Kỉ niệm 35 năm ngày thành lập trường
  
Khoa Địa lý

Hoàn cảnh ra đời

Cuối năm 1976, khoa Sử - Địa được thành lập cùng với sự thành lập Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Do yêu cầu phát triển và nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên chuyên ngành Địa lí cho các trường Trung học phổ thông của các tỉnh phía Nam. Năm 1981, khoa Địa lí được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Sử - Địa trước đây.

Cơ cấu tổ chức

Ban chủ nhiệm khoa
1 Trưởng khoa và 1 Phó Trưởng khoa

Tổ bộ môn gồm:

  • Tổ Địa lí Tự nhiên
  • Tổ Địa lí Kinh tế – Xã hội
  • Tổ Phương pháp giảng dạy và Bản đồ

Chi bộ Đảng: gồm 9 đảng viên (6 nam và 3 nữ)

Công đoàn bộ phận: gồm 21 công đoàn viên (12 nam và 9 nữ)

Đoàn Khoa: gồm 8 Chi đoàn với 322 đoàn viên

Liên chi Hội Sinh viên: gồm 8 Chi hội với 324 hội viên

Đội ngũ cán bộ nhân viên

Cán bộ giảng dạy: gồm 17 giảng viên cơ hữu và  6 cộng tác viên, trong đó có: 1 phó giáo sư, nhà giáo ưu tú, 2 phó giáo sư, tiến sĩ, 6 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 1 giảng viên cao cấp, 10 giảng viên chính.

Nhân viên
Nhân viên văn phòng: 2 cử nhân
Nhân viên phòng thực hành: 2 cử nhân

Trưởng, Phó Trưởng khoa qua các thời kì

Nhiệm kì 1983 – 1986
Trưởng khoa    : TS. Đoàn Ngọc Nam
Phó Trưởng khoa    : TS. Phan Huy Xu

Nhiệm kì 1986 – 1995
Trưởng khoa    : PGS.TS.NGƯT. Phan Huy Xu
Phó Trưởng khoa    : TS. Phạm Xuân Hậu

Nhiệm kì 1995 – 2000
Trưởng khoa    : TS. Phạm Xuân Hậu
Phó Trưởng khoa    : TS. Nguyễn  Kim Hồng
GV. Nguyễn Thiện Hiền

Nhiệm kì 2000 – 2004
Trưởng khoa    : TS. Phạm Xuân Hậu
Phó Trưởng khoa    : TS. Phạm Thị Xuân Thọ
ThS. Nguyễn Văn Luyện

Nhiệm kì 2004 – 2009
Trưởng khoa    : TS. Phạm Thị Xuân Thọ
Phó Trưởng khoa    : TS. Nguyễn Văn Luyện

Chức năng và nhiệm vụ

  • Đào tạo Cử nhân Sư phạm Địa lí hệ chính quy tại Trường và hệ chính quy các tỉnh phía Nam.
  • Đào tạo Cử nhân Địa lí hệ chính quy tại Trường và hệ chính quy các tỉnh phía Nam.
  • Đào tạo Cử nhân Sư phạm Địa lí hệ chuyên tu cho các địa phương.
  • Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Địa lí Kinh tế – Xã hội.
  • Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Địa lí (trừ Địa lí Tự nhiên).

Thành tích của Khoa

Cá nhân

  • Giáo viên dạy giỏi 5 năm liền: 2 giảng viên: PGS.TS.NGƯT. Phan Huy Xu và PGS.TS. Phạm Xuân Hậu
  • Giáo viên dạy giỏi 3 năm liền: 1 giảng viên: TS. Phạm Thị Xuân Thọ
  • Giáo viên dạy giỏi 2 năm liền: 4 giảng viên: TS. Nguyễn Văn Luyện, ThS. Nguyễn Thị Kim Liên, ThS. Nguyễn Tấn Viện, ThS. Tạ Thị Ngọc Bích.
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 4 giảng viên: TS. Phạm Thị Xuân Thọ, TS. Nguyễn Văn Luyện, ThS. Nguyễn Thị Kim Liên, ThS. Tạ Thị Ngọc Bích.
  • Nhiều giấy khen của Trường cho các tập thể và cá nhân

Tập thể

  • Tập thể tiên tiến xuất sắc 3 năm liền
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nghiên cứu khoa học
  • Tổ tiên tiến xuất sắc 2 năm liền: Tổ Địa lí Kinh tế – Xã hội.

Một số hoạt động nổi bật

  • Công tác đào tạo: Đã đào tạo được hơn 3.000 cử nhân Địa lí, 20 thạc sĩ chuyên ngành Địa lí Kinh tế – Xã hội.
  • Công tác nghiên cứu khoa học
  • Hằng năm thường xuyên tổ chức Hội nghị khoa học của cán bộ và của sinh viên.
  • Tham gia nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Trường.
  • Tham gia cố vấn nhiều đề tài nghiên cứu của các địa phương.
  • Tham gia viết nhiều giáo trình, sách, tài liệu tham khảo xuất bản trong và ngoài trường.
  • Tham gia bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên cốt cán, bồi dưỡng thay sách giáo khoa cho giáo viên Trung học phổ thông các tỉnh phía Nam.
  • Tiến hành xây dựng giáo trình điện tử  của nhiều bộ môn.

Hợp tác quốc tế

  • Phối hợp với UNESCO tổ chức Hội thảo Giáo dục vũ trụ.
  • Phối hợp với Trung tâm Tiếng Pháp CRFAP mời GS. Jean Francois Thémines báo cáo chuyên đề về Didactic Địa lí.
  • Tiếp một số giáo viên Nhật Bản, Đức đến trao đổi về chuyên môn.

Những định hướng tương lai

Song song với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên địa lí cho các trường Trung học phổ thông, Khoa sẽ tiến hành đào tạo Cử nhân khoa học Địa lí nhằm cung cấp những chuyên gia địa lí cho các ngành kinh tế - xã hội khác.

Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và sự nghiệp đổi mới giáo dục, Khoa sẽ đăng kí nhận thêm nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Địa lí Kinh tế – Xã hội và Thạc sĩ  chuyên ngành Phương pháp giảng dạy Địa lí.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tất cả các bộ môn nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.

Hợp tác với Viện Đào tạo giáo viên Cộng hòa Pháp tổ chức đào tạo về Didactic Địa lí.

Hợp tác với Trường Đại học Paris 7 trong việc trao đổi giảng viên và sinh viên.

Đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học trong khu vực trong việc nghiên cứu và giảng dạy Địa lí.

 


 Các sự kiện chính 

Không có sự kiện nào

 Đang trực tuyến 

Hiện có 1794 khách Trực tuyến