Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CIA và gia đình họ Ngô: CIA tiến vào Đông Dương - Trang 2
CIA và gia đình họ Ngô: CIA tiến vào Đông Dương - Trang 2 PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 15:13
Chỉ mục bài viết
CIA và gia đình họ Ngô: CIA tiến vào Đông Dương
Trang 2
Trang 3
Tất cả các trang
Lật ngược thế cờ vào giờ chót
29/10/2009 22:53


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture200901/112006949.jpg

Ông Ngô Đình Diệm từng suýt bị Mỹ thay thế vào năm 1955 - Ảnh: USFG

Trước nguy cơ bị người Mỹ thay thế, ông Diệm đã cứu vãn sự nghiệp chính trị của mình sau khi dẹp được lực lượng Bình Xuyên.

Ngoài tướng Thế, đại tá Lansdale còn liên lạc với tướng Nguyễn Thanh Phương, chỉ huy lực lượng chính quy của Cao Đài, cùng 2 tướng Cao Đài khác nữa. Tuy nhiên, khó khăn của ông Diệm là ngoài tướng Thế, tất cả các thủ lĩnh quân sự khác, nhất là tướng Lê Văn Viễn - tức Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, và đang nắm trong tay lực lượng cảnh sát Sài Gòn (do Bảo Đại ủy quyền trước đây), thì không chịu giải quyết về số phận của lực lượng quân sự thuộc quyền. Trong khi ông Diệm một mực nhất định kết hợp tất cả vào một lực lượng duy nhất là quân đội quốc gia Việt Nam. Chỉ có tướng Thế đưa một lữ đoàn của mình gia nhập quân đội quốc gia vào giữa tháng 2.1955.
Thủ lĩnh các giáo phái và lãnh đạo các chính đảng trong nội các mở rộng đều chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ. Rồi họ thành lập Mặt trận Giáo phái thống nhất quốc gia, trong đó có cả tướng Trịnh Minh Thế. Đến ngày 21.3.1955, mặt trận ra một tuyên cáo tối hậu, yêu cầu ông Diệm giải tán chính phủ trong vòng 5 ngày. Trong vai trò điều phối được cả Mỹ và Pháp ủy nhiệm (Pháp lúc đó còn có tướng Paul Ely, chỉ huy quân đội Đông Dương ở Sài Gòn), đại tá Lansdale làm con thoi liên lạc giữa ông Diệm và phái Cao Đài. Ông Diệm than phiền về hành động của giáo phái, nhưng Lansdale bảo đảm với ông rằng, tuy tướng Thế ký vào bản tuyên cáo, nhưng vẫn trung thành với chính phủ.

 

Hết hạn tối hậu, ông Diệm từ chối yêu sách, thế là các thành viên nội các thuộc các giáo phái đồng loạt từ chức. Tình hình lại rối ren thêm khi Tổng trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh tuyên bố từ chức, viện dẫn vì ông Diệm từ chối việc bảo đảm phải tư vấn nội các trước khi có hành động chống lại Bình Xuyên. Và ngày 29.3.1955, lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn nổ súng để chiếm thế thượng phong trước tin tức là ông Diệm thông báo cho người Pháp biết ông sẽ cho quân đội tiếp quản tổng hành dinh cảnh sát quốc gia. Quân của Bảy Viễn bắn cả đạn pháo vào dinh Độc Lập. Ngày 31.3, dưới sự thúc đẩy của tướng Ely và Pháp, Bảo Đại gửi một công điện yêu cầu ông Diệm từ chức. Bảo Đại đã gửi công điện đến 2 lần với mục đích để cho những kẻ thù của ông Diệm hay biết. Đến thời điểm này thì Đại sứ Mỹ Lawton Collins báo cáo với Washington là phải thay thế ngay ông Diệm.
Chỉ có Lansdale là không đồng tình với Đại sứ Collins. Lansdale cho rằng ông Diệm có thể đứng vững và quân đội quốc gia kết hợp với lực lượng Cao Đài của tướng Thế, tướng Phương, là có thể đẩy lui quân Bình Xuyên. Trước khi Đại sứ Collins được triệu về Washington báo cáo tình hình, Lansdale cũng xin tổng hành dinh CIA cho tháp tùng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng Washington từ chối. Lansdale chỉ còn cách thuyết phục Đại sứ Collins, nhưng không thể ngăn chặn những hiểu lầm giữa ông Collins và ông Diệm. Kết quả là khi Đại sứ Collins đi Washington và được báo cáo trực tiếp với Tổng thống Eisenhower, ông đã chỉ trích ông Diệm chỉ đưa vào nội các toàn là những “Yes-man”, chỉ biết vâng dạ theo lệnh của ông mà thôi. Tòa Bạch Ốc chấp thuận bàn bạc với Pháp và Bảo Đại để thay thế ông Diệm. Ngày 28.4.1955, Đại sứ Collins đang trên đường trở về Sài Gòn thì Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện chỉ thị việc chuẩn bị thay thế ông Ngô Đình Diệm.
Nhưng lúc đó, bộ phận của Lansdale vẫn tìm cách thuyết phục Kidder là người thay mặt cho Collins ở Sài Gòn, để được báo cáo về tổng hành dinh quan điểm của từng người về khả năng chiến thắng lực lượng Bình Xuyên của phe ông Diệm. Kidder từ chối, viện dẫn là Collins đã biết tất cả. Lansdale bèn quay qua hợp tác với nhánh CIA của Harwood và gửi một công điện “chung” về “ý kiến cần xem xét lại” của CIA Sài Gòn rằng không nên thay thế ông Diệm. Cơ may của nhà Ngô vẫn còn, khi quân đội quốc gia phối hợp với lực lượng Cao Đài đã đánh bật phe Bình Xuyên ra khỏi hang ổ ở Chợ Lớn, chỉ còn vài điểm nhỏ đang bị bao vây. Tình hình được báo cáo ngày càng lạc quan về Washington và đến ngày 30.4, quân của ông Diệm làm chủ được tình hình. Khi Đại sứ Collins chưa về tới Sài Gòn thì ở đó đã nhận được lệnh từ Washington hủy bỏ công điện ngày 28.4 về việc thay thế ông Diệm. (Còn tiếp)
Người "kiến lập vua" phải ra đi

30/10/2009 22:45


http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture200901/T19a35954944.jpg

Cố vấn Ngô Đình Nhu (phải) ngày càng trở nên khó ưa đối với người Mỹ - Ảnh: USFG

Nếu không có sự hỗ trợ của CIA thông qua 2 trưởng chi nhánh Harwood và Lansdale, nhất là Lansdale, thì anh em ông Diệm không thể trụ lại quá 6 tháng đầu.
Sau khi đã khá ổn, ngày 23.10.1955, chính quyền Sài Gòn tổ chức trưng cầu dân ý, với kết quả ông Diệm nhận được đến 98% số phiếu ủng hộ, Bảo Đại bị truất phế. Ba ngày sau, ông Diệm tuyên bố trở thành tổng thống.
Hết thời
Đại tá Lansdale nổi tiếng là người “kiến lập vua” (Kingmaker) nhờ vai trò của ông trong việc “phò tá” cho ông Magsaysay lên làm Tổng thống Philippines. Vào đầu thập niên 1950, Lansdale được giao nhiệm vụ qua Philippines giúp chính phủ của Tổng thống Elpidio Quirino chống lại lực lượng du kích Hukbalahap. Sau đó, Lansdale kết thân với Bộ trưởng Quốc phòng Ramon Magsaysay, rồi giúp ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines cuối năm 1953. Việc này đã được đích thân Tổng thống Mỹ Eisenhower khen ngợi. Khi được điều qua Việt Nam, Lansdale rất tự tin với những kinh nghiệm từng có ở Philippines, để giúp Washington nắm quyền kiểm soát chính quyền ở miền Nam Việt Nam.
Tại miền Nam, ảnh hưởng của Lansdale là nhờ vào mối quan hệ với tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Đến khi tướng Thế chết vào cuối tháng 4.1955 thì ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần. Mặc dù được nhiều đồng nghiệp nể trọng, nhưng Lansdale chưa bao giờ dám tuyên bố là mình đã gây được ảnh hưởng quan trọng đối với ông Diệm. Thậm chí, có lần Lansdale đã nói với Trưởng nhánh CIA Sài Gòn Harwood rằng có lẽ ông Diệm chỉ chấp nhận có 10% những lời cố vấn của ông mà thôi.

Khi Harwood mãn nhiệm vào tháng 4.1956 thì đại tá Lansdale cũng tìm cách thoái lui. Ông viết thư cho tướng Hobbles nhờ giúp đỡ để đưa ông trở lại Manila phục vụ. Tướng Hobbles can thiệp với Ngoại trưởng Mỹ Dulles, rồi được Tổng thống Eisenhower đồng ý cho Lansdale trở lại Philippines. Nhưng đại tá Lansdale đã hết thời, vì người mà ông từng tự hào “đưa lên làm vua”, Tổng thống Magsaysay, tỏ ra không mấy quan tâm đến việc Lansdale trở lại phục vụ ở Manila. Cuối cùng, tháng 12.1956, Lansdale trở về Mỹ làm việc cho Bộ Quốc phòng. Bộ phận SMM ở Sài Gòn bị giải thể và 2 nhánh CIA ở đó được nhập lại làm một, do Nicholas Natsios làm trưởng nhánh, và Douglas Blaufarb phụ tá với nhiệm vụ liên lạc với anh em họ Ngô.
Ông Nhu trong mắt CIA
Có thể nói, vị trí cố vấn tổng thống, tuy là thế lực tột cùng, nhưng là chức vụ không chính thức trong thành phần chính quyền. Bộ phận CIA ở Sài Gòn đóng vai trò là “kênh” liên lạc giữa ông Nhu và Chính phủ Mỹ, nên đã tổ chức chuyến đi Washington cho vợ chồng ông Nhu trong tháng 3.1957. Mặc dù ông Nhu không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền của ông Diệm, nhưng do vai trò quan trọng của ông, Tổng hành dinh CIA đã dàn xếp để không những ông Nhu được hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, mà cả Tổng thống Eisenhower cũng dành cho ông một cuộc tiếp kiến tại tòa Bạch Ốc. Ông Ngô Đình Nhu còn làm việc với Giám đốc CIA Allen Dulles và gặp gỡ nhiều thượng nghị sĩ có thế lực khác trên chính trường. Có thể nói vào thời điểm đó, chưa có một nhân vật ngoại quốc nào không giữ cương vị cao cấp trong chính quyền mà lại được Washington “trọng vọng” như thế. Chính nhờ CIA dàn xếp mà hình ảnh của ông bà Ngô Đình Nhu tràn lan trên các hệ thống truyền thông Mỹ và thế giới, đến nỗi ở quê nhà, bào đệ của ông là “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn phải ganh tức.
Trong chuyến đi Mỹ, ông Nhu tạo được ấn tượng cá nhân rất tốt và tỏ ra rất tự tin. Chỉ có điều duy nhất là CIA than phiền về sự “quá đà” của bà Nhu. Chẳng là bà cố vấn đã khai thác triệt để nhan sắc, tính hoạt bát và trình độ Anh ngữ của mình để lôi cuốn sự chú ý của quan khách trong tiệc chiêu đãi của Giám đốc CIA tại CLB Alibi ở Washington.
Trước khi ông Nhu ra về, mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi Washington của ông Diệm. Đại tá Lansdale lúc đó đã chuyển qua phục vụ tại Bộ Quốc phòng. Ông báo cho CIA Sài Gòn biết ông Diệm sẽ được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Trong chuyến đi Mỹ thượng tuần tháng 5.1957 đó, ông Diệm đã gặp Giám đốc CIA Allen Dulles tại tòa nhà Blair House đối diện Nhà Trắng. Trong các đề tài thảo luận, có vấn đề CIA muốn đẩy mạnh việc tái tổ chức hệ thống tình báo của Nam Việt Nam. Nhưng ông Diệm, tuy bề ngoài thì đồng ý trên nguyên tắc, nhưng bên trong lại tỏ vẻ “không muốn đặt trách nhiệm quá nhiều trong tay của một người”, vì thế tiến triển không mấy khả quan. Do đó, đảng Cần Lao của ông Nhu vẫn nắm gần hết mọi quyền bính. Công cụ tình báo chính của ông Diệm vẫn là Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (SEPES).
Không mấy hài lòng về tiến trình dân chủ của chính quyền ông Diệm, nhưng nhìn chung, Washington công nhận là ông Diệm đã thành công bước đầu. Tuy nhiên, những rạn nứt trong nội bộ gia đình họ Ngô, việc triệt hạ đối thủ chính trị, và nhất là sự thao túng của ông Nhu đã dần làm mất hậu thuẫn từ phía Washington. Theo lời ông Trần Quốc Bửu, thì vào cuối thập niên 1950, hầu như tất cả những quyết định chính sách cốt lõi đều từ ông Nhu. Ông Bửu nói, nếu như ông trình một đề nghị lên tổng thống, thì ông Diệm nói là ông cần thời gian để cân nhắc. Nhưng cũng với đề nghị đó, nếu trình lên cố vấn Ngô Đình Nhu thì sẽ có câu trả lời tức khắc, rồi chỉ vài ngày sau là có chỉ thị thi hành từ tổng thống phủ. Chính những báo cáo của ông Bửu khiến cho Tổng hành dinh CIA bận tâm lý giải về phân nhiệm trong chính quyền của ông Diệm. CIA cũng đã ước tính đến khả năng ông Nhu thay thế ông Diệm. Nhưng chứng cứ dần dà cho thấy, mối quan hệ giữa ông Nhu và các quan chức Mỹ, kể cả những viên chức CIA ngày càng căng thẳng.
Sự ghét bỏ ông Nhu càng tỏ ra rõ ràng hơn khi Blaufarb phát hiện ra rằng, tài xế người Việt mà bác sĩ Trần Kim Tuyến, chỉ huy lực lượng mật vụ của đảng Cần Lao tiến cử cho ông, không phải là người bị điếc như lời của ông Tuyến. Trái lại, đó là một người rất thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Kể từ đó, ông Nhu trở nên ít tiếp cận được hơn, và chi nhánh CIA Sài Gòn cho rằng, có lẽ là do thiên kiến chống phương Tây của ông cố vấn.



 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học