Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Những chiến công chưa kể của người thương binh anh hùng
Những chiến công chưa kể của người thương binh anh hùng PDF. In Email
Chủ nhật, 20 Tháng 5 2012 03:25

5:40, 30/07/2011


Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Thương vẫn hạnh phúc dù không còn đôi chân.

Hàng chục năm qua, dư luận báo chí trong và ngoài nước đều biết và ngưỡng mộ tấm gương của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Thương, người từng bị CIA và Mỹ - ngụy cưa cụt chân 6 lần để moi thông tin tình báo. Đoạn đời anh hùng đó đã từng được viết thành sách, dựng thành phim. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà cho đến nay, những chiến công của Nguyễn Văn Thương - giai đoạn trước và sau khi bị cưa chân - mới được phép công bố.

"Ngắt đầu" Ngô Tổng thống

Nhà tình báo anh hùng Nguyễn Văn Thương vẫn cảm thấy rằng thiệt thòi rất lớn của ông là thiếu tình thương của mẹ và sự vắng bóng của cha. Chính vì vậy mà cả cuộc đời mình, ông đều tâm nguyện thực hiện theo những gì cha mẹ đã làm, dù thấy trước cảnh chết chóc, tù đày… của những người làm "quốc sự".

Thương mồ côi mẹ quá sớm nên cha ông dành hết tình thương cho đứa con và gửi Thương vào Trường Đạo đức Học đường (thuộc phạm vi quản lý của Tòa thánh Cao đài Tây Ninh).  Tấm bằng tốt nghiệp loại ưu của trường như một giấy thông hành giá trị". Và chính vì có "giấy thông hành", những nhiệm vụ đầu tiên của Nguyễn Văn Thương như mang tài liệu từ Tây Ninh lên Long Khánh, rải truyền đơn trong đồn điền cao su Xuân Lộc (hiện đều thuộc Đồng Nai)… đều được anh thực hiện rất hoàn hảo.

Cũng trong thời gian công tác ở Long Khánh, Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thương đã làm quen và được một nữ giáo dân tên Xuân cùng vị linh mục khu vực này và được họ quý mến. Sau này, chính vị linh mục và Xuân đã giúp đỡ anh  rất nhiều trong những cơn nguy biến.

Ngày 15/10/1958, một hội chợ triển lãm mang màu sắc chính trị diễn ra tại Biên Hòa. "Tổ công tác phong trào cách mạng của đồn điền cao su Xuân Lộc" gồm Nguyễn Văn Thương, Trịnh Minh Thành, Hai Gáo, Năm Ninh quyết định tham gia hội chợ với "món quà" bất ngờ là rải truyền đơn. Xong nhiệm vụ chính, Thương và đồng chí của mình hòa vào đám đông đang ngắm nghía chiếc xe bọc vải nhung kết hoa sặc sỡ. Nhìn thấy trên xe là hình nộm Tổng thống Ngô Đình Diệm mặc áo gấm đội khăn, Thương sôi máu bàn với Năm Ninh “phải ngắt cổ Ngô tổng thống để hạ uy tín địch và nâng vị thế Cách mạng”.

Tuy việc này chưa được sự cho phép của tổ chức song thấy quá "ngon ăn", tất cả họ đều đồng ý tác chiến. Thương xung phong thực hiện. Xe chuyển bánh, Thương vờ hò hét dọn đường như một lơ xe thứ thiệt và đợi cho tài xế không quan sát phía sau, anh nhảy ngay lên thùng xe. Hàng ngàn cặp mắt đang dõi theo xe diễu hành cứ ngỡ Thương là người bảo vệ hình nộm Ngô tổng thống.

Xe chạy chầm chậm đến quãng vắng, Thương bắt đầu nấp sau lưng hình nộm, kiễng chân cắt dây chằng néo hình nộm và dây điện (dùng điều khiển tay chân hình nộm cử động). Phải hơn 15 phút đứng hành động và có khi đứng im sau lưng hình nộm để tránh bị phát hiện, Thương mới hất được cái đầu Ngô tổng thống làm bằng thạch cao rơi xuống thùng xe. Nhanh nhẹn ôm cái đầu hình nộm, Thương chọn quãng đường vắng nhảy xuống đất, lăn mấy vòng dạt vào bụi cỏ ven đường rồi đập nát bét cái gương mặt đúc thạch cao của Ngô Đình Diệm.

Sau này, lý giải cho hành động trên, ông bảo: "Nếu để nguyên cái đầu trên xe, địch sẽ gắn lại. Nếu quẳng xuống đất, xe sau sẽ nhặt được. Cho nên tôi quyết đập nát cái đầu hình nộm dù rằng do ôm cái đầu thạch cao của họ Ngô nhảy xe, tôi bị trẹo gân chân, đi cà nhắc". Cả tổ công tác theo dõi chiếc xe chở bức tượng cụt đầu vào khu vực dân cư, nơi có hàng ngàn giáo dân chứng kiến hình ảnh quái dị của Ngô tổng thống. Có người bàn tán là Việt Cộng làm, có người la làng đùn nhau đi chặn xe lại báo cáo tình hình (nhưng rút cục chẳng ai dám vì sợ bị nghi ngờ), người thì quỳ lạy hay làm dấu thánh… Trong khi đó cả tổ công tác của Thương rút lui êm đẹp.

Cũng trong giai đoạn này, một chiến công thầm lặng khác của Nguyễn Văn Thương ít được biết đến là tử hình tên ác ôn tên Thạnh, một kẻ lấy giết chóc làm vui và dùng chính máu của những nạn nhân mà hắn cho là Việt Cộng để pha rượu… uống! Tên Thạnh lúc nào cũng lận súng trong người và thường phóng xe rất nhanh. Một buổi trưa, Thương phục kích Thạnh trên đường hắn trở về nhà. Khi đầu ruồi súng của anh đã xê dịch trên thân thể của Thạnh thì bỗng dưng tên này chạy chậm lại và thế là nhiều thường dân khác cũng nằm trong tầm ngắm của ruồi súng. Thương nghiến răng bỏ qua cơ hội.

 

Nguyễn Văn Thương trong vỏ bọc Đại úy Ngọc tại Sài Gòn năm 1968.

Sau đó mấy ngày, lúc quyết định chặn đường bắn thẳng vào mặt tên ác ôn, Thương kiểm tra lại vũ khí lần chót thì tá hỏa phát hiện ra đạn đã rỉ sét. Lại phải rút, nghề điệp báo không sợ hy sinh nhưng cũng không thể hy sinh vô ích.

Rồi thời cơ cũng đến. Một đêm tối trời, Thương trèo tường đột nhập nhà Thạnh rồi nép mình trong góc tối, thực hiện án tử hình tên ác ôn bằng… rựa. Anh làm nhanh đến mức tên Thạnh không kịp kêu. Xong, Thương đặt bản án trên bàn, mở tủ lấy khẩu súng của tên Thạnh rồi rút lui. Phía ngoài kia, đồng đội của Thương cũng rải xong mớ truyền đơn cảnh cáo.

Sau trận đánh này, Thương được kết nạp vào Đoàn. Tổ chức đã đưa anh trở về quê hương Tây Ninh với một vỏ bọc mới, có sự bảo lãnh của một vị linh mục ở Xuân Lộc cùng tấm bằng do Tòa thánh Tây Ninh cấp khi xưa. Về đến ngôi nhà cũ, Thương treo ngay lá cờ ba sọc trước cửa, hình Ngô Đình Diệm trong nhà và các khẩu hiệu "Diệt Cộng tố Cộng" rồi lập cơ sở bán bánh mì. Nhiều bà con thân phía mình nhìn anh bằng cặp mắt dè chừng thiếu thiện cảm. Anh bảo: "Nghĩ lại thấy mình vẫn còn may, dù bị cưa cụt cả 2 chân, nhưng vẫn còn sống để minh oan cho chính mình".

"Đại úy Tổng nha cảnh sát" và cuộc giải cứu hy hữu

Sang năm 1960, Nguyễn Văn Thương được điều chuyển sang lực lượng công an vũ trang. Ngày 10/2/1961, Thương được ông Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đưa vào Phòng Tình báo phía Nam, thủ trưởng là ông Mười Nho, biệt hiệu đơn vị là D110. Thương nằm trong mũi tình báo giao thông (không gọi là giao liên đưa tin như các đơn vị quân đội khác), chịu trách nhiệm chuyển thông tin  lấy được từ nội thành ra chiến khu và ngược lại.

Một lần, cấp trên giao nhiệm vụ cho Thương phải đo chính xác cự ly từ ấp chiến lược Bình Giã đến Hương lộ 15. Đoạn đường này vốn là vị trí trọng yếu cốt tử nên bảo an, dân vệ và nhiều sắc lính mật khác canh gác rất nghiêm mật. Hôm ấy từ hướng Long Khánh đi lên, Thương đã bị ngay một tên mật thám bám đuôi. Nhớ tới mối quan hệ với vị linh mục năm nào, Thương bình tĩnh di chuyển đến nhà thờ và quẹo vào, chắp tay xin làm lễ theo đúng kiểu của một con chiên ngoan đạo. Do đã biết về Thương một phần và ngầm hiểu sự nguy hiểm đang kề cận, vị linh mục vội vẫy tay cho anh lại quỳ gần hơn và làm lễ ban  phép.

Khi đã qua giai đoạn kịch tính, biết Thương cần đến Bình Giã "có việc riêng", vị linh mục lấy xe hơi chở Thương cùng với một nữ tu chạy từ từ qua tất cả các chốt gác. Nhờ vậy mà Nguyễn Văn Thương đo được khoảng cách từ ấp đến hương lộ. Sau này kể lại, Nguyễn Văn Thương nói: “Lúc ấy có thể linh mục chỉ biết lờ mờ tôi là người cách mạng, chứ không rõ nhiệm vụ của tôi là làm gì, vậy mà ông vẫn nhiệt tình giúp đỡ”.

Trong thời gian  làm giao thông tình báo, Nguyễn Văn Thương được cấp trên chuẩn bị cho một số giấy tờ, căn  cước giả, ẩn mình dưới vỏ bọc "Đại úy Ngọc, đặc phái viên của CIA". Lúc đó trong ví của Thương toàn giữ hình tổng thống, cờ ba sọc, hình khỏa thân và giấy tờ giả. Phía ta có một người làm giấy giả siêu tinh vi là anh Tám Chứa (hiện ở Tân Bình). Sau giải phóng gặp lại, ông Tám Chứa vẫn còn trêu Thương: "Nhờ chữ ký (giả) của tôi trên giấy tờ mà cậu mới tự do tung hoành. Giờ có huân chương, huy chương gì phải chia đôi".

 

Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Thương cùng vợ con.

Tuy nhiên, giấy tờ, căn cước giả Nguyễn Văn Thương chỉ thủ sẵn trong người để phòng hờ, cố giữ gìn để hầu như không phải sử dụng đến. Với vỏ bọc này mà suốt nhiều năm liền ở các mũi, Nguyễn Văn Thương hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ chuyển được rất nhiều tin tình báo, trong đó có cả thông tin do các nhà tình báo xuất sắc Ba Quốc (Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức) từ Tổng nha Cảnh sát ngụy, của ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ từ Phủ Tổng thống, của ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn) từ nội thành… về chiến khu.

Một lần, Thương cứu sống kịp thời cho một người đàn bà cụt tay gần chết do mất máu vì trúng đạn càn của giặc. Bà mẹ này tên Nguyễn Thị Huệ, có một người con là Nguyễn Mạnh Hùng, trung úy cảnh sát ngụy. Hai mẹ con họ xúc động nhận Thương làm con nuôi và anh trai kết nghĩa. Hơn thế nữa, người con tên Hùng đã quyết định làm việc cho cách mạng trong vỏ bọc có sẵn. Hai mẹ con tự lấy bí danh cho mình, mẹ là Giác, con là Ngộ.  Sau giải phóng, anh Ngộ trở thành thượng úy Công an nhân dân của ta.

Một hôm, từ giấy tờ, tài liệu do trung uý Nguyễn Mạnh Hùng lo, Thương đã nhập vai "đại úy Đức"  đi thanh tra các trạm từ Tây Ninh về Sài Gòn.  Các đồng chí của anh thì trở thành lái xe, tùy tùng trong các bộ quân phục và giấy tờ hợp pháp. Riêng trung úy Nguyễn Mạnh Hùng vẫn giữ nguyên vỏ bọc sẵn có.  Nhiệm vụ của "đại úy Đức" là phải "bảo kê" xe chở vũ khí của ta qua được 12 trạm gác của địch. Xe Jeep vừa dừng lại, barie đã được mở ra, mấy tên lính gác đứng nghiêm chào "đại úy Đức" đang ngồi dạng chân ngậm thuốc, đeo kính râm vẻ phớt đời. Tên trạm trưởng chạy ra khúm núm: "Chúng tôi đã nhận được công văn từ Ty Cảnh sát Tây Ninh báo rằng đại úy sẽ đi thanh tra các trạm. Mời đại úy vào uống cà phê".

"Đại úy Đức" cùng trung úy Hùng bước vào trong. Trên bàn đã thấy sẵn mấy phin cà phê, dĩa bánh bao nóng hổi cùng chai rượu. "Đại úy Đức" kẻ cả: "Đang ăn sáng hả, giờ nầy phải làm việc chứ?". Nghe vậy, tên trạm trưởng rối rít: "Dạ nghe tin đại úy đi thanh tra, tụi em chuẩn bị để mời đại úy đó chứ". "Đại úy Đức" xoa dịu: "Thôi, cứ hưởng trước đã. À, anh bảo mấy thằng lính khi gặp 2 xe chở bành mủ cao su từ Tây Ninh lên thì báo tôi biết vì anh bạn chủ hàng là bạn tôi".

Muốn lấy lòng cấp trên, tên trạm trưởng xun xoe: "Đại úy cứ yên tâm, ở đây không gì qua mắt được bọn em hết. Tụi bây ra ngoài hễ thấy 2 xe chở mủ cao su thì kính mời mấy thầy xuống trạm uống cà phê chơi". Trong thâm tâm, có lẽ hắn nghĩ tay "đại úy Đức" nầy cũng "cá mè một lứa" như hắn, lợi dụng ngày cuối năm để buôn hàng kiếm thêm…

Trong khi đó ở phía ngoài, trung úy Nguyễn Mạnh Hùng cùng mấy tay cảnh sát viên đường hoàng khoát tay cho 2 xe "chở mủ cao su" qua trót lọt. Bằng cách ngoạn mục như trên, 2 xe chở đầy vũ khí đã được "đại úy Đức" và trung úy Ngộ đưa qua trót lọt 12 trạm gác, về đến nội thành một cách an toàn kịp thời phục vụ cho chiến dịch lớn.

Dương Minh Anh

http://antg.cand.com.vn

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học