Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trần Hoàng (Hoàng Trần)
XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE...
 

 

 

Hiển thị tin focus

CHỢT NHỚ CÀ MAU  

(NHÂN FACEBOOK NHẮC NHỞ) Có lẽ không người Việt nào không ao ước được một lần đến mũi Cà Mau, địa đầu Tổ...
 

VCD ca khúc

Trực tuyến

Hiện có 2018 khách Trực tuyến

webmail

Truy cập

WebLinks

Tìm kiếm

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

album_hinh

NGỮ PHÁP VÀ ... THƠ PDF. In Email
Chủ nhật, 19 Tháng 2 2012 17:15




HỌC VĂN – TÌM HIỂU VĂN CHƯƠNG

NGỮ PHÁP VÀ… THƠ*

* Người ta thường nói: "Nếu hiểu quá rành về quy tắc của ngôn ngữ thì rất khó làm thơ hay”. Đối với thầy thì sao?

- Theo tôi thì ý kiến đó chắc là… của những người thích đùa! “Quy tắc” là những “công thức, hình thức ngắn gọn nêu lên những điều cần phải làm theo trong những trường hợp nhất định”[1], vì vậy nó rất có ích. Chẳng hạn , những quy tắc về hài thanh, về lựa chọn từ ngữ sử dụng trong tác phẩm văn chương, về sự lệ thuộc vào ngữ cảnh của cấu tạo ngữ pháp câu… Vậy thì, “quy tắc ngôn ngữ” đâu có “phá đám” việc làm thơ, mà ngược lại, nó còn giúp cho ta làm thơ hay hơn đấy chứ!

Những người làm được thơ hay hiển nhiên là đã có năng lực sử dụng ngôn ngữ, nhưng có thể sẽ không nắm rõ quy tắc như nhà ngôn ngữ học. Mặc dù vậy, vì là người bản ngữ, họ sẽ “rành” các quy tắc ngôn ngữ theo kiểu “trực cảm”,và sẽ vận dụng nó theo “trực cảm”.

* Vậy một câu văn / thơ hay có cần đúng ngữ pháp không?

- Rất cần. Câu văn, câu thơ viết sai ngữ pháp chỉ cho ra những kết hợp từ ngữ hay chuỗi thanh âm vô nghĩa. Có điều, cần phải phân biệt cái gọi là ngữ pháp được vận dụng trong các kiểu chức năng ngôn ngữ cụ thể. Câu văn, câu thơ cũng phải đúng ngữ pháp, nhưng là ngữ pháp của ngôn ngữ nghệ thuật. Mà ngữ pháp của ngôn ngữ nghệ thuật thì phức tạp hơn ngữ pháp của ngôn ngữ thực hành – ngôn ngữ phi nghệ thuật, do bị sự chi phối của chức năng thẩm mĩ - một chức năng chủ yếu của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vì vậy, không nên lấy cái đúng ngữ pháp trong ngôn ngữ tự nhiên để làm chuẩn quy chiếu cho cái đúng ngữ pháp trong ngôn ngữ nghệ thuật.

* Là giảng viên dạy môn ngôn ngữ, thầy có nhận xét gì về trình độ tiếng Việt của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay?

- Nhận xét của tôi? Theo những kết quả khảo sát đã được công bố trong vài năm trở lại đây thì đại bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay viết, nói tiếng mẹ đẻ còn rất yếu. Phải chăng nguyên nhân là do tri thức ngữ pháp học truyền đạt trong nhà trường “có vấn đề”? Nhưng đó cũng đâu phải là nguyên nhân của sự diễn đạt lủng củng, của việc viết sai chính tả, hay dùng từ ngữ không chính xác? Tôi thường tự hỏi: Tại sao thế hệ học sinh, sinh viên ngày trước chỉ toàn học “thứ” ngữ pháp tiếng Việt mô phỏng ngữ pháp tiếng Pháp, mà họ lại sử dụng tiếng Việt có phần tốt hơn hiện nay?

* Thầy nghĩ sao về hiện tượng nói như viếtviết như nói của một số bạn?

- Nói viết là hai dạng ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù ny nay văn nói tiếng Việt có phần vươn lên gần với văn viết, nhưng hai dạng ngôn ngữ này vẫn có sự phân biệt. Văn nói cho phép sử dụng các yếu tố thừa, lặp, các hình thức tỉnh lược...;còn văn viết đòi hỏi phải diễn đạt chặt chẽ, với những đặc điểm dùng từ, quy tắc tạo câu đặc trưng của dạng viết. Văn nói cần tự nhiên, văn viết cần trau chuốt. Nói như viết không đúng chỗ sẽ khiến lời nói thiếu tự nhiên, giả tạo. Còn viết như nói không đúng thể loại thì lời văn sẽ luộm thuộm, buồn cười, thậm chí – do không có các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, dáng điệu… hỗ trợ – câu văn sẽ sai ngữ pháp, dẫn đến tối nghĩa, vô nghĩa.

* Vài mẹo nhỏ của thầy dành tặng cho các bạn khi làm bài thi môn Văn?

- Ồ, “mẹo nhỏ” hả? Không có “mẹo nhỏ” nào có thể giúp cho việc làm bài thi môn Văn được tốt đâu! Chỉ có những “mẹo lớn” thôi. Đó là:

- Phải tích luỹ vốn kiến thức văn học thật phong phú. “Có bột mới gột nên hồ” mà! Muốn vậy, không những phải nắm chắc kiến thức văn học được trình bày trong sách giáo khoa mà còn phải thường xuyên đọc thêm sách báo về văn học (và cả về xã hội). Nắm bài học bằng cách tóm tắt nội dung, đặt câu hỏi cho từng vấn đề và tự giải đáp. Nếu là thơ thì nên đọc thuộc những bài thơ, những khổ thơ hay.

- Biết huy động kiến thức để tìm ý, lập dàn ý một cách hợp lý. Cần sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài nghị luận văn học để lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, nhạc tính và cảm xúc. Tránh những cách diễn đạt dễ dãi, khô khan, khuôn sáo, kể cả “văn mẫu”.

- Cần đa dạng hoá các kiểu câu để câu văn sinh động, dĩ nhiên câu phải đúng ngữ pháp, trọn vẹn về ngữ nghĩa, phù hợp với dạng viết. Chú ý đến tính mạch lạc, liên kết giữa các ý, các phần trong bài văn. Nhớ đừng viết “một lèo” phần thân bài, mà hãy phân nó ra thành nhiều đoạn, dựa trên các ý trong dàn bài đã lập.

- Phân bổ thời gian làm bài hợp lí. Làm bài xong, nhất thiết phải kiểm tra lại để chữa các lỗi kiến thức và hành văn.

Cuối cùng, nếu chưa “ yêu văn” thì cũng đừng ghét oan nó. Ghét thì dễ xa lánh lắm! Hãy coi việc học tập bất cứ môn học nào cũng là một khám phá, khám phá và sáng tạo!

* Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện này, Chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc.

THANH XUÂN ghi



* Bài phỏng vấn TS Trần Hoàng. Bài này đã in trên tuần báo Mực Tím, số đặc biệt tháng 6 ra ngày 10/6/2004, tr. 72-73. (Chúng tôi có cắt bỏ phần giới thiệu tác giả).

[1] Từ điển tiếng Việt (NXB KHXH).

 

 



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học