác hồn có thể quay về quê hương nhờ chết có mồ mả và có người hương khói, các vong hồn thực hiện khát vọng này bằng “những kí ức đằm sâu, thân thương” của mình. Đó là nỗi nhớ Hà Nội của anh lính Phương với những ngày rét mướt, tiếng tàu điện leng keng, người bố dậy tầm bốn rưỡi pha trà, rồi những tên đường, tên phố, Tháp Bút, Đài Nghiêng...; là những kỉ niệm của Lăng về bến sông quê hương, ngôi nhà nhỏ với bóng dáng mẹ già cô đơn mà phúc hậu. Thêm vào đó là những khắc khoải chờ đợi phút giây hòa bình, đợi chờ ngày trở về được đo bằng những chỉ số thời gian xác định hoặc không xác định: Anh lính Phương và cô gái giao liên thì “có mặt trên đời hai mươi năm. Và hai mươi năm chờ đợi”, ông già thời Chín năm “đã ngụ trong hang dơi gần nửa thế kỉ” (Tàn đen đốm đỏ). Còn Lăng trong Bến trần gian xoáy vào cõi lòng người đọc bởi cái điệp khúc “mấy chục năm... mấy chục năm rồi...” cồn cào cháy ruột: “Anh đã đi mấy chục năm mà vẫn luẩn quẩn trong rừng”, “mấy chục năm rồi, nhanh lên, tôi không thể đứng đây được nữa”, “xin đừng đưa tôi về xứ của ma, tôi còn phải về thăm u, mấy chục năm rồi...” v.v. Nỗi nhớ mong như có hình khối, nó bất chấp sự quên lãng của thời gian, sự khắc nghiệt của kiếp vong hồn. Và nhân vật cũng không còn mờ mờ nhân ảnh mà hiện hữu như một người lính bằng xương bằng thịt, như Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng vãng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), họ góp thêm một cái nhìn chân thực và đầy xúc động về người lính, về những cuộc chiến tranh giữ nước thần thánh của dân tộc.

So với văn học giai đoạn 1945 - 1985, văn xuôi về chiến tranh hôm nay thường nói nhiều hơn đến nỗi đau, đến mất mát của từng cá nhân cụ thể. Giọng văn vì thế mà lắng xuống, câu chữ như gãy vụn, vỡ oà trước sự thúc ép của rất nhiều xót xa, thương cảm. Dù có nhiều mất mát, xót đau nhưng phần lớn không có sự sám hối, phủ định; bao trùm lên nhiều sáng tác vẫn là sự nhân hậu, minh triết của người viết. Sự hi sinh của người lính không phải đã đặt dấu chấm hết cho những mất mát không gì bù đắp nổi của dân tộc, nỗi đau còn được kéo dài, được nhân lên ở thế giới bên kia. Nhưng một điều cũng hết sức cảm động là từ cõi âm, vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn các anh như được bọc trong ánh hào quang huyền thoại nên lại càng lung linh, bất tử. Cuộc tử sinh dẫu có nhiều nước mắt nhưng đó chỉ là sự chia tay tạm thời; còn nỗi đam mê, tình yêu cuộc sống, tất cả sự vĩ đại mà dung dị của người lính Việt Nam thì vẫn trường tồn và tiếp tục phát huy sức mạnh (Thần Đất – Vũ Bão, Cõi âm – Triệu Bôn, Tiếng rừng - Hiền Phương, Đợi bạn – Ngô Tự Lập, Xác phàm – Nguyễn Đình Tú, Bến trần gian – Lưu Sơn Minh, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Cặp bồ với ma – Ngô Văn Phú, Tàn đen đốm đỏ - Phạm Ngọc Tiến, Khúc hát biển ban mai – Phạm Ngọc Chiểu,…). Giọng quan hoài da diết cũng gắn liền với mô tip con người cô đơn sau chiến tranh. Điều đó khiến cho nhiều truyện không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, day dứt trong giọng điệu trần thuật. Miền hoang, Mình và họ, Nỗi buồn chiến tranh, Rừng thiêng nước trong,… bám riết tâm trí người đọc bởi những cung bậc của kí ức chiến tranh với âm hưởng trầm buồn, da diết và sâu lắng.

Nỗ lực khu biệt, nâng tầm của văn xuôi chiến tranh đương đại còn hiện diện ở nhiều triết lí, đối thoại không khỏi gây hấn với lối tiếp nhận truyền thống. Đâu chỉ mắc nợ con người, những kẻ châm ngòi chiến tranh còn gây sự, làm tổn hại nghiêm trọng đến tự nhiên, môi trường sống. “Chiến tranh bẩn thỉu hơn tất cả những trò bẩn thỉu mà con người ta nghĩ ra!” (Ngược chiều cái chết – Trung Trung Đỉnh); “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh); “Người ta còn nhiều việc để làm hơn là báo thù. Chiến tranh là thảm họa cho cả dân tộc. Cần phải cứu lấy mọi người” (Mùa hè giá buốt – Văn Lê). Những tra vấn về được - mất, nhân bản – phi nhân, nhất thời – vĩnh cửu,… của cá nhân, dân tộc, nhân loại, của đời sống, của giá trị con người,… cũng thường xuyên xuất hiện: “Chiến cuộc, miếng cơm manh áo nó bắt người ta đi, chứ ngây ngô có hiểu gì về chính nghĩa quốc gia hay gì gì đó đâu” (Không biết gì về chiến tranh - Lê Minh Khôi); “Con người cậy có sự mạnh, hung hăng chinh phục và tàn phá mọi thứ (…) Cần phải đến với rừng để học hỏi, để nhận biết đâu là phía trước, đâu là phía sau, đâu là phải, đâu là trái” (Rừng thiêng nước trong – Trần Văn Tuấn); “Không có chiến thắng nào không có máu xương, vì vậy không cứ gì hát hò ngợi ca mãi thì người ta mới biết mình chiến thắng (…) Hãy để cho lòng từ bi lên tiếng, trong mười hai điều răn của Phật, điều đã từng làm nên bản sắc mạnh của người Việt là sự khoan hòa” (Nén nhang chung - Dạ Ngân)… Đây là những yếu tính tạo nên sự đa bội trong điểm nhìn, gọng điệu trần thuật, tính phức điệu, đa thanh (polyphony), tinh thần dân chủ của văn xuôi. Người viết không còn chiêm ngắm quá khứ bằng tâm trạng ngây ngất, tự hào đơn phiến, mà chiêm nghiệm thời bi tráng đã qua, thời loang lổ đương hiện, nhìn bản thân và những người bên kia chiến tuyến toàn diện, điềm tĩnh, bao dung hơn. Trong đoạn kết của tập bút kí Viết từ hành tinh kí ức, Võ Diệu Thanh đã để cho một cựu cán bộ Khmer Đỏ thời kháng chiến chống Mĩ, đầy từng trải, thấu hiểu lẽ đời đánh giá về những tốt xấu, đúng sai của Pol Pot, về nạn diệt chủng, về mục tiêu, mục đích của chế độ độc tài… khách quan, thấu đạt.

Chiến tranh trong tiểu thuyết, truyện ngắn hôm nay cũng nhắc nhớ người đọc qua các biểu tượng nhiều ám gợi như nước, lửa,... Màu sắc sử thi, vai trò đại diện cho lí tưởng, nhiệt huyết, sức mạnh của dân tộc không còn nữa; các biểu tượng này được sáng tạo chủ yếu từ cảm hứng bi kịch, gắn với bao kiếp phận bé mọn, vô danh trong mưa bom bão đạn. Nỗi buồn chiến tranh là sự rên xiết của con người trong “biển lửa”, “cái lò lửa tàn khốc”, “tuyến lửa”, “con lộ lửa”, “cột lửa”… Lửa ngùn ngụt cháy trong những trang nhật kí của Trần Củng: “Tiếng bom, tiếng súng hòa lẫn thành một thứ âm thanh hỗn độn. Mặt đất như bị vỡ ra từng mảng… Tiếng tre nứa cháy ngùn ngụt, lốp bốp… cả làng Chành giãy lên đành đạch…” (Cõi đời hư thực - Bùi Thanh Minh). Trong tâm thức văn hóa nhân loại, lửa có tính hai mặt: hủy diệt và tái sinh. Tuy nhiên, lửa trong văn xuôi viết về chiến tranh sau 1986 phần nhiều chỉ mang sức mạnh hủy diệt. Đi liền với biển lửa hung tàn là máu me, chết chóc, đổ nát. Cảnh binh lửa kinh hoàng khiến người lính hoang mang, thảng thốt, không biết mình chiến đấu vì lẽ gì. “Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh gì vậy?” (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai). Khói lửa chiến tranh không chỉ thiêu đốt vạn sinh linh nơi chiến địa mà còn lan ngún đến làng quê, phố thị cả thời chiến lẫn thời bình qua những biến thể: ngọn (bóng) đèn, khói hương,... Bóng điện tù mù, đơn độc bầu bạn cùng Kiên thâu đêm suốt sáng (Nỗi buồn chiến tranh), ngọn đèn dầu hắt sáng vàng vọt trong Bến không chồng, leo lét trong Người ở bến sông Châu hay đỏ quạch trong Người sót lại ở Rừng Cười… khắc họa những nỗi đau, bất hạnh khó nói hết bằng lời của con người, đặc biệt là phụ nữ. Nước và các biến thể của nó như dòng sông, bến nước, nước mắt,… cũng góp phần không nhỏ để phục dựng bi kịch nhân quần sau cuộc chiến: Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Bến đò Lăng (Phùng Văn Khai), Bến đàn bà (Nguyễn Mạnh Hùng), Mười ba bến nước, Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh), Bến không chồng (Dương Hướng), Hai người đàn bà xóm Trại (Nguyễn Quang Thiều)… Bên cạnh những tính năng quen thuộc: xoa dịu, gột rửa, thanh tẩy, nước cùng với những sự vật gắn liền với nó như bến sông, con đò còn là tác nhân kéo dài, khơi sâu bất hạnh của không ít nhân vật: tuổi xuân mải miết xuôi dòng, còn niềm vui, hạnh phúc bình dị thì như con đò bỏ bến sang ngang.

Một điều đáng ghi nhận trong sự sáng tạo của văn xuôi chiến tranh từ đầu thế kỉ XXI là tính liên văn bản trên tinh thần đối thoại, giễu nhại những khung thước cũ. Miền hoangHoang tâm đều lấy chất liệu từ cuộc chiến biên giới Tây Nam như một “tiền văn bản” làm cảm hứng sáng tác. Từ những tư liệu, chứng nhân lịch sử và những kí ức về chiến tranh, nhà văn đã dựng lại không khí cam go, ác liệt về cuộc chiến chống lại tội ác phi nhân bản, phản nhân văn của chính quyền Khmer Đỏ. Sự dung hợp nhiều thể loại trong mỗi tiểu thuyết cũng dẫn đến tình trạng phì đại diễn ngôn, hiện thực – một yếu tính của văn chương hậu hiện đại [xem 1]. Trong Hoang tâm, Nguyễn Đình Tú đưa thơ, nhạc, truyền thuyết và cả bài văn của học sinh vào văn bản truyện. Ở Miền hoang, Sương Nguyệt Minh dụng công sưu tầm những bản tin trên báo, những bài thơ của đồng đội viết về chiến trường K. Mỗi chương của cuốn sách, nhà văn đều dẫn một mẩu tin đã được báo chí đăng tải, có trích nguồn cụ thể, như một cách làm sống lại lịch sử một thời, giúp người đọc nhập cuộc, sống cùng không khí chiến trận. Nếu như đoạn nhạc: “Ta là con của bố mẹ ta, nhớ nhà là ta tút ra về. Ta không cần ba lô không cần ô tô không cần chi mô, ta về thăm bố xong ta lại lên. Trên con đường ta đi có nhiều gian nguy làm ta khiếp vía, ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn…” đã “tái chế” ca khúc Bước chân trên dãy Trường Sơn của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối trong Hoang tâm mang tinh thần giễu nhại tâm thế của những người lính bị đẩy ra trận thì những bài hát trong Miền hoang lại là liều thuốc an thần để tên Lục Thum quên đi nỗi đau khi bị cưa chân. Các bài thơ của đồng đội Tùng không chỉ giúp những con người lạc rừng xích lại gần nhau hơn mà còn phản ánh hiện thực đói khát, gian khổ, khốc liệt nơi hoang địa khô cằn. Những thi phẩm ủy mị trong cuốn sổ nhật kí của tên lính ngụy cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Đình Tú về vai trò của văn học nghệ thuật đối với kẻ tham chiến. Không ít lần nhân vật Anh nghĩ rằng những bài thơ mang tư tưởng mộng rớt là nguyên nhân dẫn đến thất bại của chính quyền Mĩ ngụy. Ngược lại, quân ta thắng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại một phần là do sức mạnh được hun đúc từ những bài thơ, bài hát cổ vũ tinh thần chiến đấu.

