Phổ biến giáo dục pháp luật
  

Breadcrumb cho trang

Trang chủ
Luật An ninh quốc gia

I. Sự cần thiết phải xây dùng Luật An ninh quốc gia

Xây dùng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ xây dùng đất nước đòi hỏi phải luôn kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dùng đất nước luôn gắn với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Là một lĩnh vực rộng lớn trong toàn bộ công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, quan hệ tới các lợi ích sống của quốc gia và của dân tộc, tới các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quốc, toàn dân, các ngành, các cấp và của toàn xã hội, cần được tổ chức, phối kết hợp thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội chủ nghĩa. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia có nơi, có lúc không được quán triệt một cách đầy đủ hoặc không được tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất nên đó dẫn đến tình trạng chia cắt, chồng chéo... làm hạn chế nhiều đến hiệu quả công tácbảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, do yêu cầu xây dùng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới của đất nước và thực tiễn công cuộc xây dùng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay đó đặt ra những vấn đề mới về an ninh quốc gia; song, các quy định của pháp luật hiện hành còn phân tán, chưa đầy đủ hoặc không còn phù hợp, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, đó là Luật An ninh quốc gia, nhằm xác định rõ các nguyên tắc, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của các ngành, các cấp và của mọi công dân trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết số 19/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội (khóa X) kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dùng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó ra Nghị quyết số 76/1999/NQ-UBTVQH10 phân công Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Căn cứ vào các Nghị quyết nêu trên, ngày 03/6/1999, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia, gồm đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp để tổ chức và tiến hành xây dùng đạo luật quan trọng này. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI (tháng 4/2004), trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban quốc phòng và an ninh, các đại biểu Quốc hội đó thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh quốc gia. Tháng 8/2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên  trách về các dự án luật, trong đó có dự án Luật An ninh quốc gia. Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với những nội dung của dự thảo Luật; tán thành về sự cần thiết và đề nghị ban hành Luật này vào thời điểm hiện nay là thích hợp. Ngày 3/12/2004, Luật An ninh quốc gia đó được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua.

II. Các Quan điểm chỉ đạo đó được quán triệt trong Luật

Mục đích xây dùng Luật An ninh quốc gia là tạo ra công cụ pháp lý có hiệu lực để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào việc bảo vệ an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo đó được quán triệt trong Luật An ninh quốc gia là:

1. Thể chế của những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia; phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại của đất nước.

2. Xác định những nguyên tắc pháp lý; quy định rõ, cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ đối với cơ quan chuyên  trách bảo vệ an ninh quốc gia mà còn đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân.

3. Kế thừa được những kinh nghiệm quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia từ ngày thành lập nước đến nay; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật của quốc tế trong lĩnh vực này

Xem toàn văn tại đây

 
Đề cương giới thiệu Luật Biển Việt Nam

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIỂN VIỆT NAM

1. Căn cứ xây dựng Luật biển Việt Nam

Luật biển Việt Nam được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982; Nghị quyết Đại hội lần thứ X, Đại hội lần thứ XI của Đảng; các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Nhà nước về phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 30-5-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Các Tuyên bố của Chính phủ về chế độ và phạm vi các vùng biển Việt Nam bao gồm: Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; và các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành về biển.

- Tổng kết kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo và quá trình đổi mới việc quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trong thời gian qua.

- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, các điều ước song phương về phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Hiệp định năm 1997 về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan, Hiệp định năm 2000 phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định năm 2003 phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia.

- Tham khảo kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển và luật pháp về biển của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Úc, Ca-na-đa, Ấn Độ…

2. Sự cần thiết ban hành Luật biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.200 km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Năm 1994, nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982, chúng ta đã khẳng định sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của công ước và từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật của ta để phù hợp với các quy định của Công ước. Điều đó có nghĩa nước ta có quyền hưởng và thực hiện các quyền hợp pháp của một quốc gia ven biển đồng thời chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo các quy định của Công ước. Trên thực tế, các nước ven biển đều có các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… Trong khi đó Việt Nam mới chỉ có một số văn bản pháp luật đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có liên quan đến biển. Mặt khác, để vận dụng hiệu quả những nguyên tắc, quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, chúng ta cần xây dựng một bộ luật tổng quát về biển. Mục đích của việc xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, tạo cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển Việt Nam và quy chế pháp lý của các vùng biển đó; góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của Việt Nam.

Việc ban hành Luật biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Luật biển Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về cả đối nội và đối ngoại. Việc Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của đất nước. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam. Sau khi ban hành Luật biển Việt Nam, chúng ta đã đạt kết quả là làm cho các quy định pháp luật quốc gia hài hoà với các quy định của luật biển quốc tế, cụ thể là Công ước Luật Biển năm 1982. Việc này cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hoà bình đã chuyển một thông điệp: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982, thể hiện quyết tâm của nhà nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Xem toàn văn tại đây

 
90 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật dành cho học sinh Trung học cơ sở

Chủ đề 1. Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình (20 câu)
Gồm các nội dung: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em (Việt Nam); Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Chủ đề 2. Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên  (16 câu)
Gồm các nội dung: Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS; Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Chủ đề 3. Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục và kinh tế  (15 câu)
Gồm các nội dung: Quyền và nghĩa vụ học tập; Bảo vệ di sản văn hoá; Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng; Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Chủ đề 4. Các quyền tự do cơ bản của công dân  (20 câu)
Gồm các nội dung: Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín; Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; Quyền tự do ngôn luận.

Chủ đề 5. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý nhà nước  (20 câu)
Gồm các nội dung: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bộ máy nhà nước cấp cơ sở; Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân; Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tải file đính kèm.

 
«Bắt đầuLùi123456Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 6