Khoa Ngữ Văn
  
Tổng quan về Khoa Ngữ văn PDF. In Email
Thứ hai, 13 Tháng 8 2018 03:07

KHOA NGỮ VĂN – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

1. Giới thiệu chung

1.1. Quá trình xây dựng và phát triển

Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP TP Hồ Chi Minh thành lập từ 1975, tiền thân là Ban Việt Hán, Viện Đại học Sài Gòn (được thành lập vào năm 1956). Khoa đã trải qua năm chặng đường xây dựng, phát triển.

Chặng đường thứ nhất: “Thế hệ tiếp quản” (1976)

Năm 1976, có 18 các thầy cô tham gia tiếp quản và đảm nhiệm công tác của khoa. Trong đó, một số thầy cô ở Viện Đại học Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh ở lại Khoa, tiếp tục công việc giảng dạy và một số thầy cô biệt phái từ các trường đại học phía Bắc.

Nhiệm vụ của Ban Chủ nhiệm và tập thể khoa khi mới thành lập là tiếp quản cơ sở Trường đại học sư phạm thuộc Viện Đại học Sài gòn,  đào tạo các khóa sinh viên đã nhập học từ những năm trước và chuẩn bị điều kiện để tuyển và đào tạo khóa mới; từng bước đổi mới chương trình đào tạo và đưa hoạt động của khoa vào quỹ đạo chung của nền giáo dục thống nhất trong cả nước.

Đối tượng đào tạo của khoa trong buổi giao thời này chủ yếu các lớp sinh viên được tuyển sinh trước 1975.

Chặng đường thứ hai: “Thế hệ chi viện & phát triển” (1977-1986)

Từ 1977 đến 1986, khoa được tăng cường một lực lượng hùng hậu: 52 thầy côđược bổ sung. Đội ngũ giảng viên, bên cạnh các thầy cô thuộc thế hệ tiếp quản, nay được tăng cường bởi các thầy cô từ các trường đại học lớn ở miền Bắc, đến từ các trường Đại học sư phạm Việt Bắc, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học sư phạm Huế,… Trong đó rất nhiều thầy cô được đào tạo ở nước ngoài.  Và, một lực lượng bổ sung đáng kể khác là sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi của khoa và của các trường đại học lớn từ miền Bắc vào. Không ít người là cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh việc đào tạo cử nhân đại học, khoa còn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Các mã ngành đào tạo sau đại học tăng dần. Các khoá sinh viên, học viên sau đại học tốt nghiệp giai đoạn này đã trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự nghiệp giáo dục Ngữ văn ở Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Chặng đường thứ ba: “Thế hệ đổi mới” (1987-1996)

Từ 1987 đến 1996  thêm 13 thầy cô được bổ sung về khoa, có người được đào tạo từ nước ngoài, có người được đào tạo trong nước. Sức mạnh của khoa được tăng cường trong sự gặp gỡ, đồng hành của ba thế hệ. Bắt đầu công cuộc đổi mới, khoa Ngữ văn, cùng với nhiều khoa bạn ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội mau chóng trở thành cái nôi đổi mới của bộ môn nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Nhiều TS, GS, PGS của khoa đảm nhiệm vai trò tiên phong đổi mới với các công trình, bài báo về lý thuyết và lịch sử văn học có tiếng vang. Nhiều hội thảo khoa học lớn về đổi mới nghiên cứu và giảng dạy văn học được tổ chức.  Những bộ sách giáo khoa Ngữ Văn phổ thông mới trong cải cách giáo dục được biên soạn thành công đều có sự góp sức tích cực của đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn.

Chặng đường thứ tư: “Thế hệ hợp tác, giao lưu” (1997-2006)

Từ 1997 đến 2006,  21 thầy cô được bổ sung về công tác tại khoa. Khoa Ngữ Văn đã mở thêm một số mã ngành đào tạo mới, như mã ngành đào tạo cử nhân Việt Nam học (cho người Việt và cho người nước ngoài), mã ngành cử nhân Văn học... Việc giảng dạy không quá phụ thuộc vào chương trình khung của Bộ giáo dục. Khoa, các tổ bộ môn chủ động xây dựng chương trình phù hợp với đối tượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, thực hiện sứ mệnh mà trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh tuyên bố. Từ giữa đến cuối thập niên thứ nhất, có 5 thầy cô trong khoa được mời tham gia viết sách giáo khoa Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhiều thầy cô khác về sau cũng tham gia viết sách bài tập, sách tham khảo, tham gia bồi dưỡng giáo viên,... Đây chính là những bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong dạy học Ngữ văn. Điều đó càng khẳng định tiềm năng và vị thế của khoa Ngữ văn trong sự nghiệp cải cách giáo dục.