Sự chuyển biến của văn xuôi chiến tranh cũng hiện diện rõ trong chất liệu – ngôn từ, nhất là dạng thức tục ngôn [xem 6]. Trong Sắc màu chiến trận, Thu Trân đưa ra những cách diễn đạt rất “lính”: nhớ nhà nhớ quê bỏ mẹ”, “Mẹ kiếp, bảy thằng ngồi đây, khi về biết có còn phân nửa”, “đàng nào cũng sắp về âm ti cả”,… Cách ăn nói có phần bổ bã, thậm chí tục tĩu chính là liệu pháp hữu hiệu để con người đối chọi với thực tế khắc nghiệt, vượt quá sức chịu đựng. Khẩu ngữ, trong trường hợp này, như sự giải tỏa, một lối thoát của thực tại – một thực tại được nhận thức bởi ngôn ngữ chính thống với tiếng đì đoàng của súng đạn, với những lời kêu gọi lí tưởng khuôn sáo khô khan, giúp người lính can đảm đối diện với cái chết nơi chiến trường. Trong kiệt tác Đường về, Remarque cũng để nhân vật của mình bày tỏ điều này: “Ở mặt trận, nếu chúng tôi bị rơi vào tình huống tồi tệ làm chúng tôi quên tất cả những thứ vô nghĩa các ông nhồi vào đầu chúng tôi, chúng tôi nghiến răng và nói “cứt”, rồi sau đó mọi việc tiếp diễn như thường. Ông dường như không hề biết điều gì đang xảy ra! Đến đây không phải là các cậu bé dũng cảm, không phải là các học sinh thân yêu, đến đây là những người lính!” [2, tr.128]. Tạm không bàn về vấn đề tư tưởng, cách xây dựng “sắc màu chiến trận” của Thu Trân trong phương diện ngôn ngữ, nếu đối sánh với truyện ngắn của các tác giả trước cùng viết về chiến tranh, rõ ràng đã có một bước tiến nhất định. Nó là đối cực với ngôn ngữ chính thống, hướng đến một chân dung người lính, một màu sắc rất khác của chiến tranh.

Còn rất nhiều biểu hiện về sự cách tân bút pháp của văn xuôi chiến tranh hôm nay không thể nói hết trong bài viết nhỏ này. Nhưng chừng đó cũng cho thấy, khi lựa chọn đề tài, ngay từ đầu, nhà văn không thể đặt mình xuôi theo quán tính cũ. Thường trực ở người viết là ý hướng, nỗ lực vượt thoát để tạo dấu ấn, để khẳng định phong cách. Bằng sự dụng công, độc sáng trong phương thức trần thuật, sáng tác của họ đã có những đóng góp đáng trân trọng cho văn học hiện đại dân tộc.

3. Và chân trời mời gọi những đường bay

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nó vẫn là một “siêu đề tài” trong văn học hậu chiến. Viết về chiến tranh là một việc rất khó đối với các tác giả đương đại, bởi chỉ cần một chút vụng về, đứa con tinh thần của họ sẽ đi vào lối mòn của nhiều tác phẩm vang danh trước đó. Một sáng tác được xem là xuất sắc về chiến tranh trong thời đại này phải cho thấy, dù một khía cạnh rất nhỏ, sự viết lại lịch sử; ở đó có sự hòa kết đầy tính thẩm mĩ giữa diễn ngôn nghệ thuật với diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn chiến tranh và diễn ngôn văn hóa. Bằng việc phục dựng chân thực chiến tranh-như-nó-vốn-là, văn xuôi hôm nay đã góp phần để cho độc giả, nhất là những người trẻ tuổi, có những kiến văn, xúc cảm đáng quý. Chuyện hôm qua đâu phải là một đi không trở lại; nó vẫn còn can dự trực tiếp, dài sâu vào hiện tại, và cả tương lai. Ngoại vi hóa ý đồ khơi lại, khoét sâu vết thương cũ, trong nỗ lực bạch hóa quá khứ, tác phẩm giúp bạn đọc nhận diện bản thân và đất nước mình, để có hạnh phúc của người sống trong tình yêu thương, sự tha thứ, bao dung. Những được mất của chiến tranh không ngừng được mổ xẻ, phân tích, tra vấn. Nhà văn tự đứng về phía nỗi đau, mất mát của cá nhân, dân tộc để có thêm nội lực khám phá chiến tranh ở mọi chiều kích mới mẻ của nó, góp phần “nối sự linh thiêng vào cuộc đời này” (Nối linh thiêng - Bích Ngân). Chính thái độ sòng phẳng mà đằm sâu nghĩa tình, trách nhiệm đó đã hợp sức khắc sửa nhiều di hại mà cuộc chiến gây ra. Nỗ lực trong cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ để mới hóa truyền thống, nâng tầm văn học, văn hóa, cùng với đó là vị thế dân tộc của văn học chiến tranh là điều đáng trân trọng. Phải làm sao viết về cuộc chiến, về quá khứ bi hùng mà câu chữ ngồn ngộn chất sống của hiện tại, có sức nặng dự báo tương lai, khiến cuộc sống đáng sống hơn, người gần người hơn, để tác phẩm ra đời trong sự chân thật, đầy xúc động… là những thách đố không hề nhỏ đối với người người cầm bút hôm nay.

Những gì đã trình bày cũng xác tín rằng chiến tranh vẫn là đề tài phong nhiêu, nhiều ám gợi đối với cả người sáng tác lẫn người thưởng thức văn chương Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Đây là mảnh đất màu mỡ đang chờ đợi bàn tay cày xới, bón chăm của nhà văn để cho đời những vụ mùa viên mãn. Viết về cái đã qua để chữa lành nỗi đau quá khứ, để thấu cảm đất nước, dân tộc mình, để có tâm thế an yên, minh triết của người đi về phía trước… đó là kì vọng mới, tích cực và nhân bản của văn xuôi chiến tranh mà những kết quả đã có cũng chỉ là bề nổi của một hiện thực thẩm mĩ giàu hứa hẹn.

 

(*) PGS.TS – Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Huy Bắc (2017), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Erich Maria Remarque (2017), Đường về, NXB Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Hoàng Đăng Khoa (lược ghi) (2017), Viết, như là một can dự vào lịch sử, Văn nghệ Quân đội, Số cuối tháng 12.

[4] Bích Thu (1999), Văn xuôi năm 1998 – thực trạng và vấn đề, Tạp chí Văn học, Số 1.

[5] Bùi Thanh Truyền (2014), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học – Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

[6] Bùi Thanh Truyền – Lâm Hoàng Phúc (2018), Tục ngôn trong truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam – những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Tháng 12.

 

Nguồn: Nghiên cứu Văn học, Số 1, 2020

Đọc thêm...
 
TRUYỆN KIỀU TRONG DIỄN VĂN CỦA CÁC TỔNG THỐNG MỸ (PGS.TSKH. BÙI MẠNH NHỊ) PDF. In Email
Thứ bảy, 22 Tháng 9 2018 06:42

TRUYỆN KIỀU

TRONG DIỄN VĂN CỦA CÁC TỔNG THỐNG MỸ

BÙI MẠNH NHỊ([1])

1. Nguyễn Du là nhà thơ luôn vượt lên mọi lời ca ngợi. Tháng 12 năm 1964, tại Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ban hành quyết nghị kỷ niệm 200 năm ngày sinh  Nguyễn Du. Gần nửa thế kỷ sau, tháng 10 năm 2013, tại kì họp thứ 37 tại Paris (Pháp), Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)  quyết định vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

Trong các sáng tác của Nguyễn Du, Truyện Kiều là tác phẩm vĩ đại nhất, đã được dịch ra hơn 23 thứ tiếng với trên 70 bản dịch khác nhau(1). Ở Pháp, đến nay, có tới 15 bản dịch Truyện Kiều và tác phẩm này đã được đưa vào Từ điển các tác phẩm của tất cả các thời đại và các xứ sở (Dictionnaire des oeuvres de Tous les Temps et de Tous les Pays)(2). René Crayssac nói rằng “Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thật là một nền văn chương kiệt tác, tưởng có thể so sánh với những văn chương kiệt tác của bất cứ đời nào, nước nào cũng không thua vậy”(3). Truyện Kiều còn được dịch và nghiên cứu nhiều ở Mỹ, Nga, Đức, Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Có lẽ, tác giả của tâm sự “Bất tri tam bách dư niên hậu,/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” không thể hình dung rằng tác phẩm của mình được hậu thế đón nhận sâu rộng như thế, không chỉ ở Việt Nam, mà khắp thế giới. Truyện Kiều đã vượt xa bất kỳ những điều người ta có thể nói về nó. Đặc biệt, Nguyễn Du càng không thể hình dung, gần 300 năm sau, các vị Tổng thống của nước Mỹ đã dùng tác phẩm của mình để gửi tâm sự với Việt Nam, gửi thông điệp tới các công dân Mỹ và cũng là nói với toàn thế giới về những trang mới trong quan hệ với Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu Truyện Kiều trong diễn văn của các Tổng thống Mỹ từ góc nhìn của mỹ học tiếp nhận và góc nhìn của văn hóa - chính trị, sẽ càng hiểu thêm giá trị, ý nghĩa của áng thơ bất hủ này và kinh nghiệm, bài học của việc đưa văn hóa, văn học vào ngoại giao, chính trị.

2. Cũng như dân tộc, đất nước chúng ta, Truyện Kiều của Nguyễn Du trong quan hệ với Mỹ, từ “cựu thù” đã trở thành người bạn. Trong những năm chống Mỹ, Truyện Kiều cùng cả dân tộc ta ra trận. Không ngẫu nhiên, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh cụ Nguyễn Tiên Điền, Chế Lan Viên xúc động viết Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ và Tố Hữu, trong phần kết bài thơ Kính gửi Cụ Nguyễn Du, đã viết: “  Sông Lam nước chảy bên đồi, Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…”. Còn phía Mỹ? Theo Phan Tử Phùng, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam, chủ biên tập Truyện Kiều khảo- chú- bình, năm 1968 sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, nhân sự kiện lính Mỹ tìm thấy một cuốn Truyện Kiều cũ kỹ và xơ xác trong hành trang ra trận, ở túi áo một chiến sỹ trẻ của ta vừa ngã xuống,“ tạp chí The Washingtonian số 4 có đăng bài viết về Truyện Kiều dài 2 trang với dòng tít hấp dẫn Một tài liệu ly kỳ vừa bắt được tiết lộ tinh thần của địch. Trong bài viết có minh họa  Tổng thống Johnson với lời chú thích: Giá như Tổng thống Johnson đã đọc Truyện Kiều thì chắc chắn đã không phải lâm vào tình trạng rắc rối như ngày nay(4). Cũng theo tác giả, “từ năm 1973 ở Mỹ Truyện Kiều cũng bắt đầu được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học (…) Dạy Truyện Kiều ở Đại học De Anza bang California, giáo sư John Swensson ( thời chiến tranh là đại tá đóng quân ở Củ Chi năm 1966, ở Sài Gòn năm 1968, 1969) nói “Muốn tìm hiểu con người Việt Nam thì hãy tìm hiểu Truyện Kiều…”(5).

Trở lại vấn đề Truyện Kiều trong diễn văn của các Tổng thống Mỹ, đến nay những người đứng đầu nước Mỹ  đã ba lần sử dụng tác phẩm vĩ đại này trong những bối cảnh trân trọng đặc biệt. Lần thứ nhất, trong diễn văn đáp từ của Tổng thống Bill Clinton tại cuộc chiêu đãi trọng thể của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tối ngày 17 tháng 11 năm 2000. Lần thứ hai, trong diễn văn của Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden, thay mặt Tổng thống Barack Obama chủ trì, tại buổi tiệc trưa ngày 7 tháng 7 năm 2015 chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam tại Nhà Trắng. Và, lần thứ ba, Tổng thống Barack Obama trích dẫn Truyện Kiều trong bài phát biểu trước 2000 người Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 25 tháng 5 năm 2016.

Các bài diễn văn nói trên thể hiện sự am tường lịch sử, văn hóa Việt Nam và sự chuẩn bị công phu, tinh tế của những người đứng đầu nước Mỹ, vai trò quan trọng của đội ngũ cố vấn, chuyên gia và cả những người phiên dịch Việt Nam(6). Họ đã vận dụng, đưa văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn chương Việt Nam, vào ngoại giao, chính trị. Về sức hấp dẫn trong diễn văn của các Tổng thống Mỹ, nhà thơ Trần Đăng Khoa lý giải: họ đã “lấy văn hóa Việt Nam làm đại lộ đến với Việt Nam là lựa chọn thông minh nhất để chinh phục những người tiếp xúc với mình. Các Tổng thống Mỹ tới Việt Nam đều chọn con đường này” (7). Những diện mạo văn hóa tiêu biểu nhất của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực Chính trị, Quân sự, Tôn giáo, Ngoại giao, Khoa học, Văn học nghệ thuật như  Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhạc sĩ Văn Cao, Trịnh Công Sơn, cây lúa, tà áo dài, các phố cổ Hà Nội, các món ăn truyền thống,v.v… đều được ngợi ca, trích dẫn rất đích đáng. Riêng với Truyện Kiều, họ đã hiểu vai trò, vị trí, ý nghĩa thẳm sâu của tác phẩm này trong lịch sử văn hóa Việt Nam, biết người Việt Nam rất yêu thích Truyện Kiều. Các Tổng thống, Phó Tổng thống Mỹ cũng đã đầy lịch duyệt sử dụng văn hóa “Lẩy Kiều”- một hình thức sinh hoạt văn nghệ truyền thống của Việt Nam vốn gắn với ngâm hát thơ Kiều, sau này được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hoặc trong các diễn ngôn hành chính, chính luận, để làm điểm nhấn, tạo ấn tượng mạnh, sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Họ đã đọc những câu Kiều trong bản dịch Truyện Kiều – The Tale of Kiều của học giả Huỳnh Sanh Thông, Đại học Yale xuất bản năm 1983, bản dịch với nhiều giải thích chi tiết các điển tích, mặc dù chưa lột tả hết được các lớp nghĩa của tác phẩm nhưng nhìn chung đã được các học giả quốc tế đánh giá cao, chuyển tải  khá đầy đủ ý tình của đại thi hào Nguyễn Du và năm 1987 đã được trao tăng giải MacArtthur Prize- giải thưởng cao quý nhất về khảo cứu, biên khảo của Mỹ(8). Các Tổng thống, Phó Tổng thống Mỹ cũng đều “Lẩy Kiều” ở phần kết của diễn văn, phần quan trọng nhất, gói lại những điều đã nói và mở ra những điều muốn nói. Họ đã thể hiện cái nhìn sâu sắc tới tận bản chất của những câu thơ Kiều và của bối cảnh để tìm ra những góc cạnh, ý nghĩa liên tưởng có thể vận dụng thơ Kiều, để “Lẩy Kiều câu nào cũng hay, cũng trúng và giàu cảm xúc, ý nghĩa”(9).  Đúng như  Cúc Đường đã nhận xét: “Tất nhiên, một vị Tổng thống (hoặc Phó Tổng thống Mỹ) lẩy Kiều là sự kiện đáng chú ý và thi vị hơn rất nhiều - so với việc một nhà Kiều học nào đó của Việt Nam thực hiện công việc ấy. Nhưng ở góc ngược lại, câu chuyện ấy cũng cho thấy rõ một thực tế: Truyện Kiều đã được thế giới mặc định là tác phẩm tiêu biểu tại Việt Nam, gắn với văn hóa Việt Nam”(10).

3. Chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của vị Tổng thống thứ 42 của Mỹ, Williiam. J. Clinton theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nước Mỹ tới nước ta. Cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia đã lùi xa 25 năm. Chiến tranh lạnh cũng đã kết thúc. Đã 5 năm, hai nước bình thường hóa quan hệ. Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO.Trong diễn văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Bill Clinton đã thông tin những sự kiện văn hóa, kinh tế thú vị: “Hai thế kỷ trước đây, trong thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ, chúng tôi đã vượt đại dương tìm đối tác thương mại, và một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi gặp được là Việt Nam. Đặc biệt là một trong những quốc phụ của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, đã thử tìm lúa giống của Việt Nam để mang về trồng tại trang trại của ông ở Virginia từ 200 năm trước”(11). Sự kiện này, về sau cũng được Tổng thống Barak Obama nhắc đến trong diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam. Barak Obama cũng nhắc đến sự kiện Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776  mà Thomas Jefferson  là tác giả, đã được trích dẫn trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam.

Trong diễn văn phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Bill Clinton bộc lộ những điều tâm huyết: “Đúng như Đại sứ Pete Peterson đã nói rất hay: "Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng điều chúng ta có thể thay đổi là Tương Lai (…). Nếu như toàn cầu hóa mang thế giới đến với Việt Nam, thì đồng thời nó cũng mang Việt Nam đến với thế giới…Chưa bao giờ có hai quốc gia nào đã làm những chuyện như chúng ta đang làm (…). Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam mở một chương mới trong quan hệ hai nước"(12).

Tại buổi chiêu đãi do Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì, trước nghĩa cử, chính kiến nhất quán của Việt Nam với các nước trên thế giới và nước Mỹ,Tổng thống Bill Clinton khẳng định niềm tin, niềm vui, mong muốn của Hoa Kỳ: “Khi chúng ta mở rộng cánh cửa, chúng ta không chỉ tiếp nhận những tư tưởng mới. Chúng ta còn giới thiệu được với bên ngoài tài năng và tính sáng tạo cùng tiềm năng của dân tộc. Chỉ sau một ngày ở thăm đất nước các bạn, tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có gì có thể ngăn cản người dân Việt Nam giành lấy cơ hội nhận biết tiềm năng tràn đầy của mình. Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác ”. Và Bill Clinton đã “Lẩy Kiều”:

Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

“Just as the lotus wilts, the mums bloom forth,

Time softens grief, and the winter turns to spring”.

Đây là câu thơ số 1795 và 1796 của Truyện Kiều, ý nói một năm đã trôi qua bằng cách miêu tả sự chuyển động của thời gian, của thiên nhiên, đất trời với những hình ảnh, đặc điểm nổi bật nhất của bốn mùa: sen tàn-mùa hạ qua, hoa cúc nở-mùa thu tới; hết mùa thu chuyển sang mùa đông; mùa đông ngày ngắn đêm dài; kết thúc mùa đông là mùa xuân đang đến. Đào Duy Anh giải thích ý thơ “ sầu dài ngày ngắn” như sau: “Mối sầu tuy dài ( so với câu Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ của Bạch Cư Dị) mà thì giờ trôi qua thấm thoắt ( ngày ngắn) cũng đã được một năm ( hết hạ sang thu, hết đông sang xuân)”(13). Đấy là một năm ở Lâm Tri,Thúc Sinh đã xa Thúy Kiều, sau buổi tiễn biệt, chia tay: “Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”, “ Lâm Tri từ thuở uyên bay, Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân”.

Bill Clinton đã “lẩy”,“vận”câu thơ 1795, 1796 của Truyện Kiều vào quan hệ bang giao Việt- Mỹ, và chính ông giải mã ý nghĩa muốn nói từ hai câu thơ, khẳng định và hy vọng về sự phát triển của quan hệ giữa hai nước: “Nay những ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan. Những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Cùng nhau, chúng ta hãy tận hưởng mùa xuân mới này”(14).

Trong cách “lẩy Kiều” của Bill Clinton, ý nghĩa của câu thơ Kiều đã có khác. Không chỉ là sự miêu tả bước đi của thời gian một năm, mà chủ yếu là sự vận động của thời gian, vũ trụ, của sự chuyển mùa theo hướng tốt đẹp hơn. Chuyến thăm của Bill Clinton, như chính ý nghĩa ông muốn nói từ câu Kiều, đánh dấu khởi đầu mới trong quan hệ Việt- Mỹ: thời cuộc đã thay đổi, chiến tranh đã đi qua, những chương buồn trong quan hệ giữa hai nước cũng đã qua, trước vận hội mới đang đến, hai quốc gia cùng hướng tới, cùng xây dựng và cùng tận hưởng một tương lai tươi sáng. Một sự chia sẻ, cam kết gắn bó, thân tình, dù rằng trong mong ước nhiều hơn là hiện thực.

“Trích dẫn hai câu Kiều này, hẳn Bill Clinton cũng không ngờ: 13 năm sau, phát biểu của ông đã trở thành một phần trong hồ sơ đề nghị vinh danh Nguyễn Du, được Việt Nam gửi lên UNESCO… Ban soạn thảo hồ sơ dẫn lại lần "lẩy Kiều" của nguyên Tổng thống Mỹ như một minh chứng tiêu biểu cho tầm ảnh hưởng Đông Tây của tác phẩm này”(15).

4. Đầu tháng 7 năm 2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống B. Obama. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu một đảng cộng sản tới Mỹ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quốc gia này, kết quả tích cực sau 20 năm hai quốc gia bình thường hóa quan hệ. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ với các nhà báo hai nước và quốc tế: “Có lẽ cách đây 20 năm không ai có thể hình dung được rằng hôm nay, tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng lại có cuộc gặp rất thú vị giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ. Từ hai nước “cựu thù”, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành bạn, rồi đối tác toàn diện và trong tương lai mối quan hệ đó sẽ còn phát triển tốt hơn nữa. Có được điều này là nhờ tầm nhìn chiến lược, nhờ sự cố gắng của lãnh đạo hai nước, đồng thời có sự ủng hộ to lớn của nhân dân vì quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ phù hợp với lợi ích của nhân dân, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Đó là hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển và cùng nhau thịnh vượng"(16).

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải quyết được nhiều vấn đề tầm vĩ mô, mở ra kỷ nguyên mới của quan hệ Việt-Mỹ. Trong tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư, Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden đã “lẩy” câu thơ 3121 và 3122, đoạn Kim- Kiều tái hợp, rất phù hợp với quan hệ song phương Việt Nam- Hoa Kỳ hiện nay:

Trời còn để có hôm nay,

Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.

“Thank heaven we are here today,

To see the sun through parting fog and cloud”.

Đào Duy Anh giải thích: “Tan sương đầu ngõ: Liên hệ với câu Hoa tàn mà lại thêm tươi ở dưới, tan sương đầu ngõ nghĩa là trừ hết sương lạnh khiến hoa (hoa trồng ở đầu ngõ vườn) đã tàn vì sương mà lại được tươi lại (…).Vén mây giữa trời: Liên hệ với câu 3124: Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa. Vén mây giữa trời nghĩa là tan mây ở giữa trời cho nên mặt trăng lại được sáng lại, khiến tuy nó đã là trăng tàn mà vẫn còn sáng hơn trăng rằm mà bị mây che”(17). Phan Tử Phùng đã trích dẫn các bình chú những câu thơ này: “Nguyễn Vân Anh: Đầu ngõ sương tan, giữa giời mây tạnh, thì sẽ được hoa tươi giăng sáng, như hai câu dưới đã nói; Đàm Duy Tạo: đám sương ở đầu ngõ tan đi thì lại thấy hoa trong vườn; đám mây ở giữa trời vén lên thì lại thấy mặt trăng”(18).

Trong buổi gặp gỡ đoàn viên, “Mười lăm năm mới bây giờ là đây”, Kim Trọng an ủi Thúy Kiều, muốn Thúy Kiều xếp lại những mặc cảm, những ngày buồn, để thấy vầng trăng tái hợp, ,“Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan” . Mong ước của Kim Trọng vừa rất chân thành, vừa vô cùng lãng mạn!

“Vận vào” chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai câu thơ Kiều mà Joe Binden “lẩy” mang thêm những lớp nghĩa khác: lịch sử đã có những khúc rẽ, vận hội mới tươi sáng đã đến, hai quốc gia đã và tiếp tục vượt qua những rào cản, thách thức. Giờ là lúc “sương tan đầu ngõ”, là lúc “vén mây giữa trời”, làm tan sương mờ hơi lạnh và mây mù đã phủ bóng lên quan hệ hai nước, để bầu trời quang, rộng mở, ấm áp, vì một triển vọng tương lai tốt đẹp. “Vén mây giữa trời”: điều tưởng chừng như không thể, đã và vẫn có thể làm được, như hai quốc gia Việt Nam và Mỹ đã và ngày càng xích lại gần nhau.Tất nhiên, hai nước vẫn còn những vấn đề tiếp tục phải trao đổi, nhưng Chính phủ Mỹ đã thay đổi cách nhìn, điều quan trong là họ tôn trọng chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của Việt Nam và ngày càng có nhiều thiện cảm với Việt Nam, cùng mong muốn quan hệ giữa hai quốc gia chẳng những phát triển, mà còn nâng lên thành đối tác tòan diện.

Có thể so sánh: nếu câu Kiều Bill Clinton “lẩy” trước đây đặt niềm tin “đông đà sang xuân”, thì câu Kiều Joe Binden dẫn ra trong tiệc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước, là sự khẳng định, củng cố sự tin tưởng và thể hiện niềm vui về những gì hai quốc gia đã làm “để có hôm nay”.Và “hôm nay”, “sương”- cái nhìn thấy ngay trước mắt, đã “tan đầu ngõ”, “mây giữa trời”, cái xa hơn, cái đang còn khuất lấp, cũng đang được vén mở; đã nhìn rõ bầu trời rộng lớn, tương lai của mối quan hệ giữa hai nước.

5. Chuyến thăm Việt Nam năm 2016 của Tổng thống Barack Obama cũng rất đặc biệt. Đặc biệt từ mục tiêu: “Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới. Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới”(19). Đặc biệt từ sự gần gũi, thân thiện của Barack Obama với người dân; gần gũi một cách chân thành, chân thành một cách gần gũi: ăn bún chả bình dân, uống bia hơi, trú mưa dưới mái hiên và bắt tay trò chuyện cùng những người dân bình dị, dừng lại ở cổng làng Mễ Trì mua cốm. Barack Obama được rất đông người Việt Nam đứng chật hai bên đường chào đón và tiễn chân. “Tổng thống Hoa Kỳ đã chiếm trọn tình cảm của người Việt và tình cảm của người Việt đã in sâu trong trái tim ông chủ Nhà Trắng”(20). Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trước hơn hai nghìn người, Barak Obama trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam,  nhiều lần khẳng định chủ quyền độc lập và sức mạnh, vẻ đẹp bền bỉ, sâu sắc, tinh tế của văn hóa Việt Nam - cơ sở nền tảng vững chắc của chủ quyền độc lập ấy. Bài phát biểu dài 30 phút và 30 lần Barak Obama nhắc đến hoặc viện dẫn văn hóa Việt Nam. Từ các địa danh văn hóa: Đông Sơn, sông Hồng, phố cổ Hà Nội, cố đô Huế, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long đến các sản vật như lúa gạo, trống đồng, các món ăn nổi tiếng. Từ những anh hùng, danh nhân, nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đến các nhà thơ, nhà văn, họa sỹ, nhà khoa học và tác phẩm của họ như bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, triết học Phan Châu Trinh, ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao, “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn, Toán của Giáo sư Ngô Bảo Châu…Riêng với Nguyễn Du, Tổng thống Obama nhắc tới hai lần trong bài phát biểu này. Lần thứ nhất, Barak Obama thông tin: thơ Nguyễn Du được các trường đại học Mỹ tập trung nghiên cứu. Lần thứ hai, từ cảm hứng về thực tại và viễn cảnh quan hệ của hai nước,“cả hai bên đều mong muốn thay đổi”,“có nhiều người Mỹ và Việt học tập cùng nhau, làm việc cùng nhau, sát cánh với nhau”, Ông đã “lẩy” thơ Kiều:

Rằng trăm năm cũng từ đây,

Của tin gọi một chút này làm ghi.

(Henceforth I’m bound to you for life, he said

Call these small gifts a token of my love)

Câu thơ 355 và 356 của Truyện Kiều, đoạn Kim – Kiều gặp gỡ, đoạn đẹp nhất, trong sáng nhất, nên thơ nhất của Thúy Kiều và Kim Trọng! Đã qua những thời khắc “giữ ý rụt rè”, “Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay”. Đã qua những suy tư: “Thiệt đây mà có ích gì đến ai”.

“Trăm năm cũng từ đây” vừa là ghi trước trời đất thời khắc gắn bó này, vừa là duyên trời định đôi lứa gắn bó trọn đời từ đây. Tấm lòng, ước nguyện của Kim Trọng và Thúy Kiều không chỉ thể hiện bằng lời. Cả hai đã trao và nhận “khăn hồng”, “cành thoa”- kỷ vật của tình yêu đôi lứa: “Của tin gọi một chút này làm ghi”. Kỷ vật nhỏ nhưng nguyện thề trong đó rất lớn, rất thiêng liêng!

Nhớ lại diễn từ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại tiệc chiêu đãi của phía Mỹ. Đáp lại ý tình của nước Mỹ, đáp lại việc trích dẫn thơ Kiều của Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn câu nói của Tổng thống Theodore Roosevelt: “Có lòng tin là đã đi được nửa đường”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa bình về trường hợp “lẩy Kiều” của Tổng thống Obama: “Phải nói là rất tuyệt vời. Đúng vậy. Vấn đề là niềm tin. Không có niềm tin thì không có gì hết. Chơi với nhau thì phải tin nhau…Ông B. Obama được dân ta quý chính vì ông rất hiểu chúng ta và tạo cho chúng ta có được niềm tin này”(21).

6. Truyện Kiều của Nguyễn Du từ một tác phẩm nghệ thuật đã bước vào vũ đài chính trị, “từ một bình diện cá nhân đã thành bình diện dân tộc trên mọi phương diện”(22). Thơ Kiều tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Những câu thơ Kiều trong diễn văn của những người đứng đầu nước Mỹ tuy chưa phải là những câu thơ hay nhất của Truyện Kiều nhưng đã được các Tổng thống Mỹ sử dụng phụ hợp, sinh động, đắc địa trong các bối cảnh ngoại giao cụ thể của hai quốc gia ở các thời điểm khác nhau. Đúng như ông Phạm Anh, phiên dịch chính cho Tổng thống Obama trong chuyến công du Việt Nam, nhận xét: những câu thơ đó “giống như viên ngọc lớn trên đỉnh vương miện”(23).

Truyện Kiều trong diễn văn của các Tổng thống Mỹ một lần nữa chứng tỏ sức mạnh, sự sâu sắc, tinh tế khi “chính trị ở trong văn hóa” và “văn hóa ở trong chính trị”! Từ đây, càng thấy rõ hơn vai trò của văn hóa, văn học trong ngoại giao, chính trị.Thực tế  này, cha ông ta đã để lại rất nhiều kinh nghiệm cho hậu thế. Nổi tiếng nhất là những bài thơ đi sứ ở chốn quan phương, cung đình của các sứ thần Việt Nam, những người một lúc vừa là nhà chính trị, vừa là nhà ngoại giao, vừa là nhà thơ(24). Họ đã dùng thơ làm phương tiện môi giới, ngoại giao, đối thoại chính trị. Chẳng hạn, thời nhà Trần là thơ đi sứ của Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi,v.v… với sứ tiết đấu tranh mềm dẻo, khôn khéo với “thiên triều”, tự hào về quốc thể, giữ vững quyền tự chủ, xác lập quan hệ bình đẳng giữa hai nước. Thơ đi sứ thời Lê- Tây Sơn  của Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,v.v…mang hơi thở hào hùng của thời đại Tây Sơn, thể hiện rõ lòng tự hào và thiện chí hòa bình của dân tộc, “hương thơm có thể nhuần thấm cho đời sau”(25). Thơ đi sứ thời kỳ đầu nhà Nguyễn của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Phan Huy Chú dào dạt tấm lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khẳng khái ngẩng cao đầu trước trách nhiệm “sứ sự”được giao.

Ở thời đại chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực của thông tuệ sử dụng văn hóa, văn học vào công việc ngoại giao. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp, ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”.  Nhà thơ Đức Vili Xanbao xúc động nói về Bác: “Trong tầm nhìn của Bác, không những thấy Người là nhà quốc tế đáng kính phục, mà còn là nhà văn hóa lớn, giàu tình thương yêu nhân loại” (26). Tiếp khách quốc tế, Người không câu nệ “ đối đẳng chức vụ”, luôn chủ động, sâu sắc, tự nhiên, tinh tế và hay dùng văn hóa, thơ ca gửi gắm ý tình. Năm 1960, tiếp Tổng thống Guinea Sekou Toure, Bác đã “ lẩy Kiều”: “ Bây giờ mới gặp nhau đây, Mà lòng đã chắc những ngày thanh niên”. Khi sang Trung Quốc, Người thường làm thơ, viết đại tự trước mặt người Trung Quốc, khiến bạn càng nể phục và càng nhiều thiện cảm. Tháng 5 năm 1963, đón Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ, Người đọc hai câu thơ cho đến nay vẫn là biểu tượng của mong muốn về mối quan hệ giữa hai nước, trên nguyên tắc giữ vững chủ quyền độc lập của Việt Nam: “Mối tình thắm thiết Việt- Hoa, Vừa là đồng chí vừa là anh em”. Nói về mối quan hệ Việt-Lào, Người cũng dùng thơ,v.v…

Nhắc lại truyền thống ấy của dân tộc để thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao, văn hóa, văn học và các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa trong việc tư vấn, chuẩn bị cho chuyến thăm các quốc gia và tiếp khách quốc tế của những người đứng đầu nhà nước. Nên chăng, cần khẩn trương có một chiến lược đưa văn hóa, văn học vào ngoại giao. Văn hóa, văn học luôn luôn là “sức mạnh mềm”, chiếc cầu kỳ diệu để đối thoại, và quan trọng hơn là để nối con người, nối các dân tộc với nhau. Xưa đã thế, và nay cũng thế, thậm chí càng hơn thế(27)!

Hà Nội, 11/2017

B.M.N


(1)Xem: Đoàn Lê Giang, Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật, in trong Kiều học tinh hoa, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 2016, tr.389.

(2) Xem: Lê Thu Yến, Hành trình Nguyễn Du đến với thế giới, in trong Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du- Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 20015- tr. 956-963.

(3)René Crayssac, Truyện Kiều và xã hội Á Đông, in trong  Nguyễn Du – về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, năm 1999, tr. 990.

(4), (5), (18) Phan Tử Phùng, chủ biên, Truyện Kiều Khảo-Chú-Bình, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2015, tr.51, 52, 768.

(6), (23) Xem: Obama lẩy Kiều và bật mí bất ngờ của phiên dịch viên người Việt,, Báo Tin tức, nguồn: https://tintuc.vn/obama-lay-kieu-va-bat-mi-bat-ngo-cua-phien-dich-vien-nguoi-viet-132828.

(7), (21) Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama, nguồn: http://vov.vn.blog/tran-dang-khoa-giai-ma-suc-hap-dan-cua-obama-515265.vov

(8)Xem: Tồng thống Mỹ lẩy Kiều theo bản dịch nào,Tạp chí Kiến thức,

nguồn: http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/tong-thong-my-lay-kieu-theo-ban-dich-nao-687380.html

(9), (20) Nguyễn Minh Thuyết, Câu Kiều tặng Tổng thống Obama,

nguồn:http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cau-Kieu-tang-Tong-thong-Obama-post168204.gdhttp://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cau-Kieu-tang-Tong-thong-Obama-post168204.gd).

(11), (12), (14) Xem: Toàn văn Bài Diễn văn của Tổng thống Clinton. Báo Nhân dân, ngày 18/11/2000, tr. 1, 3.

(13), (17) Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, năm 2007, tr. 334, 406.

(8),(10),(13) Cúc Đường, Khi người Mỹ lẩy Kiều- nguồn:http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/khi-nguoi-my-lay-kieu-n20150708232555849.htm).

(15),(16) Đăng Trường, Ngoại giao và thơ Kiều- nguồn:http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Ngoai-giao-va-tho-Kieu-357595/).

(19) Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người ở Mỹ Đình,nguồn: http://tuoitre.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-thong-obama-truoc-2000-nguoi-o-my-dinh-1106830.htm.

(22) Lê Đình Tuấn- Khi Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ lẩy Kiều-

nguồn: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/28126002-khi-tong-thong-va-pho-tong-thong-hoa-ky-lay-kieu.html).

(24), (25) Xem: Phạm Thiều, Đào Phương Bình, chủ biên, Thơ đi sứ- Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội, năm 1993, tr. 45

(26) Xem: Vũ Kim Yến, Hồ Chí Minh và những câu chuyện ứng xử ngoại giao,nguồn: http//chinhphu.vn.aspx?did=168961.

(27) Tác giả xin chân thành cám ơn GS. Trần Văn Nhung, GS. Trần Nho Thìn, PGS. Lê Thu Yến, PGS. Đoàn Lê Giang,Ths. Phạm Tấn đã có những góp ý quý báu cho bài báo này.

(*) PGS.TSKH- Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Đt: 0903 63 60 54; Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 
«Bắt đầuLùi12345678Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 8

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT