Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 1192 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

album_hinh

LƯƠNG TÂM NHÀ GIÁO PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 2 2012 17:28

Chuyện xưa

Trạng nguyên khai khoa Nguyễn Quan Quang

Nguyễn Quan Quang người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh), thuở nhỏ nhà rất nghèo, không có gạo tiền ăn học, thường phải đứng ngấp nghé ngoài sân, dùng sân gạch làm sách làm giấy, lấy gạch non làm son làm mực. Một hôm thầy đồ giảng bài xong, ra sân dạo chơi thì thấy những nét chữ giữa sân rất đẹp, bèn sai học trò rình xem ai viết rồi báo cho thầy. Sau khi biết được đó là chữ của Quan Quang, thầy đồ bèn cho gọi vào gặp, rồi bảo: “Con cứ đến lớp học đi. Thầy sẽ không lấy tiền của con mà còn cho con bút, giấy, mực nữa”. Học trò của thầy đồ nghe vậy cũng nhao nhao lên sẽ xin cha mẹ giúp đỡ Quan Quang, và hứa sẽ tối tối rủ Quang sang nhà học nếu nhà Quang không có dầu thắp…

Từ đó, Nguyễn Quan Quang yên tâm theo học với thầy đồ. Quan Quang nổi tiếng thông minh như một thần đồng.

Đến kỳ thi Hương, Quan Quang đỗ Giải nguyên. Kỳ thi Hội, Quan Quang đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, khoa Bính Ngọ (1246) niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông, Quan Quang đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ, đệ nhất danh, được vua phong Trạng nguyên đầu tiên của đất nước và ban cho quốc tính, được mang họ Trần. Do vậy, người đương thời đã gọi ông là Trạng nguyên khai khoa Tam nguyên Trần Quan Quang.

Nguyễn Quan Quang làm quan đến chức Bộc xạ (tức Thượng thư sau này). Làm quan một thời gian, ông cáo quan từ chức, trở vế quê dạy học, sống thanh đạm. Sau khi mất, ông được thăng hàm Đại tư không.

 

Và chuyện nay

Nỗi buồn mùa thi

DƯƠNG NGỌC BẢO

Tuổi Trẻ, thứ bảy, 25/04/2009, 06:00 (GMT+7)

TT - Có một nỗi đau mà hằng ngày vẫn canh cánh trong lòng tôi, nhất là mỗi khi đến dịp hè về.

Nhà tôi ngày ấy rất nghèo: ba tôi làm công nhân, mẹ buôn bán nhỏ, vì thế số tiền hằng ngày ba mẹ kiếm được không trang trải nổi cho bốn miệng ăn của anh chị em tôi. Lúc đó chị tôi đang học lớp 12, tôi học lớp 10, còn hai em trai đứa học lớp 7, đứa học lớp 2. Chị em chúng tôi hằng ngày đều phải nhịn ăn sáng để đi học, bữa cơm trưa nhiều khi chỉ vỏn vẹn vài vắt mì ăn lót dạ. Vật dụng trong nhà, những gì có thể bán được mẹ cũng đã bán hết để lấy tiền mua gạo cho các con ăn học, đến những bộ đồ mới của mẹ cũng “đội nón” ra đi để đóng học phí cho chị em tôi.

Một hôm, mẹ đem đi cầm mấy bộ đồ được hai, ba chục ngàn đồng gì đó, rồi gom góp trong nhà cũng được vài chục ngàn để đưa chị tôi đóng tiền học vì chị sắp tốt nghiệp THPT. Tôi không dám nói với mẹ mình vẫn còn thiếu nhà trường hai tháng tiền học vì sợ mẹ không biết phải tìm ở đâu ra. Tôi chỉ biết tâm sự với chị của mình. Tôi nói với chị là nếu không đóng đủ tiền học cô giám thị sẽ không cho vào phòng thi (lúc đó là kiểm tra học kỳ 2). Chị cầm 43.000 đồng đưa cho tôi và bảo đem đóng học phí trước một tháng, tháng còn lại đợi vài bữa chị nói với mẹ kiếm tiền đóng cho tôi. Tôi hỏi còn chuyện học hành của chị thì sao, chị nói sẽ đi kiếm việc làm phụ ba mẹ. Tôi cầm tiền của chị đi đóng học phí mà nước mắt không biết sao cứ chảy dài trên mặt.

Sau khi đóng trước một tháng học phí, cô giám thị nói vẫn còn thiếu một tháng nữa, trong thời hạn trước ngày thi hai môn cuối nếu không đóng đủ tôi sẽ không được vào phòng thi. Kỳ hạn cũng đã đến. Tôi có nói với chị về chuyện học phí của mình nhưng chị cũng bất lực, ba mẹ đi vay cũng không được. Tôi đành bặm gan đến trường và vào phòng thi, trong lòng cứ hồi hộp cầu xin cô giám thị đừng đi ngang qua. Nhưng rồi cô giám thị vẫn đọc tên tôi và yêu cầu phải rời bàn thi cho đến khi đóng đủ tiền học phí mới được tiếp tục vào thi.

Tôi lê từng bước nặng trĩu về nhà và hiểu rằng tương lai mình đã khép lại từ ngày ấy. Ước mơ được đứng trên bục giảng để dạy học cho những trẻ em nghèo khổ tan vỡ. Nước mắt tôi vẫn cứ mãi rơi mỗi khi mùa hè đến. Những khi xem chương trình có sinh viên, học sinh nghèo được sự giúp đỡ của mọi người để tiếp tục học, tim tôi lại rộn lên niềm vui và luôn thầm mong mọi học sinh được cắp sách đến trường, không phải bị gián đoạn việc học vì không có tiền đóng học phí như mình 13 năm về trước.

 



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học