Chặng đường thứ năm: “Thế hệ hội nhập và hướng đến tự chủ đại học” (2007- đến nay)

Từ 2007 đến 2016, đội ngũ của khoa được bổ sung thêm 23 thầy cô, chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khoa và một số thầy cô là giảng viên đến từ các trường đại học khác.

Tinh thần chung ở chặng đường này là đổi mới theo tinh thần hội nhập, hướng đến tự chủ đại học. Từ đào tạo theo niên chế, chuyển sang đào tạo theo tín chỉ với định hướng phát triển năng lực người học cả ở đại học và sau đại học, việc xây dựng chương trình trở thành một nhiệm vụ có tính quyết định. Các tổ bộ môn trong khoa đã tập trung toàn lực để hoàn thành các bộ chương trình mới. Từ năm 2014 đến nay các thầy cô thuộc 7 tổ bộ môn hoàn tất chuẩn đầu ra, chương trình, đề cương chi tiết cho 3 mã ngành nghiên cứu sinh, 4 mã ngành cao học, 3 mã ngành đại học. Nhiều thầy cô được mời tham gia xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa Ngữ văn mới cho bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Giai đoạn này, khoa đẩy mạnh những hoạt động nghiên cứu Ngữ văn và nghiên cứu giáo dục Ngữ văn. Hội thảo quốc tế“Những lằn ranh văn học” (2011) ghi dấu mốc trong nghiên cứu lý thuyết và lịch sử văn học, Hội thảo quốc giaPhong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn (2012) là sự đánh giá toàn diện về đóng góp của văn đoàn này giai đoạn (1932-1945), Hội thảo quốc gia “Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện” được xem là hội thảo đầu tiên về dạy học Ngữ Văn trong chủ trương đổi mới của Bộ gíao dục và đào tạo.

Hơn 40 năm qua, khoa Ngữ Văn là nơi đào tạo, cung cấp nguồn giáo viên, giảng viên, nghiên cứu viên Ngữ văn – nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phía Nam và trên cả nước. Từ đội ngũ giảng viên, sinh viên của Khoa, đã có 02 người được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 người làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí  Minh, 01 người làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 người làm Chánh Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, 03 người làm Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, 04 người làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh và các trường đại học khác; gần 100 người là trưởng khoa, trưởng phòng, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại các trường đại học, giám đốc, phó giám đốc các Sở giáo dục và đào tạo; hàng trăm người làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường trung học phổ thông, gần 500 người làm Tổ trưởng Tổ Văn  các trường trung học phổ thông trên cả nước. Hàng chục giảng viên, sinh viên của Khoa là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Tp Hồ Chí Minh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam,v.v…

Khoa Ngữ văn có quan hệ quốc tế rất phát triển. Hầu hết giảng viên trong Khoa  được  đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn, hoặc tham gia nghiên cứu ở nước ngoài. Khoa đã triển khai chương trình dạy tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan. Nhiều sinh viên nước ngoài (Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ôtxtrâylia,vv…) đã được đào tạo tại Khoa.

Hiện nay, Khoa Ngữ Văn có 43 giảng viên và 2 nhân viên văn phòng.  Trong đó, đội ngũ giảng viên gồm: 09 PGS.TS, 07 TS.GVC, 27 ThS; sinh hoạt theo 7 tổ chuyên môn.

1.2. Mục tiêu đào tạo

Cử nhân sư phạm Ngữ văn:

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Có kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về khoa học Ngữ văn và khoa học giáo dục để có thể giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, Cao đẳng, Đại học; Cán bộ nghiên cứu ở các cơ quan chuyên ngành và có thể tiếp tục học sau đại học ở các chuyên ngành: Văn học dân gian, Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Hán Nôm, Văn hoá học v.v…

Có kĩ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy  học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Có đam mê học tập suốt đời, kĩ năng tự nghiên cứu để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong thế giới không  ngừng biến đổi mạnh mẽ.

 

Cử nhân Văn học

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, có phẩm chất của người nghiên cứu.

Có kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về khoa học Ngữ văn, có thể trở thành cán bộ nghiên cứu ở các cơ quan chuyên ngành và những ngành có liên quan đến văn học: xuất bản, truyền thông, báo chí,công việc văn phòng ở các cơ quan văn hóa, chính trị và kinh tế v.v…; có thể tiếp tục học sau đại học ở các chuyên ngành: Văn học dân gian, Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận ngôn ngữ, Văn hoá học v.v…

Cử nhân Việt Nam học

Cử nhân ngành Việt Nam học được đào tạo theo mục tiêu có tri thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc; năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến và tích cực phục vụ cộng đồng.

Cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa, ngoại giao, và kinh tế. Đặc biệt là đảm nhận tốt công việc tại các đơn vị lữ hành, chuyên về tổ chức du lịch. Ngoài ra, còn có thể làm việc ở các cơ quan truyền thông, tổ chức sự kiện…

Cử nhân ngành Việt Nam học có thể học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Văn hoá học, Châu Á học, Báo chí – Truyền thông, …trong và ngoài nước.

Cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam

Đào tạo những sinh viên nước ngoài có trình độ cử nhân về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam. Cử nhân tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam được đào tạo theo mục tiêu có tri thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp: trân trọng ngôn ngữ và phát huy bản sắc, di sản văn hoá Việt Nam. Có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc.  Tích cực phục vụ cộng đồng.

Cử nhân tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam được rèn luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành để có thể dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam có thể dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở nhiều quốc gia trên thế giới.      Cử nhân ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam có thể học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn hóa học, Việt Nam học, Châu Á học… ở trong và ngoài nước.

1.3. Các ngành đào tạo

1.3.1. Đào tạo đại học

Sư phạm Ngữ văn: Học chuyên sâu về văn học Việt Nam, văn học thế giới, Ngôn ngữ học, Phương pháp giảng dạy. Chương trình luôn được đổi mới cập nhật, phù hợp với những  đổi mới của ngành giáo dục và nhu cầu xã hội.

Văn học: Chuyên sâu nghiên cứu Văn học Việt Nam, văn học thế giới, Ngôn ngữ học, Lý luận văn học. Hệ thống kiến thức được trang bị bài bản, cập nhật và có tính thực tiễn. Luôn gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng.

Việt Nam học: Trang bị các kiến thức về văn hoá Việt Nam, chú trọng văn hoá du lịch. Chương trình dành nhiều thời lượng cho hoạt động thực tế, thực tập. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong ngành du lịch, văn hoá, truyền thông.

Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam: chuyên sâu giảng dạy văn hoá Việt Nam, tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, học viên đảm nhận tốt việc dạy tiếng Việt tại các quốc gia trên thế giới.

1.3.2. Đào tạo sau đại học

Cao học: đào tạo 4 chuyên ngành

- Cao học văn học Việt Nam: Đào tạo chuyên sâu những kiến thức về Văn học Việt Nam. Học viên không chỉ nắm vững lí thuyết, còn có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Văn học, đặc biệt chuyên ngành Văn học Việt Nam.

- Cao học văn học nước ngoài: Trang bị những kiến thức khái quát, chuyên sâu về văn học thế giới, luôn có những đối chiếu, liên hệ với văn học Việt Nam. Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản, có tính cập nhật; được nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, độc lập giải quyết những vấn đề văn học quốc gia, khu vực, quốc tế.

- Cao học Lý luận văn học: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Văn học, chuyên ngành Lý luận văn học.

- Cao học Ngôn ngữ học: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Ngữ văn chuyên ngành ngôn ngữ nhằm hỗ trợ học viên hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về ngôn ngữ học, có kiến thức rộng về các ngành liên quan; hỗ trợ học viên rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng đặt ra và độc lập giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh : đào tạo 3 ngành

- Ngành Văn học Việt Nam: Đào tạo trình độ tiến sĩ văn học Việt Nam được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Nhờ đó, đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Ngành Văn học nước ngoài: Chương trình nhằm đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới.Nhờ đó, đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Ngành Lý luận Ngôn ngữ: Nội dung chương trình hỗ trợ nghiên cứu sinh tự học trên cơ sở nắm vững những kiến thức nền tảng về lý luận ngôn ngữ, về các chuyên ngành ngôn ngữ học, những kiến thức có tính ứng dụng của chuyên ngành, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học. Nhờ đó, người học có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học.

1.3.3. Đào tạo phi chính quy

-Văn bằng 2: Đào tạo Cử nhân Văn học. Mục tiêu đào tạo: trang bị những  năng lực cơ bản về văn học, ngôn ngữ, lý luận văn học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể chuyên sâu nghiên cứu, sáng tác văn học hoặc làm những công việc khác có liên quan đến văn học.

- Liên thông: Đào tạo học viên từ Cao đẳng lên Đại học. Hệ thống hoá và nâng cao năng lực cơ bản về chuyên ngành được đào tạo. Củng cố những phương pháp học tập ở bậc đại học. Trang bị thêm cho học viên những kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ sư phạm.

Bồi dưỡng giáo viên phổ thông: Hệ thống chuyên đề có tính cập nhật, đáp ứng những thay đổi trong ngành giáo dục. Các chuyên đề cung cấp kiến thức mới; kỹ năng, phương pháp dạy học mới, nâng cao tính thực tiễn, chú trọng phát triển năng lực ở người học.

1.4. Cơ cấu tổ chức

1.4.1. Ban chủ nhiệm khoa

PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân - Phó Trưởng khoa Phụ trách khoa

TS. Hoàng Phong Tuấn - Phó Trưởng khoa

ThS. Đặng Duy Luận - Phó Trưởng khoa

1.4.2. Các bộ môn

Hiện nay, khoa Ngữ văn có 7 tổ bộ môn:

- Văn học Việt Nam (Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp)

- Văn học nước ngoài (Trưởng bộ môn: TS. Phan Thu Vân)

-  Lý luận văn học (Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Lương Hải Khôi)

- Ngôn ngữ học (Trưởng bộ môn: TS. Tăng Thị Tuyết Mai)

- Lý luận và phương pháp giảng dạy Ngữ Văn (Trưởng bộ môn: ThS Nguyễn Thị Ngọc Thúy)

- Hán Nôm (Trưởng bộ môn: ThS. Huỳnh Văn Minh)

- Việt Nam học (Trưởng bộ môn: PGS.TS.Bùi Thanh Truyền)

1.4.3. Đội ngũ giảng viên

1.4.3.1 Tổ Văn học Việt Nam

1.  PGS TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Trưởng Bộ môn

2. ThS. Nguyễn Thị Hà An

3. ThS. Đàm Thị Thu Hương

4. ThS. Lê Văn Lực

5. ThS. Nguyễn Thị Minh

6. ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa

7. PGS TS. Nguyễn Thành Thi

8. TS. Phạm Thị Thùy Trang

9. TS. Đàm Anh Thư

10. PGSTS. Lê Thu Yến

1.4.3.2 Tổ Ngôn ngữ

1. TS. Tăng Thị Tuyết Mai - Trưởng bộ môn

2. PGS TS. Hoàng Dũng

3. PGS TS. Bùi Mạnh Hùng

4. ThS. Lê Ni La

5. ThS. Lê Nguyễn Hoàng Mai

6. ThS. Phan Ngọc Trần

7. TS. Nguyễn Thế Truyền

8. PGS TS. Trịnh Sâm

1.4.3.3 Tổ Văn học nước ngoài

1. TS. Phan Thu Vân - Trưởng bộ môn

2.  ThS. Nguyễn Hồng Anh

3.ThS. Hoàng Long

4. PGS TS. Phạm Thị Phương

5. ThS. Nguyễn Bích Nhã Trúc

6. ThS. Nguyễn Thành Trung

7. PGS TS. Đinh Phan Cẩm Vân

1.4.4.4 Tổ Hán Nôm

1.ThS. Huỳnh Văn Minh - Trưởng bộ môn

2. ThS. Phạm Thúy Hằng

3. ThS. Nguyễn Tiến Lập

4. ThS. Đặng Duy Luận

1.4.4.5 Tổ Việt Nam học

1. PGS TS. Bùi Thanh Truyền - Trưởng bộ môn

2. TS. Trần Hòang

3. PGS TS. Dư Ngọc Ngân

4. ThS. Nguyễn Ánh Ngọc

5. ThS. Ngô Thị Thanh Tâm

6. ThS. Lê Huyền Trang

1.4.4.6 Tổ Lý luận văn học

1. TS. Nguyễn Lương Hải Khôi - Trưởng bộ môn

2.TS. Phạm Ngọc Lan

3. TS. Hoàng Phong Tuấn

1.4.4.7 Tổ Lý luận và Phương pháp dạy học Ngữ văn

1. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy  - Trưởng bộ môn

2. ThS. Lê Thị Ngọc Chi

3. ThS. Nguyễn  Thành Ngọc Bảo

4.ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi

5. ThS. Phan Duy Khôi

Tổ Văn phòng

1. CN. Lương Thị Tuyết Nga

2. CN. Trần Thị Đoan Trang

2. Thành tích nổi bật của khoa

2.1. Thành tích NCKH

Khoa thực hiện hàng trăm đề tài khoa học cấp Bộ, cấp thành phố, cấp cơ sở. Nhiều Hội thảo khoa học quốc gia, Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức thành công, ghi dấu những thành tựu trong nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (2011, 2013, 2015, 2016…)

Các tổ bộ môn đều biên soạn nhiều giáo trình Đại học, Sau đại học; tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy.

Các thầy có nhiều công trình lớn, có giá trị học thuật. Tiêu biểu: GS. Lê Trí Viễn, GS.TSKH Lê Ngọc Trà, GS.TS Mai Quốc Liên, TS.Nguyễn Văn Dương. Một số thầy cô có bài nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế.

Nhiều sinh viên của Khoa đạt giải Nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Giải Nhất (2004), Giải Nhất (2015), Giải Ba (2017)…

2.3. Thành tích khác

GS. Lê Trí Viễn được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Bảy thầy cô khác được Chủ tịch nước công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú: Thầy Trần Hoán, PGS.TS. Trần Hữu Tá, PGS. Trần Xuân Đề, PGS.TS.  Nguyễn Thị Hai, PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị, PGS.TS  Đoàn Thị Thu Vân, PGS.TS. Lê Thu Yến.

Nhiều thầy cô tham gia xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa phổ thông trung học, phổ thông cơ sở.

Một số thầy cô  thỉnh giảng ở các nước: Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan…

2.4. Một số giải thưởng, bằng khen

Giải thưởng

GS. Lê Trí Viễn được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

GS.TSKH Lê Ngọc Trà và GS.TS. Mai Quốc Liên được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu khoa học.

Bằng khen

- Huân chương lao động hạng 3 (1996)

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011)

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006, 2012, 2014, 2016...)

3. Ban chủ nhiệm Khoa qua các thời kỳ

1976 - 1977

Trưởng khoa: PGS. Hoàng Nhân (đã mất)

Phó trưởng khoa: - Thầy Hồ Văn Nho (đã mất)

1977 - 1985

Trưởng khoa: PGS. Cù Đình Tú (đã mất)

Phó trưởng khoa: - Thầy Nguyễn Gia Phương

- Thầy Hồ Văn Nho (1977 - 1983) (đã mất)

- PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát (1982 - 1984)

- GS.TSKH. Lê Ngọc Trà (1984 - 1985)

1985 - 1988

Trưởng khoa: PGS.TS Cù Đình Tú

Phó trưởng khoa: - Thầy Lê Văn Trúc

- TS. Lâm Vinh

1988 - 1996

Trưởng khoa: Thầy Trần Hoán

Phó trưởng khoa: - PGS.TS Trần Hữu Tá

- PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp

1996 - 1997

Trưởng khoa: PGS.TS Trần Hữu Tá

Phó trưởng khoa: - PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị

- PGS.TS. Hồ Sĩ Hiệp

1997 - 1999

Trưởng khoa: PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị

Phó trưởng khoa: - PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp

- PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân

1999 - 2002

Trưởng khoa: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân

Phó trưởng khoa: - PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp

- PGS.TS Trịnh Sâm

- TS. Trần Hoàng

2002 - 2012

Trưởng khoa: PGS.TS Trịnh Sâm

Phó trưởng khoa: - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (2002 - 2010)

- PGS.TS Nguyễn Thành Thi

- PGS.TS. Lê Thu Yến

2012 - 2017

Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Thành Thi

Phó trưởng khoa: - PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân

- TS. Hoàng Phong Tuấn

- ThS. Đặng Duy Luận

2017 – nay

P.Trưởng khoa Phụ trách khoa: PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân

Phó trưởng khoa: - TS Hoàng Phong Tuấn

- ThS. Đặng Duy Luận

4. Giá trị cốt lõi trong đào tạo

Sáng tạo, Nhân văn, Thực tiễn.

Thông tin liên lạc

- Địa chỉ: B403, Trường ĐHSP Tp HCM, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp HCM

- Điện thoại: (028)38352020 – (105)

- Website: www.hcmue.edu.vn

- Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT