Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Home Phát triển năng lực tự học Kho bài viết Kho bài viết ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI PDF. In Email
Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 13:52

Chủ trương dạy học tích hợp trong chương trình GDPT mới có một số điểm khác so với chương trình hiện hành như: Tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; Yêu cầu tích hợp được hiện trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục. Dưới đây là một số nét lớn thực hiện xây dựng chương trình và thực hiện dạy học tích hợp một cách linh hoạt theo cả hai hình thức và hai mức độ:

Ở cấp Tiểu học: Cố gắng thực hiện tích hợp ở mức độ cao, xây dựng một số môn học tích hợp mới trên cơ sở phát triển các môn học tích hợp đã có như: Cuộc sống quanh ta (được phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 trong chương trình hiện hành), Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên (được phát triển từ các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành).

Ở cấp THCS: Thực hiện tích hợp ở mức độ thấp, xây dựng hai môn tích hợp mới là: 1/ Khoa học tự nhiên (được hình thành chủ yếu từ các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện này); 2/ Lịch sử và Địa lí (được hình thành chủ yếu từ các môn Lịch sử, Địa lí trong chương trình hiện hành).

Ở cấp THPT: Xây dựng 2 môn học tích hợp mới với mức độ thấp, gồm: 1/ Khoa học tự nhiên là môn tự chọn nhằm hình thành tri thức khái quát của giới tự nhiên (dành cho học sinh định hướng khoa học xã hội, không học các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nâng cao); Lịch sử và Địa lí là môn học tự chọn nhằm hình thành những tri thức khái quát nhất về xã hội (dành cho học sinh định hướng khoa học tự nhiên, không học các môn Lịch sử, Địa lí nâng cao).

Ngoài ra, tất cả các môn học đều phải thực hiện tích hợp GD các vấn đề thời sự mang tính quốc gia và toàn cầu phù hợp các đặc trưng của mỗi môn học. Cùng với việc thay đổi chương trình qua các môn học/ chủ đề tích hợp, chương trình GDPT mới cũng nhấn mạnh yêu cầu cần thấy mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các môn học trong và ngoài lĩnh vực. Theo tinh thần này, yêu cầu giáo dục của một lĩnh vực sẽ được xuất hiện bởi rất nhiều môn học và hoạt động trảu nghiệm sáng tạo.

Nội dung và yêu cầu GD lịch sử không chỉ mình môn Lịch sử gánh vác mà còn có các môn khác như Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật, GD lối sống, GD công dân…cùng chia sẻ. Ở môn Ngữ văn, khi dạy Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi hay bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, không chỉ là dạy một áng văn nghị luận mẫu mực mà còn cho học sinh thấy những văn kiện lịch sử vô giá. Thông qua đó, học sinh hiểu biết và thấm thía về tình cảm và tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Trãi và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; nắm được bối cảnh của một giai đoạn lịch sử hết sức trọng đại, đáng nhớ…Cũng như vậy, tất cả các bài hát đưa vào chương trình môn Âm nhạc đều gắn với một giai đoạn lịch sử, đều góp phần làm sống dậy những sự kiện và các nhân vật lịch sử, đều góp phần giáo dục lịch sử.

Đặc biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện ở cả 3 cấp với các hình thức đa dạng, phong phú, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có điều kiện giáo dục lịch sử bằng các hoạt động thực tế như: tham quan các di tích lịch sử, tổ chức sưu tầm, giới thiệu các tư liệu, con người và hiện vật lịch sử; đi thăm bảo tàng lịch sử, viếng cá nghĩa trang, các gia đình thương binh liệt sĩ, tổ chức dã ngoại về với cội nguồn, các chiến khu cách mạng, các làng nghề truyền thống, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử…Những hình thức giáo dục thực tế này nếu tổ chức tốt còn có tác dụng và hiệu quả hơn nhiều lần những bài học khô cứng, gò bó trong bốn bức tường lớp học.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 


 Lượng Truy Cập