Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Hội thảo - Hội nghị SO SÁNH VIỆC HIỂU CÁC KHÁI NIỆM DẠY ĐỌC VÀ NHỮNG HÀM ẨN CHO VIỆC DẠY ĐỌC Ở LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC
SO SÁNH VIỆC HIỂU CÁC KHÁI NIỆM DẠY ĐỌC VÀ NHỮNG HÀM ẨN CHO VIỆC DẠY ĐỌC Ở LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC PDF. In Email
Thứ tư, 19 Tháng 6 2013 00:27

TS. Hoàng Thị Tuyết

Khoa Giáo dục Tiểu Học- ĐHSP.TPHCM

Tóm tắt

Bài viết cố gắng bao quát các tư liệu liên quan đến dạy học đọc ở bậc tiểu học để tìm hiểu và phát hiện những điểm tương đồng hoặc khác biệt trong cách hiểu các khái niệm cơ bản về dạy đọc giữa các nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ trong nước và quốc tế. Về đại thể đã có một số quan niệm về cơ chế đọc, đọc hiểu trong nước tương đồng với quan niệm của quốc tế. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, có không ít khác biệt trong cách hiểu những khái niệm cơ bản khác. Đó cách hiểu về đọc thành tiếng và đọc thầm, về các thành tố tạo nên năng lực đọc nói chung và khả năng đọc lưu loát, về tính đa diện phức hợp của cơ chế đọc hiểu cũng như đọc lưu loát theo hướng phát triển người học trở thành người đọc độc lập. Những khác biệt được tìm thấy này dẫn tôi đến một số suy nghĩ về việc hợp lý hóa việc dạy và học đọc Tiếng Việt ở tiểu học trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt ở hai lớp đầu cấp nơi mà đọc lưu loát là một kết quả tiêu điểm nhất thiết phải đạt được ở mức thành công.

Từ khoá: Đọc, đọc hiểu, đọc lưu loát, đọc thành tiếng

Comparison of interpreting foundational concepts on teaching reading

at primary levels and its pedagogical implications

Abstract

The article is a review of Vietnamese and international literature to investigate possible similarities and differences in their interpretation of foundational concepts on teaching reading at primary levels. In general, there is the conformity in conceptualization of reading mechanism and reading comprehension. However, in details, differences were found in understanding many other concepts. These involve conceptualization of loud and silent reading, foundational components of reading capacity and reading fluency, the multifaceted and complex nature of reading comprehension and fluency in terms of the pedagogical aim to develop learners to be independent readers. Identifying these conceptual differences leads my suggestive thoughts on rationalization of teaching reading at primary levels from theoretical and practical perspectives, particularly at beginning levels in which reading fluency is emphasized as a focused learning outcome.

Key words: Reading, Reading comprehension, Reading fluency , Loud reading, Silent reading

 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội